Những vướng mắc, bất cập

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 67 - 73)

2.3. Thời điểm giao kết hợp đồng khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản

2.3.1. Những vướng mắc, bất cập

Theo quy định tại khoản 4 Điều 404 BLDS 2005 “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”. Việc quy định như vậy chưa phù hợp với thực tế vì chỉ đúng trong trường hợp các bên thực hiện giao kết trực tiếp bằng “bút đàm”, khi cả hai chủ thể cùng tham gia ký vào văn bản và thời điểm người sau cùng ký vào văn bản chính là thời điểm hợp đồng được giao kết. Một thực tế thường gặp là không phải lúc nào các bên cũng tiến hành giao kết hợp đồng chỉ bằng một văn bản, mà có thể bằng nhiều văn bản khác nhau, có thể giao kết thông qua thư tín, fax, hoặc một bên đề nghị giao kết hợp đồng bằng văn

51 Lê Minh Hùng (chủ nhiệm đề tài) (2014), Tlđd 3, tr. 190.

bản, còn bên kia trả lời bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể. Ngoài ra, cũng có trường hợp một bên cấp cho bên kia một văn bản để xác nhận đồng ý giao kết hợp đồng, với ý chí và chữ ký của một bên như hợp đồng vay mượn, hợp đồng tặng cho. Vì vậy, nếu dựa vào quy định trên thì rất khó xác định đâu là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Vì vậy, quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản của BLDS 2005 là chưa chặt chẽ và phù hợp. Về sự thiếu chặt chẽ của khoản 4 Điều 404 khi áp dụng trong thực tế thể hiện tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT ngày 08/12/2005 của HĐTP-TANDTC về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”52(xem phụ lục số 6), tóm tắt bản án:Theo các tài liệu có trong vụ án, ngày 22/4/2003, Công ty SEECOM (bên bán) đã fax cho Công ty LOTECO (bên mua) một văn bản chào hàng bốn chiếc đồng hồ đo điện vạn năng. Tổng giám đốc bên mua đã ký tên chấp nhận trực tiếp lên bản fax nói trên, nhưng không được đóng dấu của công ty. Cùng ngày ký hợp đồng bên bán đã giao hàng cho bên mua, bên mua đã nhận hàng. Ngày 26/3/2003, bên mua có gửi cho bên bán văn bản trong đó có nội dung nêu: hàng có giá trị quá cao so với giá tại thị trường cùng thời điểm và yêu cầu bên bán điều chỉnh giá. Nguyên đơn cho rằng trên thực tế, bên mua ký tên vào đơn chào hàng và đã nhận hàng, nên hợp đồng đã được giao kết và có hiệu lực ràng buộc đối với các bên.

Theo tác giả, trong vụ án nêu trên các bên tranh chấp và Tòa án các cấp đang xem xét về thời điểm giao kết hợp đồng, trong đó các bên đã sử dụng phương thức giao kết gián tiếp, bằng văn bản (bản fax) để giao kết hợp đồng.

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hợp đồng mua bán đã được giao kết và có hiệu lực.

Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng bên mua mới chỉ đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng chứ chưa phải đã chấp nhận đề nghị giao kết vì vậy đã tuyên hợp đồng chưa được giao kết. Bởi vì, theo bị đơn và Tòa phúc thẩm cho rằng bản fax chào hàng mới có chữ ký của tổng giám đốc nhưng chưa được đóng dấu của công ty thì chưa phải là một đề nghị giao kết hợp đồng.

Cấp giám đốc thẩm đã đồng ý với quan điểm của cấp sơ thẩm, tuyên hủy Bản án số 03/KTPT ngày 17/01/2005 của Tòa án phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì cho rằng bản fax chào hàng của bên bán là đề nghị

52 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 173.

giao kết, còn việc tổng giám đốc của bên mua ký tên vào bản chào hàng này là đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Sau đó, bên bán giao máy và bên mua đã nhận máy, nên hợp đồng đã phát sinh hiệu lực.

Trong vụ án trên Tòa án các cấp đang xem xét xác định về thời điểm giao kết hợp đồng và đã chưa thống nhất với nhau về thời điểm giao kết hợp đồng.

Theo bình luận của tác giả Lê Minh Hùng:

Vấn đề mấu chốt trong vụ án này là việc xác định hợp đồng đã được giao kết hay chưa. Ở đây, cần phải làm rõ bản fax của bên bán đã gửi cho bên mua có đúng là một đơn chào hàng hay chỉ là một bản báo giá hoặc catalogue giới thiệu sản phẩm có ghi giá; và nếu đây đúng là đơn chào hàng, thì sau khi nhận được fax chào hàng, thì bên mua có gọi điện đặt hàng, hoặc có gửi lại bản fax đã có chữa ký của tổng giám đốc cho bên bán để đặt hàng hay chưa.53

Tác giả thống nhất với bình luận trên vì Tòa án các cấp đã không phân tích cụ thể về quá trình giao kết hợp đồng, không xác định rõ hình thức và phương thức giao kết vì vậy không xác định được thời điểm hợp đồng được giao kết. Vụ việc trên, các bên đã tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản, thông qua bản fax, vừa trả lời bằng hành vi cụ thể, không có việc hai bên cùng ký với nhau. Trong trường hợp này, quy định “bên sau cùng ký vào văn bản” không thể áp dụng để xác định thời điểm giao kết hợp đồng.

