Điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 22 - 26)

1.3 Chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)

1.3.2 Điều kiện của phòng vệ chính đáng

1.3.2.2 Điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ chính đáng

Khi các điều kiện để quyền phòng vệ được phát sinh, người phòng vệ đã có quyền phòng vệ, nhƣng để đƣợc coi là phòng vệ chính đáng thì hành vi phòng vệ phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ. Nếu không đáp ứng đƣợc các điều kiện này thì hành vi phòng vệ không thể coi là chính đáng và người thực hiện vẫn phải chịu TNHS. Các điều kiện đó là:

Thứ nhất: thiệt hại do phòng vệ gây ra phải nhằm vào chính người có hành vi xâm phạm.

Đây là điều kiện về nội dung quyền phòng vệ. Vì mục đích của hành vi phòng vệ lúc này là gạt bỏ sự tấn công nên hành vi chống trả phải nhằm vào người có hành vi xâm phạm chứ không thể nhằm vào người thứ ba nào khác, kể cả khi người thứ ba ấy là người thân của người có hành vi tấn công và việc làm ấy có thể làm cho người có hành vi tấn công dừng hành vi xâm phạm của mình ngay tức khắc. Nếu người phòng vệ tấn công và gây thiệt hại cho người thứ ba thì TNHS vẫn đặt ra như tội phạm thông thường. Ví dụ:C và B cùng uống rượu và xảy ra mâu thuẫn, C bị B đánh, C chống cự nhưng vì B khỏe hơn nên không đánh lại được B, C bỏ chạy vào nhà B, thấy con B liền đánh con B bị thương 23%. B thấy vậy liền dừng đánh C và đưa con đi bệnh viện. Mặc dù việc C đánh con B có thể dừng hành vi tấn công của B thì hành vi của C vẫn không thể là phòng vệ chính đáng vì người tấn công C lúc này không phải là con của B mà là B. C vẫn phải chịu TNHS với tội cố ý gây thương tích. Nếu người phòng vệ mà tấn công và gây thiệt hại cho người thứ ba nhưng do nhầm lẫn hoặc với lỗi vô ý như chống trả kẻ

đánh mình nhưng lại vô ý gây thương tích cho người thứ ba vào can ngăn thì người phòng vệ phải chịu trách nhiệm như trong trường hợp sai lầm hoặc với lỗi vô ý. Đây cũng là ý kiến của luật sư Phạm Thái trong bài: “tìm hiểu chỉ thị số 07/ TANDTC” và tác giả Đặng Văn Doãn trong “vấn đề phòng vệ chính đáng”, khi phòng vệ mà gây thiệt hại cho người thứ ba thì không được coi là phòng vệ chính đáng mà tùy từng tình tiết mà cấu thành tội giết người, tội cố ý gây thương tích hay vô ý làm chết người.

Hành vi phòng vệ có thể nhằm vào chính nạn nhân là người có hành vi xâm phạm hoặc công cụ, phương tiện mà người đó dùng để tấn công. Thiệt hại mà nạn nhân khi thực hiện hành vi tấn công gây racho người phòng vệ, cho tổ chức hay Nhà nước có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, nhưngthiệt hại mà người phòng vệ gây ra cho nạn nhân,luật hình sự chỉ thừa nhận là thiệt hại về tính mạng và sức khỏe. Xuất phát từ ý nghĩa của hành vi phòng vệ là gạt bỏ sự tấn công, bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại nên việc thừa nhận thiệt hại mà người phòng vệ gây ra chỉ là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là một quy định khá hợp lý, phù hợp với thực tế xã hội.

Pháp luật không đòi hỏi người có hành vi chống trả được quyền phòng vệ khi đó là cách xử sự cuối cùng mà khi quyền phòng vệ phát sinh thì người phòng vệ có thể thực hiện ngay hành vi chống trả của mình mà không buộc phải thực hiện các biện pháp như chạy trốn, ẩn nấp… trừ trường hợp người có hành vi xâm hại là người mắc các chứng bệnh làm mất năng lực nhân thức và khả năng điều khiển hành vi (khoản 1 điều 13 BLHS 1999, sđ, bs năm 2009) và trẻ em (theo điều 1 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi). Sở dĩ pháp luật quy định vậy là tạo điều kiện cho người phòng vệ chủ động bảo vệ các quan hệ xã hội, tránh trường hợp trên thực tế người phòng vệ và các cán bộ ngành tƣ pháp khi xét xử khó xác định đƣợc đó đã là cách xử sự cuối cùng hay chƣa.

