Các quy định cụ thể của vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 31)

1.3 Chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)

1.3.3 Các chế định khác về phòng vệ chính đáng

1.3.3.2 Các quy định cụ thể của vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS

Bên cạnh điều 15 là các quy định chung về phòng vệ chính đáng, chế định này còn đƣợc thể hiện ở cả phần chung và phần các tội phạm của BLHS.

Sự thể hiện tại phần chung BLHS

Ở phần chung, phòng vệ chính đáng thể hiện ở điểm c, khoản 1 điều 46 BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009). Lúc này, phòng vệ chính đáng được thể hiện dưới tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

“phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Đây là tình tiết giảm nhẹ người THTT có thể cân nhắc áp dụng khi người phòng vệ thực hiện hành vi phòng vệ nhưng do đánh giá sai tính chất nguy hiểm của hành vi tấn công và các yếu tố khác dẫn đến vƣợt quá giới hạn cần thiết, tuy nhiên, các điều kiện tại điều 96, 106 BLHS về các tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…lại không thoản mãn. Vì vậy, người phòng vệ bị truy cứu trách nhiệm theo các tội danh khác nhưng có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này để tạo sự công bằng cho người phòng vệ.

Sự thể hiện tại phần các tội phạm BLHS

Trong phần các tội phạm, phòng vệ chính đáng đƣợc thể hiện tại các điều 96 BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009) về giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và điều 106 BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009) về cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Pháp luật hình sự đã cụ thể hóa các quy định về phòng vệ chính đáng thành các điều luật cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm và tránh bỏ lọt tội phạm.

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 96 BLHS 1999, sd, bs 2009)

Điều 96 BLHS 1999 quy định:

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Giết nhiều người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Sau khi nghiên cứu điều 96 BLHS 1999 về giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, ta thấy:

Về khách thể: hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng của người khác. Đây là một quyền thiêng liêng, cần được tôn trọng của mỗi người, hành vi xâm phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước và các quan hệ xã hội.

Về chủ thể: người thực hiện hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là người vì bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của chính bản thân và người khác mà thực hiện hành vi chống trả, đủ tuổi chịu TNHS và có đầy đủ năng lực hành vi.

Khác với tội giết người tại điều 93 BLHS 1999-nạn nhân của tội này có thể là bất kỳ người nào thì nạn nhân trong điều 96 BLHS 1999 phải chính là người có hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ trên. Nếu nạn nhân không là người có hành vi xâm hại thì người có hành vi giết người không bị truy cứu trách nhiệm dưới tội này, tùy thuộc vào các tình huống mà TNHS được đặt ra.

Về mặt khách quan: người thực hiện hành vi giết người do vượt quá giới hạn chính đáng đã có hành vi tước đoạt tính mạng của người có hành vi xâm hại để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác. Hành vi giết người này phải vượt quá giới hạn cần thiết. Nghĩa là người phòng vệ không cần tước đoạt tính mạng của người có hành vi xâm hại cũng có thể ngăn chặn được hành vi tấn công của họ, người phòng vệ đã không lựa chọn các xử sự gây thiệt hại ít hơn mà đã lựa chọn cách gây ra cái chết cho nạn nhân và việc này là không cần thiết.

Về mặt chủ quan: người thực hiện hành vi theo điều 96 có lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi biết rõ hậu quả chết người sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng vẫn mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhƣng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.

Về hậu quả: Tại điều 96 quy định: “người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị…”, luật không xác định nạn nhân chết có phải là hậu quả bắt buộc của tội phạm hay không. Tuy nhiên, theo ngiên cứu của các tác giả biên soạn giáo trình đại học luật Hà Nội, đại học luật tp. HCM thì hậu quả chết người cấu thành bắt buộc của tội này. Điều này đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Về hình phạt: người thực hiện hành vi phạm tội vì bảo vệ lợi ích khác nên đã thực hiện hành vi chống trả nhƣng vƣợt quá giới hạn cần thiết nên họ chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tuy nhiên tính nguy hiểm của hành vi đã giảm đáng kể so với điều 93 BLHS 1999 (sđ, bs 2009), vì vậy, mà hình phạt của tội này nhẹ hơn nhiều so với tội giết người bình thường tại điều 93 BLHS 1999.

Người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định đối với hành vi giết nhiều người- từ hai người trở lên tại khoản 2 do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Cần lưu ý là trong trường hợp này, nhiều người là nạn nhân của hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đều là những người cùng có hành vi xâm hại các lợi ích mà người phòng vệ đang mong muốn bảo vệ.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 106 BLHS 1999, sd, bs 2009)

Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng về cơ bản là giống với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người phòng vệ cũng vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người khác hoặc của mình mà chống trả lại, gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại. Hành vi phòng vệ cũng vượt quá giới hạn cần thiết. Tuy nhiên, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn có những điểm khác biệt so với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

Về khách thể: lúc này, hành vi của người phòng vệ nhưng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của người khác.

Về mặt khách quan: người có hành vi phòng vệ đã thực hiện hành vi chống trả gây tổn hại sức khỏe, thương tích cho người có hành vi xâm hại phải từ 31% trở lên, hoặc dẫn đến chết người- đây là trường hợp người chống trả chỉ cố ý về hành vi gây thương tích cho người xâm hại nhưng hậu quả chết người là vô ý, người phòng vệ không không mong muốn cũng như không thấy trước được hậu quả chết người sẽ xảy ra.

Về hình phạt, do chính sách nhân đạo nên hình phạt dành cho tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhẹ hơn rất nhiều so với cố ý gây thương tích tại điều 104 BLHS 1999. Theo đó, người thực hiện hành vi có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Thực tế cũng chỉ diễn ra hai tội này khi xét xử các hành vi về vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vì vậy nhiều quan điểm cho rằng tình tiết giảm nhẹ tại điểm c khoản 1 điều 46 BLHS 1999 là không cần thiết. Tuy nhiên tác giả không đồng ý với quan điểm nêu trên. Theo tác giả, việc quy định phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ vẫn cần thiết khi mà một hành vi gây thiệt hại cho người khác trong phòng vệ nhưng không đáp ứng các điều kiện được quy định tại các điều 96, 106 BLHS nên bị xét xử theo các tội giết người hoặc cố ý gây thương tích thì việc áp dụng tình tiết này để giảm nhẹ cho người thực hiện hành vi vẫn là hợp lý.

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)