Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT . 34

2.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật

2.2.2 Giải pháp cụ thể

2.2.2.2 Các giải pháp khác

Giải pháp về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

 Đối với CQTHTT:

CQĐT: CQĐT đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và tìm kiếm tội phạm. Để không vấp phải những sai phạm trong quá trình điều tra, cũng như không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, tránh việc đình chỉ, trả hồ sơ điều tra bổ sung làm mất thời gian và công sức cho các hoạt động tố tụng, việc nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng công cuộc phát hiện, thu thập chứng cứ, tạo cơ sở cho kết luận điều tra đƣợc chính xác, khách quan là một điều hết sức cần thiết. CQĐT hơn hết cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên trong việc quản lý, giám sát công việc điều tra và phát hiện tội phạm. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các điều tra viên cũng là một trong những nhân tố làm nâng cao chất lƣợng giải quyết vụ án. Các điều tra viên hơn hết phải là người được trang bị kiến thức hoàn thiện về pháp luật. Họ là những người thu thập chứng cứ để chứng minh một người có phạm tội hay không và nếu có thì phạm tội gì, thuộc điều khoản nào của BLHS. Do đó, các kiến thức về phòng vệ chính đáng, về những điểm giống và khác nhau giữa những tội danh có cấu thành tương tự cần được nắm vững để tránh những sai lầm trong quá trình định tội danh, làm cơ sở cho VKS truy tố người bị tình nghi ra trước pháp luật. Quán triệt tư tưởng trong quá trình điều tra không chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà còn thu thập cả chứng cứ gỡ tội. Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của người dân để kịp thời phát hiện những sai sót trong tố tụng làm ảnh hưởng quyền lợi nhân dân. Chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên cũng như các yêu cầu của VKS khi cho rằng các quyết định đó là đúng pháp luật. Trong trường hợp khi cho rằng các quyết định ấy là không có cơ sở cần báo kịp thời lên cơ quan có thẩm quyền để có đường lối xử lý thích hợp, tránh những sai lầm làm ảnh hưởng quyền lợi của nhân dân.

VKS: VKS là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong kiểm sát điều tra và công tác xét xử.

VKS còn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bằng một bản cáo trạng. Nâng cao vai trò kiểm sát hoạt động điều tra, phát hiện những sai sót để góp phần đƣa ra những bản án khách quan, tránh vi phạm thủ tục tố tụng, đảm bảo công bằng và pháp chế XHCN. Không chỉ thế, VKS còn đóng vai trò trong việc phát hiện và kháng nghị những bản án xét xử không đúng người, đúng tội để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là một quyền vô cùng quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Với những kiến thức chuyên sâu về pháp luật, VKS có khả năng phát hiện những sai phạm trong tố tụng hoặc bản án đƣợc tuyên với những chứng cứ không thuyết phục, khi đó VKS sẽ thực hiện thủ tục kháng nghị và bản án sẽ đƣợc xem xét lại. Với vai trò quan trọng trên, VKS ngày càng đƣợc chú trọng và nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn thì việc nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức nghề

nghiệp cũng không thể thiếu. Tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp giữa ba cơ quan ĐT, VKS, TA, đảm bảo cho thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong công tác THTT. Thực hiện tốt chủ trương “nói không với tiêu cực” cũng là nhiệm vụ hàng đầu mà các cơ quan ngành tƣ pháp, trong đó có VKS.

TA: Tòa án là cơ quan vô cùng quan trọng trong công tác xét xử. Đây là cơ quan đƣa ra những quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của mỗi người dân, quyết định một người có phải là tội phạm hay không, vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho Tòa án là điều không thể thiếu.

Đảm bảo việc giám sát, kiểm tra của tòa án cấp trên đối với tòa án cấp dưới, kịp thời phát hiện những sai sót, vướng mắc và hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất phương hướng xét xử luôn là công tác đƣợc quan tâm hàng đầu của ngành tòa án. TA cần phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm kịp thời các bản án có kháng cáo, kháng nghị, không để oan người vô tội. Nâng cao kiến thức pháp luật cho Hội thẩm và Thẩm phán. Ngoài ra, để tránh việc tồn đọng án, các án không đƣợc đƣa ra xét xử kịp thời và chất lƣợng bản án không đƣợc quan tâm đúng mức, cần thay đổi cơ cấu tổ chức thành lập tòa.

