1.3 Chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)
1.3.3 Các chế định khác về phòng vệ chính đáng
1.3.3.4 So sánh chế định phòng vệ chính đáng và một số chế định khác
Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
Thực tế xét xử vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc phân biệt phòng vệ chính đáng (điều 15 BLHS 1999) với tình thế cấp thiết (điều 16 BLHS 1999), gây nhầm lẫn trong xét xử, làm thiệt hại quyền lợi của người dân. Để tránh những vướng mắc này, tác giả xin so sánh để làm rõ về hai chế định này.
Về điểm giống:
- Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là các tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi.
- Người gây thiệt hại trong hai chế định đều có mục đích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
- Người có hành vi gây thiệt hại để bảo vệ các lợi ích nêu trên nếu trong giới hạn cần thiết thì không phải tội phạm và không phải chịu TNHS với hành vi của mình.
- Nếu các hành vi gây thiệt hại nêu trên mà vượt quá yêu cầu cần thiết thì người thực hiện hành vi vẫn phải chịu TNHS.
Về điểm khác:
Tiêu chí Phòng vệ chính đáng Tình thế cấp thiết
Chủ thể thực hiện hành vi
Hành vi xâm hại là hành vi tấn công được thực hiện bởi con người
Nguồn xâm hại rộng hơn so với phòng vệ chính đáng, có thể do hành vi của con người, động vật, thiên tai, sự cố mấy móc… là nguồn nguy hiểm có thật, tồn tại khách quan và ngay tức khắc
Điều kiện thực hiện
Người phòng vệ có thể thực hiện ngay hành vi phòng vệ khi quyền phòng vệ phát sinh mà không đòi hỏi phải là cách xử sự cuối cùng, trừ trường hợp người có hành vi xâm hại là trẻ em và người bị mất năng lực trách nhiệm hình sự.
Tình thế cấp thiết đòi hỏi đó phải là xử sựcuối cùng. Nếu còn cách khác để bảo vệ các lợi ích đó thì không đƣợc coi là tình thế cấp thiết.
Đối tƣợng tác động
Thiệt hại mà người phòng vệ gây ra là tính mạng, sức khỏe của người có hành vi trực tiếp tấn công
Pháp luật và thực tiễn xét xử chỉ thừa nhận thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản, không thừa nhận thiệt hại là tính mạng, sức khỏe của con người.
Phạm vithiệt hại Thiệt hại mà người có hành vi phòng vệ gây ra không nhất thiết phải nhỏ hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm hại gây ra.
Pháp luật yêu cầu thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục. Nếu thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại cần khắc phục thì mục đích của tình thế cấp thiết không đạt đƣợc và người có hành vi gây thiệt hại vượt quá vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khía cạnh nạn Phòng vệ chính đáng gây thiệt hại Trong tình thế cấp thiết vẫn có thể gây
nhân cho chính người tấn công, không thừa nhận gây thiệt hại cho người thứ 3.
thiệt hại cho người thứ ba không có lỗi trong việc gây ra nguồn nguy hiểm.
Phân biệtphòng vệ chính đáng và phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Bên cạnh việc gặp khó khăn trong việc phân biệt với tình thế cấp thiết, việc phân biệt phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh vẫn là vấn đề nan giải, gây phức tạp trong công tác giải quyết các vụ án cho các Thẩm phán hiện nay. Vấn đề định tội danh nhầm lẫn giữa hai trường hợp này còn khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt là khi người phòng vệ có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người có hành vi xâm hại người thân thích hoặc chính bản thân người phòng vệ thì tâm lý của người phòng vệ cũng trong tình trạng bị kích động mạnh. Điều này khiến cho những người THTT thường mang tâm lý người phòng vệ phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh mà quên mất rằng họ đang phòng vệ chính đáng. Đƣa ra bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh là tác giả muốn góp phần nhỏ bé vào việc khắc phục những sai sót còn tồn tại trên.
Về điểm giống:
- Về khách thể: phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh đều xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người khác
- Đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân Về điểm khác:
Tiêu chí Phòng vệ chính đáng Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Khách thể bị nạn nhân xâm hại
Lợi ích bị xâm phạm, cần đƣợc bảo vệ rộng hơn-là lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của chính người phòng vệ hay của người
Lợi ích bị xâm phạm là quyền và lợi ích hợp pháp của chính người phạm tội hoặc của người thân thích với người
khác đó.
