Thực tiễn áp dụng

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 56)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT . 34

2.1 Thực tiễn áp dụng

2.1.1 Thực tiễn áp dụng

Phòng vệ chính đáng ra đời góp phần đảm bảo công bằng xã hội và khuyến khích công dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Qua thời gian dài áp dụng chế định này đã mang lại không ít thành công trong việc hạn chế oan sai cho những người vì bảo vệ những lợi ích hợp pháp khác mà gây thiệt hại cho những người có hành vi xâm phạm các lợi ích đó. Tuy nhiên, phòng vệ chính đáng mới chỉ đƣợc ghi nhận chính thức trong hai BLHS là BLHS 1985 và BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009),

đồng thời, chỉ với ba điều luật ghi nhận về chế định này trong khi các văn bản hướng dẫn còn ít và chƣa thực sự rõ ràng nên việc áp dụng các quy định về phòng vệ chính đáng vào thực tế còn ít. Chẳng hạn, theo báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đăklăk từ năm 2008 đến năm 2013 thì với điều 96 BLHS 1999 về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cơ quan THTT đã tiến hành khởi tố 04 vụ án với 08 bị can, trong đó đình chỉ 01 vụ án với 02 bị can, truy tố 03 vụ án với 06 bị can, xét xử 02 vụ án với 5 bị can, còn 01 vụ án đã đƣợc chuyển đi nơi khác xét xử là 01 bị can. Đối với tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại điều 106 BLHS 1999 thì đã khởi tố 03 vụ án với 03 bị can, trong đó có 01 vụ án với 01 bị can chuyển đi nơi khác, truy tố 01 vụ án với 01 bị can, đƣa ra xét xử 01 vụ án với 01 bị can. Ngoài ra, tình tiết giảm nhẹ TNHS phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đƣợc quy định tại điểm c, khoản 1, điều 46 BLHS 1999 chƣa đƣợc áp dụng trong quá trình xét xử.

Qua việc xem xét số liệu trên, tác giả nhận thấy rằng: trên thực tế có rất nhiều trường hợp nạn nhân là người có lỗi khi góp phần tạo ra cách xử sự của người phòng vệ, cũng rất nhiều trường hợp vì muốn bảo vệ người khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội mà người phòng vệ đã gây thiệt hại cho chính nạn nhân là người đang xâm phạm các lợi ích ấy nhưng thực tế xét xử thì chế định phòng vệ chính đáng không được áp dụng nhiều. Đây cũng là trăn trở của không ít người, cũng có những vụ án sau khi bản án có hiệu lực nhƣng vẫn gây tranh cãi trong dƣ luận, nhiều bài viết và những quan điểm trái chiều nhau. Việc định tội danh cho chính xác không phải là dễ khi mà hoàn cảnh xã hội luôn luôn thay đổi, trình độ của những người THTT cũng không đồng đều. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phòng vệ chính đáng đƣợc áp dụng hạn chế nhƣ hiện nay có thể kể đến là tâm lý sợ bỏ lọt tội phạm của những người THTT. Tâm sự với phóng viên báo Thanh niên trong bài

“phạm tội vì chống lại cái xấu: luật đang dung túng cái xấu” đăng ngày 16/06/2014 luật sƣ Lê Nguyễn Quỳnh Thi (đoàn luật sƣ TP. HCM) phân tích: “chính do ranh giới mong manh giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khiến cho CQTHTT sợ bỏ lọt tội phạm nên cứ phải xử lý hình sự cho bằng được người chống lại cái xấu mà lỡ gây chết người”. Cũng theo luật sƣ Vũ Quang Đức (văn phòng luật sư Vũ Quang Đức) người từng bào chữa cho nhiều bị cáo trong những tình huống tương tự cũng cho rằng do quy định về phòng vệ chính đáng của luật còn rất mông lung nên việc đánh giá vụ án phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của các Thẩm phán, trong khi Thẩm phán chỉ tiếp xúc với bị cáo khoảng 3-4 giờ đồng hồ còn chủ yếu đọc hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án do điều tra viên xây dựng chủ yếu chứng cứ buộc tội là chính nên nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc đánh giá thế nào là phòng vệ chính đáng; đó là chưa kể đến phản ứng của gia đình nạn nhân trước một nhân mạng.10

10 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121217/pham-toi-vi-chong-lai-cai-xau-luat-dang-dung-tung-cai- xau.aspx