Ở đâu lƣợng dân đông, số lƣợng án xảy ra nhiều thì nên thành lập nhiều tòa hơn ở những nơi ít dân và số lƣợng án hạn chế. Việc xác định địa bàn hoạt động của tòa án cần dựa vào các yếu tố nhƣ: số lƣợng các loại vụ án xảy ra, quy mô địa giới hành chính, số lƣợng dân cƣ và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội... Thực hiện tốt công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại để phát huy hết khả năng lắng nghe tiếng nói của nhân dân, của cấp dưới, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm đã được chỉ ra nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

 Đối với người THTT

Người THTT là một trong những chủ thể của tố tụng hình sự, có vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình chứng minh, giải quyết vụ án hình sự. Những người THTT có nhiệm vụ quyền hạn khác nhau nhƣng hoạt động của họ có mối liên hệ mật thiết, thống nhất với nhau và đều có trách nhiệm nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để oan người vô tội. Do đó, đào tạo kĩ năng hành nghề luôn là tiêu chuẩn hàng đầu để tạo ra những người THTT có đầy đủ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề để trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước thi hành công vụ. Đảm bảo tính độc lập, khách quan, chính xác trong quá trình THTT, không để những tư lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý tội phạm. Trong công tác thực hành pháp luật, không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật và kinh nghiệm điều tra, xét xử vụ án. Bên cạnh đó, phẩm chất chính trị, học vấn và năng lực chuyên môn cũng là những thước đo để người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá và phân công nhiệm vụ trong hoạt động tố tụng. Người THTT khi thực hiện điều tra, phát hiện tội phạm cần nắm rõ các quy định về phòng vệ

chính đáng, các quy định để điều kiện cho quyền phòng vệ phát sinh và hành vi phòng vệ thực hiện ở mức độ nào được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau khi gặp những vướng mắc trong quy định của pháp luật.Trong trường hợp pháp luật không rõ ràng cần có văn bản xin hướng dẫn. Nắm vững và phân biệt các trường hợp phạm tội dễ nhầm lẫn nhƣ phạm tội trong tinh thần bị kích động mạnh và phạm tội do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, giữa vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay giết người hoặc cố ý gây thương tích…

Giải pháp về văn hóa, giáo dục, tuyên truyền

Là các giải pháp tác động đến tâm lý, ý thức, trình độ nhận thức của mọi người để họ tự phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của bản thân và góp phần vào công tác phòng ngừa chung cho cả xã hội.

Về văn hóa, giáo dục: Để góp phần hạn chế tội phạm, xây dựng đời sống văn hóa thì nhận thức tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thế hệ trẻ ngày càng phải đƣợc nâng cao. Ngay từ bây giờ, khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, những học sinh-người chủ tương lai của đất nước cần được trang bị những kiến thức về pháp luật rõ ràng. Bên cạnh việc học các môn văn hóa xã hội thì việc tìm hiểu về chính sách pháp luật, trang bị những kiến thức pháp lý làm nền tảng cho cuộc sống sau này của các thế hệ trẻ cũng là công việc vô cùng cần thiết. Nhà trường cần trang bị cho những học sinh, sinh viên ý thức tuân thủ pháp luật, có tinh thần bảo vệ các lợi ích hợp pháp nhƣng cần thực hiện theo đúng pháp luật. Các kiến thức về phòng vệ chính đáng cũng cần phổ biến rộng rãi để mọi người biết, hiểu và làm theo. Nếu làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ cũng là những bước lớn để hạn chế tội phạm xảy ra.

Về tuyên truyền: Để người dân hiểu biết pháp luật và làm theo thì hơn hết công cuộc tuyên truyền phải được chú trọng. Tuyên truyền là một trong những phương thức phổ biến pháp luật một cách rộng rãi đến người dân để họ có ý thức chấp hành pháp luật. Cơ quan địa phương cần thường xuyên xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân địa phương, lồng ghép các cuộc họp dân, giải thích pháp luật cho mọi người hiểu về những hành vi có thể dẫn đến vi phạm pháp luật, hành vi phòng vệ như thế nào để được coi là hợp pháp, tránh các trường hợp phòng vệ quá sớm, phòng vệ quá muộn hoặc vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu. Địa điểm tuyên truyền phải đông người qua lại, các vùng trọng điểm của khu vực.

