Giải pháp về pháp luật

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT . 34

2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật

2.2.2 Giải pháp cụ thể

2.2.2.1 Giải pháp về pháp luật

Để phòng chống tội phạm hiệu quả trước hết cần có một nền pháp lý hoàn thiện. Khi pháp luật có đầy đủ cơ sở pháp lý thì tội phạm không thể có kẽ hở để thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, một nền pháp lý hoàn thiện cũng góp phần đƣa ra những bản án chính xác, đồng thời nâng cao nhận

thức người dân trong việc chung tay đấu tranh loại bỏ tội phạm. Nhằm khắc phục những khó khăn mà công tác xét xử còn gặp phải, các quy định về phòng vệ chính đáng ở nước ta cần được bổ sung, hoàn thiện hơn nữa.

Thứ nhất, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn để bổ sung khái niệm thế nào là giới hạn cần thiết. Hiện nay, việc xác định như thế nào là cần thiết, vượt quá mức cần thiết thường phụ thuộc vào quan điểm của các Thẩm phán khi xem xét tình tiết vụ việc. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm chuyên môn, lập trường khác nhau giữa các Thẩm phán thì một vụ án có thể được nhìn nhận và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau, gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân.

Vì vậy, việc đưa ra hướng dẫn vềkhái niệm giới hạn cần thiết góp phần tạo thuận lợi cho người THTT trong quá trình giải quyết vụ án. Ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn về các yếu tố, tiêu chí để xác định nhƣ thế nào thì đƣợc coi là cần thiết nhằm tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ hai, để tạo sự công bằng và khả năng chủ động trong việc chống lại những hành vi lạm dụng quyền lực của những người thi hành công vụ, việc ban hành các quy định hướng dẫn về quyền phòng vệ của người dân khi bị xâm phạm bởi những người này cũng là điều hết sức cần thiết. Người thi hành công vụ là những người thực thi pháp luật, được pháp luật trao quyền, nhân danh Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Với cách hiểu như trên thì đặc điểm quan trọng nhất của công vụ chính là tính đúng pháp luật. Điều này thể hiện: nội dung hoạt động phải đúng pháp luật (điều kiện về nội dung), thủ tục phải thực hiện đúng pháp luật và người thực hiện phải có thẩm quyền đúng pháp luật (điều kiện về hình thức). Khi thi hành công vụ, đặc biệt là thi hành các quyết định cá biệt đòi hỏi hoạt động này phải đáp ứng về tính đúng cả nội dung và hình thức. Tuy nhiên, không phải lúc nào hành vi của họ cũng hoàn toàn chính xác. Hoạt động quản lý nhà nước, nếu không đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung thì đƣợc coi là trái công vụ. Hành vi làm trái công vụ xét về bản chất cũng là hành vi trái pháp luật với đặc điểm riêng là được thực hiện bởi người có trách nhiệm quản lý nhà nước trên danh nghĩa thi hành công vụ. Hành vi này xâm phạm các quan hệ xã hội cần bảo vệ nhƣ lợi ích nhà nước, lợi ích người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi đó phải có thật và đang diễn ra. Quy định việc phòng vệ với những hành vi này cũng nhằm mục đích khuyến khích người dân ngăn chặn kịp thời các hành vi trái pháp luật, hạn chế thiệt hại gây ra cho xã hội. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “công vụ phải được hiểu là hoạt động đúng pháp luật. nếu không thì hoạt động bị coi là trái công vụ. Trong trường hợp công vụ là thi hành quyết định cá biệt thì bản thân quyết định cá biệt đó phải là quyết định

đúng pháp luật. Nếu không thì việc thực hiện quyết định cũng không phải là công vụ và người thực hiện cũng không được coi là người thi hành công vụ”16.

Người phòng vệ đương nhiên được phép phòng vệ khi mà hoạt động công vụ trái pháp luật cả về nội dung và hình thức. Hoạt động công vụ này là hoàn toàn trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người phòng vệ, của người khác và tổ chức, xã hội. Hành vi đó đã diễn ra và chưa kết thúc. Phòng vệ trong trường hợp này cũng đòi hỏi phải nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu phòng vệ mà vượt quá giới hạn cần thiết thì người phòng vệ vẫn phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật.