Không chỉ thế, qua nghiên cứu việc áp dụng phòng vệ chính đáng trong thực tiễn xét xử, tác giả nhận thấy rằng có nhiều khó khăn mà những người THTT hiện nay đang gặp phải, như khó khăn trong việc xác định người thực hiện hành vi do người phạm tội có tâm lý lẩn tránh, giám định pháp y, lấy lời khai… đặc biệt là trong giai đoạn xác định tội danh, người THTT thường thấy lúng túng khi mà giữa các tội có những điểm tương đồng và khó phân định trên thực tế. Việc xác định không đúng tội danh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người dân, vì thế mà đây là công việc trăn trở của nhiều Thẩm phán khi mà mỗi quyết định của họ sẽ đánh dấu một ngã rẽ cho mỗi con người. Những khó khăn mà NTHTT thường gặp phải có thể kể đến:

- Khó khăn trong việc phân định giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Khi xét xử những vụ án mà bị cáo là người gây thiệt hại cho người có hành vi xâm phạm để bảo vệ các lợi ích hợp pháp thì vấn đề xác định hành vi phòng vệ của họ có nằm trong giới hạn cần thiết không luôn là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi. Cùng một vụ án nhƣng khi xét xử ở các Tòa khác nhau với những Thẩm phán khác nhau có thể cho ra những bản án khác nhau, thậm chí là trái ngược, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích người dân. Việc xét xử lại ở các cấp khác nhau không chỉ tốn kém về tiền bạc, thời gian công sức của các Thẩm phán mà còn gây tồn đọng án, lòng tin của người dân vào pháp luật từ đó mà giảm sút. Để xác định chính xác tội danh thì việc xác định hành vi của người phòng vệ đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chưa là điều hết sức quan trọng.

Nhƣng để làm đƣợc điều này không phải dễ. Muốn xác định chính xác việc này cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như sức mạnh của sự tấn công, tương quan lực lượng giữa hai bên, công cụ, phương tiện mà hai bên sử dụng cũng nhƣ thời gian, địa điểm xảy ra vụ án… Tuy nhiên, việc đánh giá các yếu tố này lại không giống nhau giữa những người THTT. Đối với người này có thể hành vi chống trả như vậy là chưa vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng đối với người khác thì hành vi đó là không cần thiết và do đó người phòng vệ phải chịu TNHS. Để có thể làm sang tỏ vấn đề, ta phải đi xem xét thế nào là phòng vệ trong giới hạn cần thiết, nhƣng thế nào là cần thiết thì luật lại không quy định. Luật sƣ Phạm Văn Minh (đoàn luật sƣ TP. HCM) cho biết chế định phòng vệ chính đáng hiện nay vẫn hạn chế cả về thực tiễn lẫn xét xử. “Về cơ bản, luật và các văn bản hướng dẫn chưa quy định một cách đầy đủ những dấu hiệu của chế định phòng vệ chính đáng, nên thực tiễn xét xử không ít trường hợp còn nhận thức rất khác nhau về phòng vệ chính đáng. Nhiều Thẩm phán khi xét xử đã so sánh người bị hại dùng tay, bị cáo dùng dao để nhận định hành vi dùng dao là không tương xứng với dùng tay không;

hay nhiều Thẩm phán hỏi: “sao bị cáo không bỏ chạy” để giải thích rằng nếu bị cáo bỏ chạy thì đã không gây án mạng và không ở tù. Hoặc đôi khi được Thẩm phán cân nhắc như hành vi chống trả cần

thiết toán học, còn lỗi của bị hại chỉ là tình tiết để các quan tòa xem xét để giảm nhẹ hình phạt”- luật sƣ Minh nói.11 Hơn nữa, hành vi xâm hại phải có tính nguy hiểm đáng kể mới làm phát sinh quyền phòng vệ, tuy nhiên thế nào là nguy hiểm đáng kể thì vẫn đang là vấn đề bị bỏ ngỏ. Có thể xem xét vụ án sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này:

Trên tạp chí TAND kì I (tháng 12/2010) số 23, tác giả Nguyễn Thị Tuyết- Tòa án Quân sự Trung ƣơng có đăng bài “Lê Hữu N không phạm tội?” có tóm tắt vụ án nhƣ sau: Gia đình N mới chuyển về khu tập thể phường T. Những lúc rảnh rỗi N thường tập võ thuật. Nguyễn Đắc là thanh niên cùng khu tập thể cho rằng N nghênh ngang, có biểu hiện dương oai nên cần phải chỉnh cho N một trận (ý nói sẽ đánh cho N một trận). Đắc nói ý định này với Đoan, Đông, Trường (là thanh niên cùng khu) và được những người này hưởng ứng. Vào một đêm, biết N ở nhà một mình, khoảng 1h sáng, khi các nhà trong khu đã ngủ yên, Đắc bảo Đoan, Đông, Trường gọi N ra sân nhà tập thể để thực hiện ý định đó. N đang ngủ, bị Trường đập cửa gọi dậy nhưng N không dậy. Thấy vậy, Đoan thò tay qua cửa lay gọi N “dậy uống rượu” (giường ngủ của N gần cửa sổ). Tưởng thật, N dậy đi theo Đoan. Ra tới khu sân bãi gần khu nhà tập thể, Đông, Đắc, Trường cũng đi ra. Bốn người đúng xung quanh N. Đoan nói:

