Tình hình thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tình hình thương, bệnh binh ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2.1.2 Tình hình thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh

Đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền cơ quan đoàn thể và với đạo lý Uống nước nhớ nguồn, huyện Mê Linh đã thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa, công tác chăm sóc thương bệnh binh với nhiều hình thức làm nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho thương binh, bệnh binh. Tuy nhiên, hiện nay cuộc sống của thương binh, bệnh binh ở huyện Mê Linh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để nâng cao mức sống của thương binh, bệnh binh ở huyện Mê Linh cần phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân dân và sự nỗ lực của chính bản thân cũng nhƣ gia đình thương binh, bệnh binh.

Cùng với sự đổi mới và quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và chính quyền nhân dân huyện Mê Linh, trong những năm gần đây đời sống của đại bộ phận nhân dân nói chung và bộ phận người có công đặc biệt là thương binh, bệnh binh nói riêng đã từng bước được cải thiện và nâng cao.

2.1.2.1. Số lượng và phân loại thương, bệnh binh ở huyện Mê Linh

Qua nghiên cứu, khảo sát về độ tuổi về mức độ thương tật của thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh thành phố Hà Nội thì độ tuổi của họ chủ yếu trong nhóm tuổi từ 60 tuổi đến 80 tuổi và mức độ thương tật từ 21% đến 80%.

47

Bảng 2.1.Thống kê độ tuổi của thương binh, bệnh binh huyện Mê Linh Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Dưới 60 tuổi 116 8,22

Từ 60 đến 70 tuổi 756 53,58

Từ 70 đến 80 tuổi 396 28,06

Trên 80 tuổi 143 10.14

Tổng 1.411 100

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018)

Bảng 2.2. Thống kê mức độ thương tật của thương binh, bệnh binh Đối tượng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Suy giảm KNLĐ từ 21-60% 827 58.61

Suy giảm KNLĐ từ 61-80% 537 38.06

Suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên 47 3.33

Tổng cộng 1.411 100

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh 2018) Do hậu quả của chiến tranh để lại nên đa số thương binh, bệnh binh bị thương tật, bệnh tật, hay đau yếu, bệnh cũ tái phát khi trở về sinh sống cùng gia đình. Khả năng lao động thấp, việc sinh hoạt hằng ngày các đối tƣợng này là tương đối khó khăn, vì vậy cần được quan tâm hơn đến tâm tư, tình cảm, cần đƣợc chăm sóc, khám và chữa bệnh nhiều hơn để họ cảm nhận mình đƣợc tôn trọng và sống vui sống khỏe mỗi ngày.

2.1.2.2. Hoàn cảnh gia đình các thương, bênh binh ở huyện Mê Linh Thương binh, bệnh binh đa số hiện tại họ đã là những người tuổi cao, sức yếu, sức khoẻ giảm sút, thêm vào đó là những thương tật, bệnh tât, di chứng của chiến tranh để lại vì thế sức lao động kém nên cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ, đời sống kinh tế khó khăn. Nên nguồn thu nhập chủ yếu của họ là khoản trợ cấp ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh đó có những thương binh,

48

bệnh binh khi vẫn mang trong người nhiều thương tật nhưng với tinh thần, ý chí bền bỉ và lòng chịu khó được hun đúc trong người lính năm xưa nên nhiều người khi chiến tranh trở về đã cùng gia đình làm ăn tăng gia sản xuất để vượt qua cái đói, cái nghèo để tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước. Nguyên nhân vẫn còn những hộ khó khăn 1 phần do sức khoẻ yếu và do thiếu kinh nghiệm, vốn vay trong làm ăn và 1 số còn không chịu cố gắng vươn lên trong cuộc sống, còn có tư tưởng mong đợi từ Nhà nước.

Do kinh tế phát triển và có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng, Tỉnh, Huyện nên việc hỗ trợ, sửa chữa, cải thiện nhà ở cho thương binh, bệnh binh đã đƣợc trợ giúp để có chỗ ở ổn định hơn. Tuy nhiên nhà các hộ gia đình chính sách đã xuống cấp và chật chội, số lượng gia đình thương binh, bệnh binh cần hỗ trợ về nhà ở còn nhiều.

2.1.2.3. Về việc làm của thương, bệnh binh ở Mê Linh

Những công việc chủ yếu của thương binh, bệnh binh trong huyện là làm những công việc đơn giản, lao động thủ công, mang tính thời vụ và không ổn định về thời gian nhƣ: hoa màu, làm tiểu thủ công nghiệp đan lát, trồng nấm....Vì vậy chính quyền cấp huyện, cấp xã cần quan tâm hơn nữa cho thương binh, bệnh binh có việc làm phù hợp để họ tiếp tục cống hiến những công sức của mình cho quê hương; cần trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết, để tìm công việc phù hợp và làm việc có hiệu quả. Ƣu tiên cho họ trong hướng nghiệp dạy nghề, ưu tiên trong việc triển khai các chương trình, dự án của huyện.

Nhìn chung thực trạng đời sống thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã đƣợc cải thiện đáng kể, đa số các hộ gia đình có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình so với mức sống của cộng đồng dân cư địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận thương binh, bệnh binh gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương và toàn thể cộng đồng nơi sở tại tích cực quan tâm hơn nữa tới đời

49

sống cá hộ gia đình thương binh, bệnh binh để nhằm thực hiện tốt các chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác Đền ơn đáp nghĩa, nó cũng thể hiện truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta.

2.1.3 Các đối tượng khảo sát:

Tác giả tổng hợp Phiếu khảo sát của 55 cá nhân trên tổng số 18 xã, thị trấn liên quan đến việc thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh có những kết quả nhƣ sau. 55 cá nhân chia làm 2 đối tƣợng:

a) Đối tượng thụ hưởng chính sách: 36 thương binh, bệnh binh (18 thương binh, 18 bệnh binh) trên địa bàn 18 xã, thị trấn (mỗi xã thị trấn 01 thương binh và 01 bệnh binh).

Về giới tính:

Nam: 26 người, chiếm tỷ lệ 72,22%

Nữ: 10 người, chiếm tỷ lệ 27,78%

Về độ tuổi: Dưới 60 tuổi: 10 người, chiếm tỷ lệ 27,78%

Từ 60 đến 70 tuổi: 20 người, chiếm tỷ lệ 55,56%

Trên 70 tuổi: 06 người chiếm tỷ lệ 16,66%.

b) Đối tượng trực tiếp tham gia thực thi chính sách: 19 người gồm 18 công chức phụ trách lĩnh vực thương binh xã hội ở 18 xã, thị trấn và 01 công chức phụ trách lĩnh vực người có công của phòng Lao động TB&XH.

Về giới tính:

Nam: 12 người, chiếm tỷ lệ 63,16%

Nữ: 07 người, chiếm tỷ lệ 36,84%

Về trình độ đào tạo:

Đại học 19/19 người, chiếm tỷ lệ 100%.

Thạc sỹ: 0;

Về kinh nghiệm công tác:

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)