Kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 64 - 67)

2.2. Thời điểm giao kết hợp đồng khi bên được đề nghị trả lời bằng sự “im lặng”

2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện

Như đã phân tích tại chương 1, bản chất của hợp đồng là sự gặp gỡ ý chí giữa các bên tham gia giao kết, dựa trên sự đồng thuận, thống nhất ý chí với nhau, cùng nhau tạo lập hợp đồng, và theo quy định của khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 hợp đồng chỉ có thể được giao kết nếu bên đề nghị “nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng”.

Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 công nhận im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng khi thỏa mãn điều kiện là các bên có thỏa thuận trước, và các bên có xác định thời hạn trả lời nhưng hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nên việc công nhận im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận là cần thiết.

Ngoài ra trong trường hợp pháp luật có quy định một bên có nghĩa vụ phải phát biểu ý chí về việc từ chối giao dịch, nhưng người có nghĩa vụ lại không hành động như vậy thì được suy đoán là đồng ý. Ví dụ như khi người đại diện xác lập giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, nhưng người được đại diện “biết mà không phản đối..” thì phần giao dịch được xác lập vượt quá phạm vi đại diện đó vẫn có hiệu lực đối với người được đại diện.46

Như vậy, im lặng tự nó không phải là sự trả lời chấp nhận. Nhưng cũng có thể do các bên thỏa thuận trước, do pháp luật quy định, hoặc do thói quen giữa các bên đã được xác lập với nhau, thì im lặng cũng được xem như trả lời chấp nhận, khi

46 Xem thêm khoản 1 Điều 146 BLDS 2005.

đã thỏa mãn các điều kiện: các bên có thỏa thuận ấn định thời hạn trả lời; hết thời hạn ấn định mà bên được đề nghị đã không trả lời, và cũng không hành động gì thì hợp đồng được giao kết tại thời điểm đó.

Theo quan điểm tác giả, để giải quyết vấn đề trong thực tiễn giao kết hợp đồng mà có những trường hợp cần coi sự im lặng của bên được đề nghị là chấp nhận giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc, sự chấp nhận giao kết hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, nhưng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận nếu bên được đề nghị im lặng thì được coi là đồng ý giao kết hợp đồng hoặc theo thói quen mà các bên đã coi sự im lặng là đồng ý thì cần thừa nhận hình thức chấp nhận giao kết này.

Đối với vấn đề giao dịch liên quan đến tài sản chung hay di sản mà một số người không trực tiếp tham gia dù biết, những lý do để công nhận hợp đồng khi một bên “im lặng” trong quá trình giao kết đã được Tòa án nhân dân tối cao lưu ý.47 Cụ thể như sau:

“Trên thực tế có nhiều trường hợp người quản lý tài sản chung (một trong các đồng chủ sở hữu) chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung nhưng không có đủ các đồng chủ sở hữu tham gia ký kết văn bản chuyển nhượng hoặc sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu khác. Tuy nhiên, có căn cứ xác định là những chủ sở hữu chung này đồng ý việc chuyển nhượng đó, sau này do giá trị tài sản tăng lên vì một lý do nào đó, những chủ sở hữu chung này và cả người trực tiếp giao kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản, đã lợi dụng việc khi chuyển nhượng tài sản không được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu chung khác để tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp này, Tòa dân sự cho rằng cần phải xác định đã có sự thống nhất ý chí của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nên hợp đồng không vô hiệu do vi phạm về điều kiện về ý chí của các đồng chủ sở hữu”.48 Đồng thời, Tòa dân sự đã đưa ra những căn cứ xác định đã có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu là:

“Những chủ sở hữu chung này biết việc chuyển nhượng và không phản đối; Những chủ sở hữu chung này có tham gia vào một

47 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 210.

48 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 211.

gia đoạn nào đó của việc chuyển nhượng như tham gia nhận tiền...;

Tuy khi chuyển nhượng những chủ sở hữu chung này không biết nhưng sau khi biết có việc chuyển nhượng đã sử dụng chung tiền chuyển nhượng hoặc được người chuyển nhượng chi tiền chuyển nhượng tài sản...”.49

Việc lưu ý như trên của Tòa dân sự là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý nhằm bảo vệ các giao dịch dân sự phát triển lành mạnh, bảo vệ bên yếu thế hơn trong hợp đồng, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đúng theo ý chí thỏa thuận ban đầu của các bên tham gia giao kết.

Dưới góc độ luật so sánh liên quan đến vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng, tác giả thấy rằng:

Theo luật Pháp tại Điều 1738 quy định: “Nếu hợp đồng thuê bằng văn bản hết thời hạn mà bên thuê vẫn tiếp tục và được bên cho thuê cho tiếp tục chiếm giữ tài sản, thì hợp đồng thuê mới được hình thành và có hiệu lực theo quy định về hợp đồng thuê không lập thành văn bản”. Như vậy, luật của Pháp đã có quy định ngoại lệ công nhận sự lim lặng cũng có nghĩa là đồng ý giao kết hợp đồng nếu thuộc trường hợp: trước đó các bên đã từng giao kết và thực hiện hợp đồng hoặc đề nghị đưa ra vì lợi ích của bên nhận đề nghị.

Đối với CISG, việc giao kết hợp đồng phải được thể hiện bằng sự tuyên bố hoặc hành vi chấp nhận rõ ràng, tại Điều 18 khoản 1 đã quy định “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận”. Như vậy, sự im lặng không đồng nghĩa và không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng quy định này cũng không đương nhiên loại trừ việc trả lời bằng sự im lặng.50 Tuy nhiên, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 9 CISG có quy định “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ”. Như vậy, đã có sự ngoại lệ trong trường hợp bên được đề nghị im lặng nhưng vẫn cấu thành chấp nhận giao kết, đó là tập quán mà các bên đã thỏa thuận hoặc thói quen do họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ đã quy định rõ về điều

49 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 211.

50 Lê Minh Hùng (chủ nhiệm đề tài) (2014), Tlđd 3, tr. 133.

này thì sự im lặng của bên được chào hàng mới được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng.

Qua đó, chúng ta thấy rằng pháp luật quốc tế cũng đã đề cập đến vấn đề giao kết hợp đồng bằng sự im lặng. Đây là một giải pháp cần được tham khảo để pháp luật Việt Nam tiếp cận và gần gũi với quy định tiến bộ của các nước về thời điểm giao kết hợp đồng bằng sự im lặng.

Liên quan đến kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 404 của BLDS 2005, có tác giả đưa ra kiến nghị về vấn đề này cụ thể như sau: “Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc pháp luật có quy định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị vẫn im lặng. Quy định này không áp dụng đối với việc doanh nghiệp bán hàng có gửi thông tin quảng cáo hoặc gửi hàng hóa đến địa chỉ giao dịch của người tiêu dùng”.51

Qua khảo cứu, tác giả đồng ý với quan điểm kiến nghị sửa đổi nêu trên. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả vấn đề giao kết hợp đồng bằng sự im lặng như đã phân tích ở trên, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 thành:

“2. Theo thỏa thuận, hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên, hoặc pháp luật có quy định im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng, thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị vẫn im lặng”.

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)