Một vấn đề đặt ra là, nếu hành vi thi hành công vụ chỉ sai về mặt nội dung nhƣng đúng về mặt hình thức, tức là đảm bảo các thủ tục tiến hành và người thi hành cũng có thẩm quyền theo pháp luật thì quyền phòng vệ lúc này có khởi phát hay không? Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp này, không thể thực hiện hành vi phòng vệ, vì mặc dù hoạt động thi hành công vụ là sai về mặt nội dung như ban hành quyết định bắt người khi không có căn cứ, nhưng về mặt hình thức thì hoàn toàn hợp pháp như người thi hành đã đọc quyết định bắt, giữ, giải thích quyền và nghĩa vụ…thì lúc này ta không thể thực hiện quyền phòng vệ. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ quyền của mình họ vẫn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện đến các cơ quan có thẩm quyền. Việc quy định nhƣ vậy là nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động Nhà nước diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Ngược lại, nếu hoạt động thi hành công vụ đúng về mặt nội dung nhưng sai về mặt hình thức thì theo quan điểm của tác giả người phòng vệ vẫn có thể thực hiện quyền phòng vệ của mình. Hoạt động quản lý nhà nước là một hoạt động vô cùng quan trọng và phải đảm bảo tuân thủ theo pháp luật. Khi tiến hành các hoạt động, đặc biệt là những hành vi có ảnh hưởng đến các quyền lợi của người dân cần có sự cẩn trọng và đảm bảo tính hợp hiến nhằm tránh những sai sót, xâm phạm quyền lợi nhân dân. Thứ hai, Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, với nền dân chủ mạnh mẽ thì các quyền của con người như các quyền về tự do thân thể, tự do nhà ở và các bí mật đời tƣ… phải đƣợc tôn trọng. Mặc dù nội dung hoạt động công vụ là đúng pháp luật nhưng người thi hành công vụ đã làm sai về mặt hình thức, ví dụ như bắt kẻ đánh người gây thương tích nhưng không có quyết định bắt giữ, không giải thích quyền và nghĩa vụ …hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng các quyền của người dân nên họ vẫn có quyền phòng vệ. Với ý nghĩa quan trọng như trên, cơ quan Nhà nước cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này, nhằm tạo hành lang pháp lý để nhân dân phát huy quyền tự bảo vệ của chính bản thân.

Thứ ba, cần ban hành văn bản hướng dẫn hậu quả chết người có bắt buộc là dấu hiệu định tội tại điều 96 BLHS 1999 về giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không? Hiện nay,

16GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí luật học số 02/2012, trang 25

vẫn có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nếu một hành vi chống trả gây thiệt hại cho nạn nhân để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của chính bản thân hay của người khác mà gây thiệt hại cho người đó với tỉ lệ thương tật trên 90% hoặc dùng hung khí nguy hiểm hay tấn công vào các vùng trọng yếu trên cơ thể đã được coi là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay chưa? Để trả lời được câu hỏi này ta phải xem xét yếu tố lỗi trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại điều 96 BLHS 1999, sđ, bs năm 2009.

Theo quy định tại điều 93 BLHS về tội giết người tồn tại cả hai dạng lỗi, đó là lỗi cố ý gián tiếp và lỗi cố ý trực tiếp. Với lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Đối với lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (khoản 2, điều 9 BLHS 1999, sđ, bs 2009). Như vậy, với lỗi cố ý trực tiếp, người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 93 BLHS về tội giết người, kể cả khi hậu quả chết người chưa xảy ra.

Điều 93 BLHS là điều luật có cấu thành chung. Trong khi đó, điều 96 BLHS là một trong những trường hợp đặc biệt của điều 93, vậy liệu trong điều 96 về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có tồn tại hai dạng lỗi này không? Một số quan điểm cho rằng, lỗi tại điều 96 BLHS chỉ bao gồm lỗi cố ý gián tiếp, bởi điều 96 BLHS là trường hợp đặc biệt của điều 93 về tội giết người thông thường. Tính nguy hiểm của tội phạm tại điều 96 đã giảm đi đáng kể so với điều 93. Mặt khác, người phòng vệ đã thực hiện hành vi với mục đích là bảo vệ các quan hệ xã hội khỏi sự xâm hại, do đó mà lỗi trong trường hợp này chỉ bao gồm lỗi cố ý gián tiếp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì tại điều 96 BLHS vẫn tồn tại hai dạng lỗi trên. Với lỗi cố ý trực tiếp, người phòng vệ khi thực hiện hành vi chống trả vẫn biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy đƣợc hậu quả và vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra (có thể xem lại ví dụ đã cho trong phần nguyên nhân). Nhƣ vậy, với lỗi cố ý trực tiếp, người phòng vệ vẫn phải chịu TNHS về tội này kể cả khi hậu quả chết người chưa xảy ra. Hậu quả chết người lúc này chỉ mang ý nghĩa xác định tội phạm hoàn thành chứ không mang ý nghĩa định tội. Với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả chết người được dùng để định tội danh. Vì vậy, theo ý kiến tác giả nên bổ sung hậu quả chết người vào điều 96 BLHS, đồng thời, cần ban hành văn bản hướng dẫn hậu quả chết người trong trường hợp này chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tội phạm hoàn thành, góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả trong công cuộc phòng chống tội phạm. Theo đó, khoản 1 điều 96 BLHS năm 1999 (sđ, bs năm 2009) có thể đƣợc sửa đổi nhƣ sau:

