Phòng vệ tưởng tượng, phòng vệ quá sớm, phòng vệ quá muộn

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 34)

1.3 Chế định phòng vệ chính đáng trong BLHS 1999 (sđ, bs năm 2009)

1.3.3 Các chế định khác về phòng vệ chính đáng

1.3.3.3 Phòng vệ tưởng tượng, phòng vệ quá sớm, phòng vệ quá muộn

Phòng vệ tưởng tượng

Trong thực tiễn xét xử, người ta đã sớm thừa nhận khái niệm khi mà một người với mục đích là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của chính mình hoặc của người khác, gây tổn hại cho một người khi nhầm tưởng rằng người này có hành vi xâm hại các quan hệ nói trên nhưng thực tế lại không có hành vi xâm hại-là phòng vệ tưởng tượng. Phòng vệ tưởng tượng ra đời góp phần hoàn thiện chế định phòng vệ chính đáng và thực tiễn xét xử. Khái niệm này đƣợc nhắc đến lần đầu tiên trong chỉ thị số 07/1983/TANDTC về việc xét xử các hành vi xâm hại tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Đến nay, phòng vệ tưởng tượng vẫn tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Theo đó, phòng vệ tưởng tượng là hành vi chống trả của một người tưởng lầm rằng có hành vi tấn công nhưng thực tế hành vi tấn công không tồn tại và hành vi đó đã gây ra thiệt hại cho người bị lầm tưởng.

Khi quyết định hình phạt đối với hành vi phòng vệ tưởng tượng đã gây ra nhiều tranh cãi.

Nhiều quan điểm cho rằng: hành vi xâm phạm là điều kiện tiên quyết để cho quyền phòng vệ đƣợc phát sinh, nhưng trong phòng vệ tưởng tượng không có hành vi xâm hại nên các điều kiện cho quyền phòng vệ không thỏa mãn, do đó, người thực hiện hành vi vẫn phải chịu TNHS như các trường hợp phạm tội thông thường khác. Một số quan điểm khác cho rằng người phòng vệ tưởng tượng nên được xem như là phòng vệ chính đáng khi hoàn cảnh khách quan cho phép người đó tin rằng có sự xâm hại thực sự.

Tác giả đồng ý với quan điểm này. Người phòng vệ tưởng tượng đã tin rằng: có hành vi tấn công, xâm hại từ phía nạn nhân nên đã ra tay chống trả nhằm bảo vệ những quan hệ luật định chứ không phải vì vô cớ hay mâu thuẫn mà thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa, với hoàn cảnh khách quan, người phòng vệ không nhận thức đƣợc, không buộc phải nhận thức đƣợc và không thể nhận thức đƣợc không có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Với những điều kiện trên, việc không xem xét nhƣ phòng vệ chính đáng cho người phòng vệ sẽ không đảm bảo công bằng. Còn nếu người có hành vi phòng vệ tưởng tượng tin rằng có hành vi xâm hại các quan hệ xã hội cần đƣợc bảo vệ nhƣng thực tế hành vi xâm hại không diễn ra và hoàn cảnh khách quan cũng không cho phép người phòng vệ tưởng tượng hiểu lầm như vậy thì người đó vẫn phải chịu TNHS và được giải quyết như các trường hợp sai lầm khác7 vì mặc dù Nhà nước khuyến khích người dân bảo vệ các lợi ích hợp pháp nhưng cũng yêu cầu sự cẩn trọng để tránh xâm hại vô cớ đến những người vô tội. Ngoài hai quan điểm trên, theo một số học giả người có hành vi phòng vệ tưởng tưởng có thể được miễn TNHS nếu các yêu cầu về khách quan và chủ quan cho phép người phòng vệ tưởng tượng hiểu như vậy.

7Nguyễn Ngọc Hòa, tội phạm trong luật hình sự, Nxb CAND, trang 63

Để hiểu rõ hơn về phòng vệ tưởng tượng, tác giả xin phân tích một vụ án xét xử ông Vũ Xuân Sơn (57 tuổi, ngụ tại xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) được đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 28/3/20148 nhƣ sau: khoảng 9 giờ ngày 14/10/2013 ông Đỗ Đức Cảnh (43 tuổi, ngụ xã Phú Giềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cùng một cán bộ thuế khác là Phùng Cường (43 tuổi, ngụ phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài) đến tiệm sửa điện thoại Đại Vương của con trai ông Nguyễn Minh Vương để thu thuế môn bài. Ông Vương nộp 300.000 đồng và được ông Cảnh, ông Cường giao cho biên lai thu thuế. Khi ông Sơn (là cha của ông Vương) đi chợ về thấy biên lai không có dấu mộc treo của cơ quan thu thuế, không có chữ ký của người có thẩm quyền, tưởng hai ông đã đến lừa lấy tiền nên đã lái xe máy, cầm theo dao đuổi theo hai người này và gây thương tích cho ông Cảnh là 3%. Bị đánh, ông Cảnh lấy 300.000 đồng trả lại cho ông Sơn và đến cơ quan công an xã Tiến Hƣng trình báo.