Một thức tế nữa thể hiện sự thiếu chặt chẽ của quy định về “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản” tại khoản 4 Điều 404 BLDS 2005, thể hiện qua bản án số 11/2008/KDTM-ST ngày 29/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về: “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”54. Tòa án cấp sơ thẩm đã nhận định: Ngày 28, 29/01/2005, giữa 02 công ty có ký kết với nhau bản hợp đồng fax. Về nội dung thì bản hợp đồng này với bản hợp đồng chính cũng không có gì thay đổi, chỉ thay đổi về Mode chia hộp gas của sản phẩm. Bên công ty Ánh Nguyệt đã đồng ý ký vào bản hợp đồng fax. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, công ty LG không cung cấp được văn bản chính của hợp đồng fax là do việc lưu giữ không tốt và cũng không lường trước

53 Lê Minh Hùng (2009), Tlđd 23, tr. 58.

54 Xem phụ lục 7.

được hậu quả tranh chấp nên không mang bản hợp đồng fax để công chứng, chứng thực. Mặc dù công ty LG có sai sót trên nhưng sai sót đó không vi phạm về hình thức hợp đồng. Việc công ty Ánh Nguyệt không thừa nhận bản hợp đồng fax cho rằng hợp đồng giả tạo là không có cơ sở. Vì bản hợp đồng fax thể hiện bản chữ ký của bà Lê Ánh Nguyệt và con dấu của công ty Ánh Nguyệt và để chứng minh cho hợp đồng fax thì được thể hiện, Công ty Ánh Nguyệt có văn bản gửi công ty LG (thư gởi) đề nghị giao hàng mà hàng hóa đó được thể hiện theo hợp đồng fax. Mặt khác, bà Nguyệt có ký xác nhận vào bản đối chiếu công nợ là đồng ý với bản đối chiếu công nợ.

Hội đồng xét xử cho rằng, kể từ thời điểm nhận hàng đến khi công ty LG yêu cầu thanh toán nợ thì phía công ty Ánh Nguyệt đã không có bất cứ một văn bản nào khác khiếu nại với phía công ty LG về việc giao hàng không đúng chất lượng, cũng không có khiếu nại gì về thời gian giao hàng chậm. Như vậy, công ty Ánh Nguyệt đã đồng ý với bản hợp đồng fax.

Qua nhận định trên, Tòa án đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện công ty LG buộc công ty Ánh Nguyệt có nghĩa vụ thanh toán nợ hợp đồng số 01/LGE/CAC/2004 – 08 ngày 18/8/2004 được ký thông qua hợp đồng fax ngày 28, 29/01/2005 và án phí phải nộp.

Như vậy, lập luận của Tòa án đã thừa nhận việc giao kết hợp đồng điện tử thông qua hình thức “fax” mang tính giá trị pháp lý như hợp đồng thông thường và

xem như sự chấp nhân giao kết này có hiệu lực.

Ngoài các trường hợp trên, thực tiễn xét xử liên quan đến thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản cũng đã thể hiện bất cập khi xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp im lặng chấp nhận giao kết hợp đồng hoặc chấp nhận giao kết bằng hành vi cụ thể. Trong bản án số 1171/2006/DS-PT ngày 16/11/2006 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh55 (xem phụ lục 8), Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã đưa ra hai quan điểm khác nhau về việc giao kết hợp đồng. Nội dung vụ tranh chấp như sau: Năm 2002, vợ chồng ông Truyền, bà Bách có thỏa thuận với ông Tuấn với nội dung là ông Tuấn xây dựng cho ông Truyền, bà Bách căn nhà số 142 Tân Sơn, Quận Gò Vấp. Trong thời gian thi công phát sinh

55 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 179.

thêm một số hạng mục so với thỏa thuận ban đầu. Hai bên thỏa thuận giá trị toàn bộ phần xây dựng là 195.000.000 đồng.

