Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp lấy lời khai của đương sự, người làm chứng của Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

1.5. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

1.5.2. Thu thập chứng cứ thông qua biện pháp lấy lời khai của đương sự, người làm chứng của Tòa án cấp phúc thẩm

Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập chứng cứ. Trước đây, khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định Toà án có vai trò chủ động, tích cực trong điều tra, thì việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng là biện pháp mà Toà án thường xuyên phải sử dụng và hầu hết các vụ án dân sự khi Toà án tiến hành giải quyết, Toà án thường chủ động lấy lời khai của đương sự. Tuy nhiên, theo quy định mới của BLTTDS sửa đổi thì: “Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự.

Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai

40 Theo Điều 94 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án”

(Khoản 1 Điều 86 BLTTDS sửa đổi).

Thực tế, trước đây khi chưa có BLTTDS 2004 thì Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án có hướng dẫn cho đương sự thực hiện việc tự khai hoặc đương sự trình bày qua đơn. BLTTDS 2004 và BLTTDS sửa đổi quy định rõ “Đương sự phải viết bản khai ký tên của mình”. Quy định này có ý nghĩa thực tiễn, bảo đảm cung cấp chứng cứ một cách chính xác, khách quan mà không bị bất cứ một sự ép buộc nào, và giảm bớt một phần công việc cho Toà án. Tuy nhiên, để bản tự khai ngắn gọn, có chất lượng thì Thẩm phán cần giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến yêu cầu của đương sự và quan hệ pháp luật phải giải quyết, đồng thời hướng dẫn đương sự nên khai tập trung vào những vấn đề mấu chốt, có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ việc dân sự. Việc viết bản tự khai có thể do đương sự tự viết tay hoặc đánh máy, nếu đánh máy hoặc người khác viết hộ thì phải yêu cầu đương sự ký vào tất cả các trang, các đoạn nào tẩy, xoá thì yêu cầu đương sự phải ghi chú, nói rõ là việc tẩy xoá do chính đương sự làm.

Theo quy định tại Điều 86 BLTTDS sửa đổi thì Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai trong các trường hợp đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc đương sự không thể viết được bản tự khai. Khi tiến hành lấy lời khai của đương sự Thẩm phán cần tập trung làm rõ những vấn đề làm đương sự chưa khai hoặc khai chưa rõ ràng, đầy đủ; những mâu thuẫn chính trong bản khai của đương sự hoặc của đương sự này với đương sự khác, giữa bản khai của đương sự với lời khai của nhân chứng hoặc các tài liệu, chứng cứ có liên quan trong hồ sơ.

Trước đây, do Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 chỉ quy định chung là Toà án tiến hành các biện pháp điều tra, nên nhiều Toà án coi việc giao cho Thư ký làm nhiệm vụ lấy lời khai trong các vụ án dân sự. Nay Khoản 1 Điều 86 BLTTDS sửa đổi quy định rõ Thẩm phán phải thực hiện việc lấy lời khai chứ không phải Thư ký Toà án. Thẩm phán tự mình ghi biên bản lấy lời khai hoặc Thư ký Toà án giúp Thẩm phán ghi lời khai của đương sự vào biên bản.

Thông thường, Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tịa trụ sở Toà án, “trong trường hợp cần thiết” mới lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án (Khoản 1 Điều 86 BLTTDS sửa đổi)41. BLTTDS không quy định rõ như thế nào là trường hợp cần thiết nhưng trên thực tiễn thì đó là đương sự mới sinh con, ốm đau, bệnh tật nặng, già yếu, đang bị giam giữ, đương sự ở vùng xa xôi hẻo lánh, vùng rừng núi điều kiện khó khăn hoặc gặp những trở ngại khách quan như lũ lụt, thiên tai.

Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì

41 Theo Khoản 1 Điều 86 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 86 BLTTDS sửa đổi thì biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai42.

Theo quy định tại Điều 87 BLTTDS sửa đổi thì việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được Tòa án tiến hành theo yêu cầu của đương sự hoặc do Tòa án chủ động tiến hành khi xét thấy cần thiết để làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. Về cách thức, thủ tục lấy lời khai người làm chứng cũng thực hiện như việc lấy lời khai của đương sự. Tuy nhiên, để đảm bảo tính xác thực của việc lấy lời khai Khoản 3 Điều 86 BLTTDS sửa đổi quy định việc lấy lời khai của đương sự là người không có năng lực hành vi dân sự, người dưới mười lăm tuổi phải có mặt của người đại diện hợp pháp của họ. Khoản 3 Điều 86 BLTTDS sửa đổi quy định “Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành dưới sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó”43. Việc lấy lời khai người làm chứng còn có một số điểm khác biệt so với việc lấy lời khai của đương sự như sau:

Thẩm phán phải làm rõ mối quan hệ giữa người làm chứng với đương sự để có cơ sở nhận xét, đánh giá đúng tính khách quan trong lời khai của người làm chứng.

Khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải giải thích cho người làm chứng biết trách nhiệm của họ trong trường hợp họ khai báo không đúng sự thật. Người làm chứng phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên44. Người làm chứng phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do những lời khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác45.

Đối với vụ án có nhiều người làm chứng thì Tòa án chỉ lấy lời khai của những người làm chứng cần thiết đối với việc giải quyết vụ việc dân sự.

Khi lấy lời khai của người làm chứng, Thẩm phán phải tiến hành lấy lời khai riêng của từng người làm chứng, không để cho họ có thể tiếp xúc với nhau hoặc với

42 Theo Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

43 Theo Khoản 3 Điều 87 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

44 Khoản 9 Điều 66 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011).

45 Khoản 7 Điều 66 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011).

đương sự trong thời gian họ khai báo46. Khi đặt những câu hỏi cho người làm chứng trả lời, Thẩm phán không được đặt các câu hỏi có tính chất gợi ý hay áp đặt.

Người làm chứng được từ chối khai báo trong những trường hợp lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với họ47. Người làm chứng có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng, được khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng48.

Việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được áp dụng phổ biến nhất trg quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, giúp Tòa án có được chứng cứ sinh động, thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi hoạt động này chưa mang lại hiệu quả chứng minh như mong muốn. Nguyên nhân là do tính tin cậy của chứng cứ thu được thông qua hoạt động lấy lời khai không được đảm bảo. Người được lấy lời khai có thể cung cấp cho Tòa án thông tin chính xác, trung thực, nhưng cũng có thể thông tin đó không chính xác, sai sự thực, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá chứng cứ để xác định sự thực khách quan của vụ việc dân sự. Tuy nhiên, việc nghiên cứu BLTTDS sửa đổi lại không hề có một quy định nào về hậu quả áp dụng với người được lấy lời khai nhưng không đúng sự thật.

Một phần của tài liệu Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)