Giới hạn trách nhiệm hình sự
Người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm hình sự với phần vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ hành vi của mình
Trạng thái tinh thần của người phạm tội
Người phạm tội không bắt buộc phải có tinh thần bị kích động mạnh
Người phạm tội bắt buộc phải thực hiện hành vi trong tinh thần bị kích động mạnh. Nếu tinh thần người phạm tội chƣa bị kích động mạnh thì chƣa thuộc trường hợp này. Theo đó, tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình nhƣng cũng chƣa mất hẳn khả năng nhận thức.
Hình thức thể hiện của hành vi phạm tội
Hành vi xâm phạm của nạn nhân chỉ có thể là hành động.
Bên cạnh hành vi xâm phạm có thể là hành động thì khi nạn nhân xâm phạm bằng lời nói có tính chất nhục mạcũng có thể gây lên tinh thần kích động mạnh cho người phạm tội
Tính chất nguy hiểm của hành vi xâm hại
Hành vi xâm phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể
Không bắt buộc phải là hành vi xâm phạm mạnh mẽ, có tính nguy hiểm cao mà chỉ những hành vi xâm phạm nhỏ nhặt nhƣng có tính chất âm ỉ, đè nén đến một lúc nào đó cũng có thể gây ra tinh thần kích động mạnh.
Việc xác định một hành vi là phạm tội khi tinh thần bị kích động mạnh hay vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hiện nay vẫn rất khó khăn. Theo tác giả, qua bảng so sánh trên ta có thể thấy, mặc dù về mặt lý luận ta có thể phân biệt rõ ràng hai chế định này, tuy nhiên trên thực tế để làm đƣợc điều này là không phải dễ, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm của các Thẩm phán. Đặc biệt là khi hai chế định này có những đặc điểm trùng nhau như người phòng vệ thực hiện hành vi chống trả
khi nạn nhân đang có hành vi xâm phạm người thân của mình và người phòng vệ tinh thần bị kích động mạnh thì rất có thể định tội danh nhầm lẫn trong trường hợp này. Thiết nghĩ: khi một hành vi đều thỏa mãn các yếu tố phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vừa phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh thì nên áp dụng các quy định về vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với hình phạt nhẹ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người phạm tội.Ngoài ra cũng nên xem xét đến yếu tố tinh thần bị kích động mạnh khi giải quyết vụ án.
Để hiểu hơn về vấn đề này, tác giả xin đƣa ra vụ án sau: do gặp khó khăn trong việc định tội danh, VKSND tỉnh Hà Giang trên tạp chí kiểm sát số 9 (tháng 5/2012) đã có đăng bài viết: Nguyễn Văn Lĩnh phạm tội “giết người trong tinh thần bị kích động mạnh” hay “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Theo vụ án: vào khoảng 19h ngày 20/10/2011 Nguyễn Văn Lĩnh, sinh ngày 05/06/1963, tạm trú tại thị trấn C, huyện XM, tỉnh HG) là công nhân xây lắp điện thuộc công ty Sông Đà 5 tại km 26 xã Th.Ph, huyện XM, tỉnh HG rủ Xin Văn Cường sinh năm 1983 trú tại xã Th.Ph, huyện XM, tỉnh HG là công nhân làm việc cùng Lĩnh đi chơi. Đến 20h45 phút cùng ngày, Lĩnh và Cường về lán, khi cách lán 5,6 mét thì thấy đèn trong lán sáng nhưng không có người. Ngay lúc đó, Lĩnh và Cường gặp Lù Văn Tuấn, sinh 18/05/1980 và Hoàng Văn Đinh, sinh ngày 10/05/1995 cùng trú tại huyện XM, tỉnh HG. Vì không biết nhau nên Lĩnh và Cường vẫn đi về lán, khi cách lán 1 mét thì Tuấn chửi Lĩnh và đe dọa: “hôm nay tao phải đánh mày chết”, Lĩnh nói: “các chú có gì cứ vào lán nói chuyện”. Tuấn chửi: “không có lán trại gì cả, hôm nay tao phải giết mày” rồi xông vào đạp một phát vào người Lĩnh làm Lĩnh ngã gục xuống đất, Lĩnh bỏ chạy, mặc dù Đinh can ngăn nhưng Tuấn vẫn tiếp tục đuổi theo và đạp liên tục vào người Lĩnh. Lĩnh chạy về phía ô tô tải cách lán 7 mét, Tuấn tiếp tục xông vào đạp Lĩnh ngã. Lĩnh chui vào gầm ô tô nhƣng Tuấn chui vào kéo Lĩnh ra và nhặt một hòn đá kích thước 15cm x 09cm đập một nhát vào trán Lĩnh gây vết thương dài 04cm, rộng 07cm sâu sát xương gây chảy nhiều máu. Thấy Tuấn liên tục tấn công, Lĩnh chạy vào lán, Tuấn tiếp tục chạy theo đạp ngã Lĩnh. Lĩnh chạy về phía bếp lấy con dao dài 28.5cm cả chuôi, phần rộng nhất là 06cm để trên trạn bát, tay phải ôm vết thương trên trán đi lại lán. Tuấn thấy Lĩnh lại chửi bới và lao vào định đánh.