1. Người nào giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến hậu quả chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Thứ tư, như đã phân tích ở trên, do pháp luật chưa quy định hành vi cố ý gây thương tích do phòng vệ chính đáng dưới 31% nhưng sử dụng hung khí nguy hiểm, tấn công vào các vùng trọng yếu của cơ thể dẫn đến tình trạng truy tố, xét xử người phòng vệ theo tội danh khác, làm ảnh hưởng quyền lợi của người dân. Do vậy, pháp luật cần có sự bổ sung quy định này. Khoản 1 điều 106 BLHS năm 1999 (sđ, bs năm 2009) có thể đƣợc bổ sung nhƣ sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên, dưới 31% nhưng sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc những thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; tấn công vào những vị trí nguy hiểm trên cơ thể hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Thứ năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nên bổ sung các quy định về quyền phòng vệ của một người khi bị tấn công, xâm hại bởi các chủ thể là trẻ em hoặc người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây là các đối tƣợng mà khi thực hiện hành vi của mình, họ bị hạn chế hoặc bị mất về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, do vậy, cần hạn chế những hành vi chống trả khi bị những đối tƣợng trên xâm hại. Khi không còn xự lựa chọn nào thích hợp để bảo vệ cho các quan hệ luật định thì người phòng vệ mới có thể chống trả lại các đối tƣợng trên nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp khác. Việc bổ sung quy định này có thể đƣợc đƣa vào một khoản riêng – khoản 3 tại điều 15 BLHS:

4.“Người phòng vệ có thể thực hiện ngay quyền phòng vệ mà không cần áp dụng các biện pháp khác trừ trường hợp người tấn công là trẻ em hoặc những người mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Đối với hành vi tấn công được thực hiện bởi trẻ em hoặc người bị mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, chỉ được thực hiện quyền phòng vệ chính đáng khi đó là cách xử sự cuối cùng mà người phòng vệ không thể lựa chọn các biện pháp khác làm giảm tổn thương cho người có hành vi tấn công như tìm cách chạy trốn, nhờ người khác giúp đỡ…

Cũng được coi là phòng vệ chính đáng khi người chống trả thực hiện quyền phòng vệ của mình mà chưa áp dụng các biện pháp làm giảm thiệt hại khác cho các đối tượng trên khi hoàn cảnh khách quan không cho phép và người phòng vệ cũng không thể nhận thức được người tấn công mình là trẻ em; người bị mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.”

Thứ sáu, bổ sung các quy định về phòng vệ tưởng tượng. Với những phân tích ở trên, người phòng vệ tưởng tượng cũng xuất phát từ mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội khi lầm tưởng rằng đang

có hành vi xâm hại mà gây thiệt hại cho người bị lầm tưởng. Vì vậy, chế định này rất cần được bổ sung vào quy định của pháp luật thành một khoản riêng là khoản 4 vào điều 15 BLHS, làm cơ sở cho việc truy cứu TNHS, góp phần tạo công bằng cho những người thực hiện hành vi phòng vệ tưởng tượng. Cụ thể:

5.Phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó đang có hành vi nguy hiểm, xâm hại lợi ích của nhà nước, của tổ chức, của người có hành vi phòng vệ hoặc của người khác.

Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác cũng được xem như phòng vệ chính đáng khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thực sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Trong hoàn cảnh cụ thể nhất định, người phòng vệ tưởng tượng không nhận thức được, không buộc phải nhận thức được, và không thể nhận thức được là không có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội.

Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm một cách không có căn cứ là có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội, được coi là phạm tội do cố ý theo quy định chung của pháp luật.

Cuối cùng, việc áp dụng các quy định về phòng vệ chính đáng vào thực tiễn đã phát sinh một vấn đề cần phải giải quyết là vấn đề TNHS của người phòng vệ khi gây ra thiệt hại cho người thứ 3 với lỗi vô ý. Hầu hết các nhà nghiên cứu hiện nay khi xem xét vấn đề này cho rằng, người thực hiện hành vi phòng vệ trong trường hợp này vẫn phải chịu TNHS với tội vô ý. Có thể là tội vô ý làm chết người (điều 98 BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)) hoặc tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (điều 108 BLHS 1999( sđ, bs năm 2009)). Tuy nhiên, do chưa được thừa nhận chính thức trong BLHS nên khi gặp tình huống này, người THTT thường lúng túng trong việc xác định TNHS cho người phòng vệ. Để tránh những khó khăn này, thiết nghĩ, pháp luật nên bổ sung quy định về xác định TNHS của người phòng vệ khivô ý gây thiệt hại cho người thứ 3. Quy định này có thể được bổ sung tại khoản 5 của điều 15 BLHS:

“6. Khi thực hiện quyền phòng vệ mà gây thiệt hại cho người thứ ba không phải là người xâm hại các quan hệ xã hội thì người phòng vệ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình với lỗi vô ý.”

Ban hành văn bản hướng dẫn về thế nào là tinh thần bị kích động mạnh, bị kích đông về tinh thần, hành vi tấn công của nạn nhân nhƣ thế nào đƣợc coi là có tính nguy hiểm đáng kể, góp phần hạn chế sai sót trong quá trình định tội danh, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật, tránh các hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)