Không chỉ thế, Tòa án địa phương cũng nên tổ chức các buổi xét xử lưu động, đặc biệt là các buổi xét xử liên quan đến phòng vệ chính đáng, vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng để tuyên truyền pháp luật cho người dân, giúp người dân tự nhận thức và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời ghi nhận những đóng góp, ý kiến của người dân về quá trình xét xử.

Giải pháp về công tác xét xử

Ngành Tòa án phải thường xuyên đẩy mạnh công tác tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá công tác thực tiễn xét xử những vụ án liên quan đến phòng vệ chính đáng. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Khi mà pháp luật còn nhiều điểm chƣa thống nhất và xã hội luôn biến đổi thì công tác tổng kết rút kinh nghiệm cần được ưu tiên. Tại các buổi tổng kết, những người THTT, đặc biệt là các Thẩm phán sẽ đúc kết những điều đã làm đƣợc, những điều chƣa làm đƣợc, những điểm thiếu sót của pháp luật cần đƣợc bổ sung và thực hiện trao đổi các kiến thức về pháp luật. Cũng từ đây, đưa ra được những đường lối xử lý vụ việc khi có những vụ án có các điểm giống nhau cơ bản về tình tiết. Đồng thời phát hiện những thiếu sót của pháp luật nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn.

Mở rộng giao lưu, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm trên các tạp chí như tạp chí kiểm sát, tạp chí Tòa án, tạp chí khoa học pháp lý... Trong quá trình xét xử, nếu bắt gặp những vụ án có nội dung phức tạp hoặc có tranh chấp trong việc định tội danh, người THTT có thể đưa vụ án lên các tạp chí với nội dung vụ án đồng thời xin ý kiến đóng góp của những người cùng ngành. Đây là một phương pháp hữu hiệu để thu thập những ý kiến, quan điểm từ các kiểm sát viên, thẩm phán về đường lối xử lý vụ việc khi mà một CQTHTT gặp khó khăn trong việc xác định tội danh hay có sự khó phân định giữa các tội danh. Khi nhận được chia sẻ, đóng góp ý kiến từ những người THTT đồng ngành, họ sẽ có được những chia sẻ về quan điểm xử lý vụ việc từ người đóng góp ý kiến, những lập luận cho quan điểm của mình, đồng thời xác định đƣợc các ý kiến đa số ủng hộ quan điểm nào, để từ đó rút ra kinh nghiệm và quan điểm cho bản thân trong việc xác định tội danh.

Nâng cao vai trò của đội ngũ luật sư. Do trình độ dân trí nước ta còn thấp, một bộ phận người dân chƣa am hiều pháp luật, do đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, họ sẽ không thể biết đƣợc hết quyền và nghĩa vụ của mình nên khó có thể bảo vệ tốt lợi ích cho bản thân, vì vậy luật sƣ lúc này là chỗ dựa tốt nhất cho người dân. Theo số liệu thống kê của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, trong 06 năm (từ năm 2005-2010), riêng lĩnh vực tƣ vấn pháp luật, đội ngũ luật sƣ đã tham gia hơn 145.000 vụ việc, 50.000 vụ việc về lĩnh vực dịch vụ pháp lý khác.17 Với tinh thần đạo đức nghề nghiệp cao cả và nhiệt huyết cộng với các kiến thức pháp luật tinh thông và sâu sắc, đội ngũ luật sƣ sẽ là người đại diện, người bảo vệ cho thân chủ của mình. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng không chỉ giúp cho các bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khác quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử đƣợc nhanh chóng, chính xác, tránh để oan người vô tội, để lọt tội phạm. Do đó, để nâng cao vai trò của đội ngũ luật sư hiện nay, nhà

17 Chiến lƣợc phát triển nghề luật sƣ đến năm 2020 (ban hành kềm theo quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/07/2011 của Thủ tướng Chính Phủ

nước ta hơn hết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của đội ngũ luật sư.. Bên cạnh đó cũng cần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường số lượng, chất lượng để từng bước nâng cao vị trí luật sư nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phòng vệ chính đáng lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)