“đây, thằng này mới về, lắm võ, nghênh ngang lắm”. Ngay sau đó, Đông, Đắc, Trường xông vào đấm đá N. Khi Đông xông vào đấm thì N vừa chống đỡ vừa lùi về phía sau không có người. Đắc lao vào đánh thì N lấy dao trong người ra bật lưỡi dao đâm Đắc (trong túi quần N có sẵn con dao nhíp nhỏ, kiểu dao Trung Quốc, lƣỡi gắn vào thân dao, phần lƣỡi dài 7cm), nhƣng N đâm Đắc không trúng mà bị trượt chân ngã. Trường tiếp tục xông vào đánh N, N đã đứng dậy được, vung dao đâm trúng ngực Trường và sau đó bỏ chạy. Đoan chạy tắt đón chặn đường và đạp N, N lại chạy vòng theo lối khác, vừa chạy vừa tri hô kêu cứu. Trường được đưa đi cấp cứu, sau điều trị để lại thương tích là 33%. Với tình tiết trên, N bị VKS truy tố về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 điều 104 BLHS (với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm). Tại phiên tòa VKS đề nghị HĐXX áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm d, khoản 1 điều 46 BLHS “phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của người bị hại”.

Xung quanh vụ án trên, đã có nhiều quan điểm về việc N có phạm tội hay không và nếu có thì phạm tội gì và thuộc điều khoản nào của điều luật? Tác giả Nguyễn Thị Tuyết cũng nêu ra bốn quan điểm về vụ án này. Quan điểm thứ nhất đồng ý với kết luận của VKS vì mặc dù xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người bị hại nhưng với thời gian diễn ra vụ án quá nhanh, lại bị tấn công bất ngờ thì tinh thần của N không thể bị kích động mạnh ngay đƣợc, hành vi ấy chỉ làm cho N bị kích động về tinh thần mà thôi. Mặt khác, N có thể chọn cách bỏ chạy mà không cần chọn cách xử sự ấy. Việc

11http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121217/pham-toi-vi-chong-lai-cai-xau-luat-dang-dung-tung-cai- xau.aspx

đâm Trường vào vị trí trọng yếu và sử dụng hung khí nguy hiểm đã có đủ cơ sở để kết luận N phạm tội theo điều 104 BLHS 1999.

Quan điểm thứ hai cho rằng N phạm tội cố ý gây thương tích trong tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 105 BLHS. Quan điểm này cho rằng khoảng thời gian 1h sáng là thời gian giấc ngủ của con người rất sâu, lại bị lừa dậy là đi uống rượu nhưng lại bị bốn người vây đánh.

Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của con người nên N rất bức xúc đã có hành vi gây thương tích cho Trường với thương tích là 33%.

Quan điểm thứ ba cho rằng N phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 điều 106 BLHS. Đây cũng là quan điểm của tác giả An Văn Khoái và Phan Văn Quân đăng trên tạp chí TAND số 3/2011, trang 41-42, 45. Với tác giả An văn Khoái, ông không ủng hộ quan điểm N phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân (điều 105 BLHS) và tội cố ý gây thương tích với tình tiết giảm nhẹ là phạm tội do tinh thần bị kích động do hành vi trái pháp luật của nạn nhân (Điều 104 BLHS). Theo ông, khi bị lừa ra uống rƣợu và bị tấn công thì lúc này tâm trạng của N chủ yếu là bị bất ngờ và có tâm lý phòng vệ, đồng thời với thời gian ngắn ngủi nhƣ vậy thì không thể đẩy tinh thần của N đến kích động mạnh đƣợc. Con dao mà N dùng làm hung khí gây thương tích cho Trường cũng không phải là con dao mà N có chủ ý mang đi đánh bốn người kia. Bên cạnh đó, khi đã tấn công Trường nhưng vẫn tiếp tục bị đánh N không có ý tiếp tục gây thương tích cho Đoan, Đắc, Trường nữa mà chọn cách bỏ chạy mặc dù trên tay vẫn có dao, do đó không thể kết luận N phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS. Hành vi đâm Trường cũng chỉ là hành vi phòng vệ khi hành vi vi phạm của Đông, Đắc, Trường, Đoan vẫn diễn ra và với mức độ tương đối quyết liệt, cố ý thực hiện đến cùng hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, hành vi phòng vệ của N lúc này đã vƣợt quá mức cần thiết. Trong hoàn cảnh này N có thể lựa chọn nhiều cách xử sự khác nhau. Bên cạnh đó, mục đích ban đầu khi Đắc nói với Đông, Đoan, Trường chỉ là chỉnh cho N một trận (tức là đánh cho Trường một trận) chứ không có ý thực hiện một tội phạm nghiêm trọng.