Nhưng với những người mất năng lực hành vi và trẻ em, họ là những đối tượng cần được đối xử đặc biệt trong xã hội, họ thực hiện hành vi của mình trong tình trạng bị mất hoặc hạn chế năng lực điều khiển hành vi. Vì vậy, trong trường hợp này, pháp luật yêu cầu người phòng vệ phải lựa chọn cách thức chạy trốn, nhờ người cứu giúp… và hành vi chống trả chỉ là biện pháp cuối cùng phải thực hiện để bảo vệ bản thân và các lợi ích khác.

Thực tế thi hành quyết định này có một vướng mắc là trong tình huống bị tấn công bất ngờ, người tấn công là người xa lạ thì người phòng vệ khó mà xác định được một người có phải là mất năng lực hành vi hay không hoặc người đó có là trẻ em hay không nếu người tấn công tuy còn ít tuổi nhưng có sự phát triển nhanh về thể chất. Theo tác giả, để đảm bảo công bằng pháp luật nên quy định nếu một người thực hiện hành vi phòng vệ với những đối tượng trên khi chưa áp dụng các biện pháp giảm bớt thiệt hại khác do không nhận thức được rằng họ là người mất năng lực hành vi hoặc trẻ em cũng là phòng vệ chính đáng để tránh oan sai người vô tội.

Nếu người tấn công là người say rượu, họ cũng là người bị hạn chế về khả năng điều khiển hành vi của mình nhƣng pháp luật không dành cho họ những ƣu tiên nhƣ hai đối tƣợng trên bởi lẽ họ là người có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã tự đặt mình vào trong tình trạng say rượu, khi thực hiện hành vi tấn công thì hành vi của họ cần bị nghiêm trị theo pháp luật. Thực tế người ta vẫn thừa nhận một căn bệnh đó là say rượu bệnh lý. Người say rượu bệnh lý cũng không thể điều khiển hành vi của mình khi phát bệnh, đây không phải là bệnh do chính họ tạo ra nên thiết nghĩ người phòng vệ cũng không nên thực hiện hành vi chống trả khi nó chƣa phải là biện pháp cuối cùng.

Một vấn đề mà chúng ta hiện nay cũng cần lưu ý là hành vi tấn công có bắt buộc phải là hành động hay không? Theo các tác giả biên soạn cuốn giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1, trường Đại học luật Hà Nội năm 2012 thì hành vi xâm phạm có thể là hành động nhƣng cũng có thể là không hành động như hành vi không cấp cứu người bị tai nạn của bác sỹ mà không có lý do chính đáng. Tác giả không đồng ý với quan điểm trên bởi ở đây không hề có hành vi tấn công nên quyền phòng vệ không thể phát sinh, hành vi không cứu người của bác sỹ mà không có lý do chính đáng là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức nên hành vi này có thể gây ra tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người nhà bệnh nhân. Nếu những người này mà thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của bác sỹ thì chỉ có thể là phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chứ không thể là hành vi phòng vệ chính đáng. Vì các lý do trên, theo tác giả thì hành vi xâm phạm trong phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động.

Thứ hai, điều kiện về phạm vi quyền phòng vệ là hành vi phòng vệ không được vượt quá giới hạn cần thiết. Để khắc phục những sai lầm khi áp dụng pháp luật, luật hình sự 1999 đã thay cụm từ “cần thiết” thay cho “tương xứng” trong khái niệm phòng vệ chính đáng trong luật hình sự 1985.

