Chính sách thương binh, bệnh binh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH

1.1 Thương bệnh binh và chính sách đối với thương bệnh binh

1.1.2 Chính sách thương binh, bệnh binh

17

Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách”“sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.

Theo Giáo trình hoạch định và Phân tích chính sách công của Học viện Hành chính do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2008 [tr.14], khái niệm về chính sách: “là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định”.

Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”.

1.1.2.2 Chính sách thương binh, bệnh binh

Chính sách đối với thương binh, bệnh binh là đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với thương binh, bệnh binh, nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hi sinh cao cả của họ, đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh và gia đình của họ.

Chính sách đối với thương binh, bệnh binh không chỉ đơn thuần ghi nhận sự biết ơn của Nhà nước, của cộng đồng đối với thương binh, bệnh binh và gia đình họ mà còn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả góp phần ổn định chính trị, xã hội.

Chính sách thương binh, bệnh binh là một chính sách nhân đạo, thể hiện sâu sắc bản chất ƣu việt của xã hội ta, có liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử, pháp lý và truyền thống đạo lý của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta tổ chức nghiên cứu, hoạch định ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện, kiểm

18

tra việc thực hiện đến từng đối tƣợng tùy điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở từng giai đoạn mà Nhà nước điều chỉnh chế độ ưu đãi xã hội theo hướng nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh binh thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp một phần nào đó cho họ về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Chính sách đối với thương binh, bệnh binh là chính sách quan trọng về vai trò và chức năng, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng và triển khai đưa các chính sách đối với thương binh, bệnh binh vào cuộc sống.

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh dựa trên các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công. Trong đó, có các chế độ ưu đãi như sau:

- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

- Cấp Bảo hiểm y tế;

- Điều dƣỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình;

- Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo;

- Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, vay vốn ưu đãi để sản xuất; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

Bên cạnh các nội dung trợ cấp còn thực hiện các nội dung ƣu đãi khác:

- Trợ cấp mai táng phí;

- Bảo hiểm Y tế;

- Tàu xe khám chữa bệnh, giám định thương tật, phí giám định y khoa cho thương binh, bệnh binh;

19

- Thuốc đặc trị và điều trị đặc biệt khác cho thương binh, bệnh binh điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

- Quà tặng của Chủ tịch nước và ăn thêm ngày lễ, tết;

- Sửa chữa nhà ở, cơ sở hạ tầng.

1.1.2.3 Vai trò của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh

Vai trò của Nhà nước thông qua chính sách thương binh, bệnh binh được thể hiện trên các nội dung:

Thứ nhất, Chính sách thương binh, bệnh binh là chính sách xã hội, hoạt động diễn ra trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội… với quy mô đa dạng và dưới hình thức phong phú do đó rất cần có sự định hướng và hoạch định của Nhà nước về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách trong từng giai đoạn cụ thể. Nhà nước định ra các tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng thương binh, bệnh binh, phù hợp với trình độ phát triển xã hội cho từng giai đoạn nhằm chăm lo để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thương binh, bệnh binh.

Thứ hai, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong thực hiện chính sách thương binh, bệnh binh. Chính sách thương binh, bệnh binh cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều bên tham gia, vì vậy cần có nhà nước đứng ra hướng dẫn, điều hòa hoạt động cho các cấp thuộc thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời trong toàn xã hội.

Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm khắc phục những hạn chế của chính sách thương binh, bệnh binh bằng quyền lực Nhà nước. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ, chính sách thương binh, bệnh binh rất dễ bị biến chấtm tha hoá làm mất đi bản chất tốt đẹp của nó. Công tác quản lý chính sách thương binh, bệnh binh bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến hàng loạt các hành động tiêu cực như chạy thủ tục, lạm dụng ngân sách người có công để tư lợi, tranh thủ lợi ích nhóm, bất bình đẳng đối với một số đối tượng khác.... Nhà nước cần can thiệp kịp thời phòng ngừa, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm đó, đề

20

xuất biện pháp khắc phục những bất hợp lý của chính sách thương binh, bệnh binh trong thực tiễn hoạt động.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)