Việc dùng hung khí nguy hiểm là dao đâm Trường đã vượt quá so với mục đích ba đầu của người bị hại và vượt quá so với sức mạnh tấn công khi mà Đông, Đắc, Trường chỉ đấm đá bằng chân tay. Do vậy, hành vi của N đã thỏa mãn định lƣợng để truy cứu TNHS theo khoản 1 điều 106 BLHS về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Còn đối với tác giả Phan Văn Quân-Tòa án Quân sự khu vực 2-Quân khu 7 với bài viết

“Lê Hữu N phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” cũng đăng trên tạp chí TAND số 3/2011 cũng cho rằng không thể truy cứu N theo tội cố ý gây thương tích tại điều 104 BLHS và tội cố ý gây thương tích trong tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân theo điều 105 BLHS. Theo tác giả ai ở trong hoàn cảnh của N cũng nghĩ ngay đến hành vi phòng

vệ cho bản thân. Khi hành vi tấn công của Đông, Đắc, Trường đang diễn ra thì N có ngay quyền được phòng vệ. Pháp luật cho phép N chống trả lại trong giới hạn cần thiết và thực tế N đã dùng dao để chống trả lại hành vi tấn công trên. Việc dùng dao chống trả lại hành vi tấn công của bốn người kia là cần thiết nhƣng hành vi chống trả ấy đã vƣợt quá ở hậu quả gây ra đối với nạn nhân. “Nếu giả sử N dùng dao chống trả lại, chưa gây thương tích cho ai mà các đối tượng đã bỏ đi hoặc giả sử có gây thương tích cho Trường nhưng tỉ lệ thương tích nhỏ hơn 31% thì có cơ sở cho rằng N phòng vệ chính đáng.”12 Tác giả cũng nhấn mạnh rằng sự quá mức cần thiết ở đây là sự quá mức cần thiết của tỉ lệ thương tích là 33% mà N dùng dao để phòng vệ chứ không phải hành vi dùng dao phòng vệ là quá mức cần thiết, việc N dùng dao phòng vệ vẫn đƣợc cho là phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Theo tác giả Phan Văn Quân thì tỉ lệ thương tật 31% quy định tại khoản 1 điều 106 BLHS là một mốc để xác định hậu quả xảy ra là “cần thiết” hay “quá mức cần thiết”.

Quan điểm thứ tƣ cũng là quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Tuyết cho rằng hành vi chống trả của N là hành vi phòng vệ chính đáng, tức là N không phạm tội. Tác giả cũng đồng tình với quan điểm này. Bởi lẽ: hành vi tấn công vô cớ của Đông, Đắc, Trường, Đoan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của N, hành vi đó đã diễn ra và vẫn đang tiếp tục, lúc này quyền phòng vệ của N đã khởi phát và N có thể thực hiện hành vi phòng vệ của mình mà không cần áp dụng thêm bất cứ biện pháp nào khác như lập luận của tác giả An Văn Khoái vì bốn người kia, tác giả Nguyễn Thị Tuyết không nói rằng có ai bị mất năng lực hành vi hay không nên ta có thể coi như họ là người có đầy đủ năng lực TNHS. Vụ việc lại xảy ra lúc 1h sáng, là lúc mọi người đã đi ngủ, N sẽ khó có thể nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Bên cạnh đó, so về tương quan lực lượng là quá chênh lệch, khi bị bốn người bao vây tấn công thì buộc hành vi chống trả của N cũng thật cương quyết mới mong bảo vệ được lợi ích của mình. Tác giả không đồng ý với tác giả An Văn Khoái khi cho rằng hành vi gây bị thương cho Trường của N là không tương xứng với mục đích ban đầu của người bị hại là chỉ đánh cho N một trận.

Trong hoàn cảnh đêm khuya, bên tấn công lại đông, bị lừa ra uống rƣợu nhƣng lại bị đánh thì N khó mà nhận ra mục đích của bốn người kia là gì, chỉ với câu nói: “đây, thằng này mới về, lắm võ, nghênh ngang lắm” mà nói N biết được mục đích của bốn người kia là điều không hợp lý.

Tác giả cũng không đồng ý với quan điểm của Phan Văn Quân khi cho rằng hậu quả 33% thương tích là mốc định tính cần thiết hay không cần thiết và vì thế mà hành vi của N vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Việc dùng dao chống trả lại những người này là vì N bị tấn công quá bất ngờ, đối phương lại đông người, sự việc xảy ra đêm khuya, việc N bị bất ngờ mà đâm phải vị trí nguy hiểm của Trường cũng là điều khó tránh và vì đối phương quá đông, sức tấn công cũng khá mãnh liệt

12 Lê Hữu N phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Phan văn Quân- tạp chí TAND số 3/2011

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)