Ông Tuấn cho rằng sau khi gút lại số tiền thì vợ chồng ông Truyền đã trả là 80.000.000 đồng, số tiền còn lại xin trả dần và ông Tuấn đồng ý. Ngoài ra, ông Tuấn còn mua sắm một số tài sản trong gia đình hết 28.000.000 đồng. Khi chuẩn bị đám cưới giữa ông Tuấn với bà Phương, bà Bách có mượn của ông 20.000.000đồng để về quê và hứa đám cưới xong sẽ trả nhưng bà Bách không thực hiện. Do đó dẫn đến gia đình mất hạnh phúc. Ngày 09/12/2005, sau khi hai vợ chồng cãi vã bà Phương bỏ về nhà cha mẹ. Ông Tuấn đến gọi bà Phương về nhưng ông Truyền, bà Bách ngăn cản, từ đó có mâu thuẫn ngày càng trầm trọng. Ngày 10/12/2005, ông Tuấn viết một bản cam kết thanh lý quyết toán công trình xây dựng nhà của bà Bách, ông Truyền và đồng ý xóa nợ. Lý do làm như vậy vì ông Tuấn thương con còn nhỏ nên không muốn gia đình tan vỡ. Bà Bách nhận giấy thanh lý nhưng không cho bà Phương trở về sống với ông mà còn xúi bà Phương ly hôn. Do đó, ông làm đơn kiện yêu cầu bà Bách, ông Truyền trả lại cho ông số tiền xây dựng còn thiếu và tiền nợ chưa trả là 135.000.000 đồng.

Theo bản án sơ thẩm, Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp đã nhận định: “Biên bản cam kết do ông Tuấn lập chỉ phát sinh hiệu lực khi các bên cùng ký vào biên bản, ông Truyền chưa ký nên chấp nhận yêu cầu thay đổi việc tặng cho của ông Tuấn”. “Với hướng giải quyết này, Tòa án sơ thẩm không coi sự im lặng của ông Truyền, bà Bách là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của ông Tuấn”.56

Tòa phúc thẩm lại cho rằng: “Khi ông Tuấn đưa bản cam kết ngày 10/12/2005 cho bà Bách thì phía bà Bách, ông Truyền chấp nhận và không có phản hồi vì quyền và nghĩa vụ dân sự của vợ chồng bà Bách, ông Truyền đối với ông Tuấn trong việc xây dựng căn nhà 142, tổ 192 đường Tân Sơn của bà Bách, ông Truyền đã chấm dứt” và “hợp đồng tặng cho giữa ông Tuấn với vợ chồng bà Bách, ông Truyền đã hoàn tất”. “Tòa phúc thẩm đã theo hướng tồn tại quan hệ hợp đồng (tặng cho) giữa ông Tuấn và bà Bách, ông Truyền; ông Truyền và bà Bách đã chấp nhận đề nghị của ông Tuấn”.57

56 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 200.

57 Đỗ Văn Đại (2013), Tlđd 18, tr. 200.

Trong vụ tranh chấp trên, hợp đồng tặng cho đã được ông Tuấn lập thành văn bản, tuy nhiên bên chấp nhận giao kết là bà Bách và ông Truyền không ký vào văn bản hợp đồng mà chỉ thể hiện sự đồng ý giao kết bằng cách “nhận giấy thanh lý” và không có phản đối gì.

Theo tác giả, “giấy thanh lý” mà ông Tuấn lập ở đây chính là hợp đồng tặng cho động sản không đăng ký quyền sở hữu. Theo Điều 465 BLDS 2005 quy định:

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu quyền đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Trong khi đó, Điều 466 BLDS 2005 về hợp đồng tặng cho động sản quy định: “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đặng ký”. Hợp đồng tặng cho động sản không đăng ký quyền sở hữu là hợp đồng thực tế, hiệu lực của nó phát sinh từ thời điểm mà các bên thực tế đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng. Trong trường này, căn cứ theo quy định của BLDS 2005 thì hợp đồng tặng cho giữa ông Tuấn với bà Bách, ông Truyền có hiệu lực từ thời điểm bà Bách nhận giấy thanh lý. Kể từ thời điểm này, số tiền bà Bách, ông Truyền còn nợ ông Tuấn sẽ được chuyển giao cho bà Bách, ông Truyền.

Mặc khác, nếu căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 404 BLDS 2005 thì hợp đồng tặng cho này chưa được giao kết vì không có “bên sau cùng ký vào văn bản”. Việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bà Bách, ông Truyền được thể hiện bằng việc im lặng, không phản đối giao kết hợp đồng. Một hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực nếu nó chưa được giao kết. Như vậy, trong tình huống trên, cách giải quyết của hai cấp xét xử có sự mâu thuẫn lẫn nhau.

Theo quan điểm của tác giả, bản chất của hợp đồng là sự gặp gỡ ý chí của các bên tham gia giao kết, việc giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên được thể hiện ra bên ngoài. Sự thỏa thuận này có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức và phương thức khác nhau. Hợp đồng bằng văn bản chỉ là hình thức ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, việc chấp nhận giao kết hợp đồng không nhất thiết phải là ký vào văn bản. Đó có thể là hành vi bày tỏ sự chấp nhận giao kết hợp đồng, hoặc là không phản đối lời đề nghị giao kết (im lặng trong giao

kết hợp đồng). Thiết nghĩ, quan hệ hợp đồng trên hết vẫn là sự tự do thể hiện ý chí của các bên. Như vậy, phải tùy theo từng trường hợp chấp nhận giao kết hợp đồng mà xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản khác nhau.

Một phần của tài liệu Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của bộ luật dân sự 2005 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)