Lĩnh dùng dao đâm vào ngực phải của Tuấn theo hướng từ trên xuống sâu 06cm, thấu lồng ngực phải, rộng 2.5 cm, làm gãy xương sườn số 3, 4, 5, rách thùy phổi phải kích thước là 03cm. Tuấn được đưa đi cấp cứu nhƣng đã tử vong. Sau khi bỏ trốn lên đồi, 3h10 phút ngày 31/10/2011, Lĩnh đã đến công an tự thú.
Cùng với các tài liệu thu thập đƣợc, ngày 02/11/2011 cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh HG đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Lĩnh theo quy định tại điều 93 luật hình sự. Ngày 26/11/2011 cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh HG đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can từ
hành vi giết người theo điều 93 sang hành vi giết người trong tinh thần bị kích động mạnh điều 95 BLHS.
Vụ án trên đã có hai quan điểm khác nhau: quan điểm thứ nhất cho rằng Lĩnh phạm tội giết người trong tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của Tuấn. Lĩnh có thể chọn phương pháp khác như bỏ đi khi đã vào bếp nhưng Lĩnh đã không chọn mà lấy dao và tước đoạt mạng sống của Tuấn. Quan điểm thứ hai cho rằng Lĩnh phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Mặc dù không quen biết nhƣng Tuấn đã có hành vi xâm phạm sức khỏe của Lĩnh khi Lĩnh hết lần này đến lần khác nín nhịn và hành vi của Lĩnh là để tự vệ.
Sau khi đăng trên tạp chí kiểm sát, bài viết đã nhận đƣợc nhiều chia sẻ, đóng góp của các tác giả nhƣ Phạm Tất Bắc- VKSND Vĩnh Cửu, Đồng Nai; Lê Văn Meo- VKSND tỉnh Hậu Giang; Mai Văn Hùng-VKSND tỉnh Phú Thọ; Trần Đinh Thế-VKSND Thừa Thiên Huế… Khá nhiều bài viết ủng hộ quan điểm thứ nhất nhƣ quan điểm của tác giả Phạm Tất Bắc, Lê Đức Khanh…cho rằng Nguyễn Văn Lĩnh phạm tội giết người trong tinh thần bị kích động mạnh (điều 95), nhưng cũng có bài viết ủng hộ quan điểm thứ hai. Qua đó, ta thấy việc phân biệt giữa hai tội này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Mỗi VKS sẽ có những quan điểm, chủ kiến riêng. Thậm chí, quan điểm của CQĐT tỉnh HG cũng không thống nhất, có sự thay đổi.
Qua việc phân tích vụ án trên, việc xác định chính xác tội danh để đưa ra bản án đúng người, đúng tội là vô cùng khó khăn. Vì vậy, rất cần những Thẩm phán-là những người cầm cán cân công lý có những kiến thức vững vàng, kinh nghiệm dồi dào và một trái tim nóng để không làm oan người vô tội cũng nhƣ không bỏ lọt tội phạm.