Hành vi phòng vệ phải nằm trong giới hạn cần thiết không có nghĩa là thiệt hại mà người phòng vệ gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại mà người tấn công có ý định gây ra. Cần thiết cũng không đòi hỏi công cụ, phương tiện mà hai bên sử dụng là giống nhau. Cần thiết ở đây có nghĩa là người phòng vệ có thể thực hiện hành vi chống trả “đủ” để đẩy lùi sự xâm hại, nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi tấn công. Đến nay, việc xác định phòng vệ nhƣ thế nào là trong giới hạn cần thiết vẫn đang là vấn đề cần đƣợc làm sáng tỏ, việc xác định trên thực tế vẫn dựa nhiều vào đánh giá chủ quan của các Thẩm phán, nhƣng mỗi người lại có quan điểm, đánh giá khác nhau, gây ảnh hưởng cho quyền lợi người dân. Để được xem là cần thiết chúng ta phải đánh giá trên nhiều yếu tố khác nhau, dựa vào từng tình tiết và hoàn cảnh khách quan của vụ án mà đưa ra đường lối xử lý đúng đắn. Các nhân tố quan trọng cần được xem xét khi đánh giá về tính cần thiết nhƣ là:

- Tầm quan trọng của khách thể cần đƣợc bảo vệ. Khách thể bị xâm hại càng quan trọng thì hành vi xâm hại cần đƣợc ngăn chặn kịp thời và trừng trị nghiêm khắc, vì vậy hành vi chống trả để bảo vệ các khách thể đó càng đƣợc khuyến khích.

- Bên cạnh đó, ta cũng cần xét đến sức mãnh liệt của hành vi tấn công. Nếu hành vi tấn công càng mãnh liệt thì pháp luật cũng công nhận hành vi chống trả phải thật kiên quyết mới có thể đẩy lùi được hành vi xâm phạm, bảo vệ các lợi ích hợp pháp. Ví dụ một người thò tay vào móc túi người khác thì hành vi chống trả có thể là bắt người đó và giao cho lực lượng công an, còn một người đang dùng dao đuổi chém người khác, lúc này hành vi tấn công sẽ mãnh liệt hơn thì người phòng vệ có thể dùng súng bắn vào chân kẻ tấn công để bảo vệ người bị xâm phạm.

- Ngoài ra, sức mạnh, khả năng của người phòng vệ, tương quan lực lượng giữa hai bên cũng được đưa vào xem xét. Nếu bên tấn công đông người hơn hoặc thể chất tốt hơn bên bị xâm hại thì hành vi chống trả có thể quyết liệt hơn. Ví dụ: B có mâu thuẫn với C, nhân lúc C không có nhà, B rủ thêm ba anh em trai sang nhà đánh vợ C là H, H vì là phụ nữ lại mới sinh con, phần vì lo cho con nhỏ, phần vì bị đánh tới tấp nên H đã cầm dao đâm chết B, hành vi của H lúc này có thể coi là cần thiết vì nếu H không lựa chọn cách chống cự đó thì rất có thể sẽ bị đánh chết vì H là phụ nữ chân yếu tay mềm, bên B lại quá đông người và sức tấn công rất mãnh liệt. Còn nếu ba người đàn ông đâm chết một người phụ nữ tấn công mình bằng tay không thì hành vi chống trả được coi là không cần thiết, ba người đàn ông lúc này có thể lựa chọn cách sử xự khác để tránh thiệt hại lớn hơn.

- Công cụ, phương tiện dùng để tấn công cũng là nhân tố được đưa ra xem xét khi đánh giá tính cần thiết. Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi tấn công càng nguy hiểm như dao, súng…

cũng đòi hỏi biện pháp chống trả phải mạnh mẽ hơn mới mong đẩy lùi đƣợc sự xâm phạm. Ngoài ra, thời gian, địa điểm, thái độ, tâm lý… của người phòng vệ cũng cần được tính đến, bởi trong một không gian vắng vẻ, đêm khuya hoặc người phòng vệ là người hiền lành, nhút nhát cũng sẽ tạo ra cách xử sự khác nhau và tùy từng hoàn cảnh mà xem xét đó đã là phòng vệ trong giới hạn cần thiết hay không.

Hiện nay pháp luật khó mà quy định hết các trường hợp thế nào là phòng vệ chính đáng bởi các quan hệ xã hội không ngừng vận động và biến đổi sẽ tạo ra vô vàn các tình huống khác nhau, vì vậy mà rất cần sự sáng suốt và công minh của những người cầm cán cân công lý, góp phần tạo công bằng cho xã hội.

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)