Viện Kiểm Sát truy tố ông Sơn về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104 BLHS 1999. Tại phiên tòa ngày 28/03/2014 TAND thị xã Đồng Xoài, (tỉnh Bình Phước) đã trả hồ sơ điều tra bổ sung theo hướng ông Sơn phạm tội cướp tài sản. Việc xét xử ông Sơn theo tội danh cướp tài sản là chưa hợp lý. Theo tác giả, ông Sơn đã có hành vi phòng vệ tưởng tượng bởi: mặc dù hành vi của ông Sơn đã thỏa mãn các yếu tố như: về chủ thể: ông Sơn là người có đầy đủ năng lực TNHS; về khách quan, ông đã có hành vi dùng bạo lực tấn công người có trách nhiệm quản lý tài sản; về khách thể, ông xâm phạm tài sản do người khác quản lý nhưng khi thực hiện hành vi ông Sơn không có ý thức chiếm đoạt tài sản người khác. Hành vi gây thương tích cho ông Cảnh là vì ông cho rằng ông Cảnh và ông Cường đã giả dạng cán bộ Nhà nước để lừa đảo tài sản công dân nên ông đuổi theo để đòi lại tài sản trên. Ngoài ra, với biên lai thu thuế không có con dấu, không có chữ ký của người có thẩm quyền đã làm cho ông tưởng nhầm rằng đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với các lý do trên, việc xem xét ông theo tội cướp tài sản là chưa phù hợp. Theo tác giả nên vận dụng các quy định về phòng vệ tưởng tượng để xem xét sẽ đảm bảo công bằng hơn cho ông Sơn.

Phòng vệ quá sớm

Một trong những điều kiện để đƣợc coi là phòng vệ chính đáng là hành vi xâm hại đã bắt đầu, chƣa kết thúc hoặc mặc dù hành vi xâm hại chƣa xảy ra nhƣng đe dọa xảy ra ngay tức khắc. Qua nghiên cứu điều kiện trên, ta thấy người ta cũng thường đề cập đến khái niệm phòng vệ quá sớm.

Phòng vệ quá sớm là hành vi phòng vệ khi hành vi tấn công chƣa bắt đầu cũng nhƣ chƣa đe dọa xảy ra ngay tức khắc. Khác với phòng vệ tượng tượng-hành vi tấn công là không có nhưng người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác đã tưởng nhầm rằng có hành vi tấn công, còn với phòng vệ quá sớm, hành vi tấn công là có thật, sẽ xảy ra và đe dọa xảy ra. Tuy nhiên, hành vi tấn công lúc này vẫn chƣa bắt đầu, vì vậy, quyền phòng vệ vẫn chƣa phát sinh và hành vi chống trả lúc này không đƣợc coi

8http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=600362&ChannelID=6

là phòng vệ chính đáng. Cũng có thể coi là phòng vệ chính đáng nếu hành vi tấn công chƣa xảy ra nhưng đe dọa xảy ra ngay tức khắc, thường là các tội rất nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và nếu hành vi xâm hại xảy ra sẽ để lại hậu quả rất lớn hoặc không thể khắc phục đƣợc hậu quả. Nếu hành vi xâm hại đe dọa sẽ xảy ra nhƣng không ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ thì cũng là phòng vệ quá sớm.

Người có hành vi phòng vệ quá sớm vẫn phải chịu TNHS như các tội danh thông thường.

Nếu như người phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm thì người phòng vệ quá sớm vẫn phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình với tội danh tương ứng khi đáp ứng các yếu tố luật định. Phòng vệ quá sớm là hành vi chống trả khi hành vi xâm hại chƣa xảy ra và quyền phòng vệ chƣa khởi phát, vì vậy mà người thực hiện hành vi vẫn bị coi là phạm tội. Ví dụ: A, B, C, D là bạn học cùng nhau. Một lần cả bốn người đang cùng nhậu thì A và D xảy ra mâu thuẫn, A nói với D: “tao sẽ cho mày một bài học” rồi lững thững đi ra sân, D thấy vậy vội lấy con dao để gọt trái cây, đuổi theo đâm A thủng tim, A chết. Hành vi của D lúc này là phòng vệ quá sớm vì sự tấn công của A vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Lúc này, D vẫn chịu trách nhiệm với tội danh giết người.

Phòng vệ quá muộn

Trái ngƣợc phòng vệ quá sớm là hành vi phòng vệ quá muộn. Phòng vệ quá muộn là hành vi phòng vệ khi hành vi tấn công, xâm hại đã kết thúc. Pháp luật đòi hỏi người có hành vi phòng vệ khi hành vi tấn công đang tồn tại, nghĩa là hành vi tấn công đó đã bắt đầu và chƣa kết thúc trên thực tế. Khi hành vi tấn công đã kết thúc tức là hành vi đó không còn nguy hiểm cho xã hội nên quyền phòng vệ không còn cơ sở để tồn tại. Người có hành vi phòng vệ vào thời điểm này được gọi là phòng vệ quá muộn và người thực hiện hành vi chống trả vẫn phải chịu trách nhiệm với tội phạm mà mình thực hiện.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: mặc dù người có hành vi xâm hại đã dừng hành vi tấn công của mình trên thực tế nhưng hoàn cảnh khách quan không cho phép người phòng vệ nhận biết được điều đó, hầu hết ai đặt vào hoàn cảnh này cũng không thể nhận biết và bản thân người phòng vệ cũng không thể biết được điều này thì người có hành vi phòng vệ vào thời điểm này vẫn được coi như phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Chúng ta cùng tìm hiểu một vụ án ở Gia Lai để hiểu rõ hơn về quy định này.Theo cáo trạng cho biết, vào 11 giờ ngày 6/11/2013 Nguyễn Hữu Truyền (sinh năm 1988, trú làng Bi, thị trấn Chƣ Ty, Đức Cơ, Gia Lai) đi đám cưới tại nhà ông Nguyễn Hiền (làng Mook Đen 2, xã La Tom, Đức Cơ). Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cưới chỉ còn một vài người thân với chủ nhà ở lại nhậu. Trong lúc hát, Võ Quốc Tuấn (sinh năm 1981, trú tại Mook Đen 2), hát phía sau chị Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1992, trú làng Bi, La Đom) đã nhiều lần đƣa tay sờ ngực chị Yến. Chị Yến quay lại thấy Lê Văn Sơn (sinh năm 1989, tại làng Bi) đang ở phía sau nên nghĩ Sơn đã sờ ngực mình. Chị Yến quay lại lớn tiếng chửi

Sơn. Sơn đưa tay tát chị Yến một cái, Truyền và một số người đã can ngăn, đẩy Sơn ra khỏi đám cưới.

Sơn đi về nhà.Một lúc sau, Sơn quay lại đám cưới, tay bưng giỏ nhựa để đựng ly chén ném vào người chị Yến nhưng không trúng. Thấy vậy, Truyền và mọi người đẩy Sơn ra quốc lộ 19B đưa lên phía sau xe anh Khai để chở Sơn về nhà, nhưng Sơn không chịu, định quay lại đám cưới để đánh những người xung quanh. Lúc này Truyền mới nói Sơn: “mày là đàn ông đánh con gái không biết nhục à?”, rồi Truyền quay đi đƣợc 3,4 mét thì Sơn chạy phía sau đến dùng tay đánh vào mắt phải của Truyền, Truyền bị đau ôm mắt ngồi dưới đất. Sau khi đánh Truyền xong, Sơn sang nhà bên cạnh lấy xe máy điều khiển ra giữa quốc lộ 19B rồi dừng lại ngồi trên xe. Lúc này, Truyền phát hiện một cục đá ở bên mép đường nên đã nhặt cục đá, tiến về phía Sơn đang ngồi rồi đập cục đá vào đỉnh đầu chẩm bên trái của Sơn khiến Sơn gục ngã và chết trên đường đi cấp cứu. Đến 16 giờ cùng ngày, Sơn đến công an huyện Đức Cơ đầu thú. Ngày 3/3/2014 TAND tỉnh Gia Lai tuyên phạt bị cáo Truyền 8 năm tù giam vì tội giết người.

Từ các vụ án trên, ta thấy hành vi đánh chị Yến,khi đƣợc Truyền can ngăn, Sơn cũng có hành vi đánh vào mắt phải của Truyền là hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của người khác.

Sơn đã có hành vi xâm phạm các quan hệ đƣợc pháp luật bảo vệ. Truyền đã có quyền phòng vệ khi hành vi tấn công đang tồn tại. Tuy nhiên, khi Sơn đi lấy xe mấy chạy ra quốc lộ và ngồi trên xe thì hành vi tấn công của Sơn lúc này đã chấm dứt, không còn nguy hiểm cho xã hội nên quyền phòng vệ của Truyền lúc này cũng không còn. Hành vi đập cục đá vào đầu Sơn gây cái chết cho nạn nhân của Truyền lúc này không còn là hành vi phòng vệ, hay nói cách khác là hành vi phòng vệ lúc này là quá muộn. Vì vậy, Truyền vẫn phải chịu TNHS với hành vi giết người của mình.

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)