Bản chất của thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 29 - 43)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH

1.2 Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh

1.2.1 Bản chất của thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh

“Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng”.

Theo tác giả, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của Nhà nước trong chính sách đối với người có công với cách mạng thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng.

Thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của nhà nước và cũng là để đạt ra mục tiêu của chính sách. Thực thi chính sách là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống, có vị trí đặc biệt quan trọng.

Thực thi chính sách công tức là đƣa chính sách vào thực hiện trong đời sống. Đây là giai đoạn tổ chức thực hiện các giải pháp chính sách đã lựa chọn và kiểm tra việc thực hiện. Có thể nói, giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một chính sách công.Thực thi chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực, từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung, qua đó khẳng định tính đúng đắn của chính sách và giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh.

Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh là quá trình đưa những chính sách đối với thương binh, bệnh binh, các ưu đãi xã hội của nhà nước vào thực tiễn, được hiện thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thông qua các văn bản, chủ trương nhằm đưa chính sách đối với thương

21

binh, bệnh binh vào cuộc sống qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc, tuân thủ theo một trình tự, thủ tục nhằm đạt đến mục tiêu của chính sách.

1.2.2. Ý nghĩa của t chức thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh

Tổ chức thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh là việc làm rất quan trọng, nó không chỉ giúp ổn định đời sống của đối tƣợng đặc biệt này, mà nó còn giúp họ hoà nhập với cộng đồng góp phần vào sự ổn định đời sống của các đối tượng thương binh, bệnh binh. Xây dựng chính sách đúng, chất lƣợng trong việc triển khai, thực hiện một cách đúng đắn chính sách. Nếu chính sách người có công với cách mạng không được tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng mà còn đem lại sự phản đối của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để có một chính sách tốt, thì tổ chức thực hiện, mới biết đƣợc chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Trong quá trình thực hiện thực tiễn cần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống. Đồng thời, phân tích, đánh giá chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi thực hiện. Thực tiễn đánh giá một cách khách quan, chính xác, chất lượng và hiệu quả của chính sách đối với thương binh, bệnh binh. Để đƣa chính sách vào cuộc sống là rất khó khăn, phức tạp chịu sự tác động của nhiều yếu tố hoạch định và thực hiện chính sách có kinh nghiệm đề ra các giải pháp hiệu quả trong thực thi chính sách.

1.2.3. Quy trình thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh Để tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ thống nhất nhằm phản ánh các bước trong việc tổ chức triển khai và thực hiện chính sách. Quy trình các bước đều có nhiệm vụ rõ ràng phải có hiệu quả để tác động qua lại, nhằm đạt đƣợc mục tiêu tốt nhất trong việc thực thi chính sách, gồm các bước sau [20]:

22

Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Để đạt đƣợc kết quả tốt và có hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng, trước tiên cần phải tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng từ kế hoạch tổ chức điều hành, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của chủ thể ban hành. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách người có công với cách mạng cần quy định những nội dung cơ bản sau:

- Kế hoạch tổ chức điều hành: Dự kiến cơ quan chủ trì phải phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thực thi chính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác, cán bộ này với cán bộ khác.

- Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất, các công cụ, phương tiện kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực tài chính, con người nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện diễn ra đƣợc thuận lợi, mang lại hiệu quả.

- Kế hoạch thời gian thực hiện: Dự trù thời gian duy trì chính sách, thời gian của các bước thực hiện chính sách từ phổ biến, tuyên truyền chính sách đến tổng kết đánh giá, chia sẽ và rút kinh nghiệm thực hiện chính sách. Mỗi bước phải nêu rõ mục tiêu đưa ra và thời gian dự kiến.

- Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Dự kiến về tiến độ hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách về quy định nội dung, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các chi bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện chính sách, về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào do lãnh đạo lĩnh vực đó xem xét góp ý dự thảo. Kế hoạch triển khai thực

23

hiện chính sách mới có giá trị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực hiện, sau khi các lĩnh vực quyết định thông qua,. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách có thể điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh kế hoạch đó, do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.

Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách

Tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với thương binh, bệnh binh là nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền, các đối tƣợng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền làm cho các đối tƣợng chính sách và mọi người dân nhận biết về mục đích, yêu cầu, đầy đủ, chính xác của chính sách để các bên có liên quan tự giác tham gia thực hiện, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách nhận thức đƣợc đầy đủ tính chất, mức độ, quy mô, tầm quan trọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp đến mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao trong kế hoạch chính sách.

Công tác phổ biến, tuyên truyền đƣợc thể hiện nhiều hình thức nhƣ thông qua báo chí, phát thanh, truyền hình, tổ chức hội nghị, tờ rơi, các hình thức tuyên truyền khác. Phổ biến, tuyên truyền rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời và hiệu quả làm đối tượng chính sách tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách nhanh chóng làm các cơ quan và cán bộ, công chức thực thi chính sách rút ngắn thời gian, triệt để, đạt đến mục tiêu đề ra. Nếu đối tượng thụ hưởng không hiểu chính sách thời gian kéo dài, bổ sung nhiều lần, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách đến việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.

Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Để việc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh đạt hiệu quả cao, cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các

24

ngành, các cấp, chính quyền địa phương. Sự phân công phải đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý, xác định cơ quan, cá nhân nào đóng vai trò chủ trì, cơ quan và cá nhân nào có chức năng phối hợp, tránh trường hợp nêu chung chung. Từ đó, đảm bảo quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót hoặc bị tắc nghẽn, khi kế hoạch thực hiện chính sách đã đƣợc phê duyệt.

Thực tế, chính sách mới ban hành xong nhƣng không thể triển khai thực hiện hoặc thực hiện không mang lại hiệu quả, đó là do sự phân công, trách nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo và không rõ ràng, thống nhất giữa các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp dẫn đến gặp khó khăn, xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy hoặc ôm đồm dẫn đến không ai làm hết trách hoặc làm nửa vời không đến nơi, đến chốn. Chính vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh có hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu, kế hoạch và hệ thống chính trị, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền, vận động, công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo đến thực hiện chính sách. Trách nhiệm chính là ngành Lao động thương binh và xã hội và UBND các cấp.

Bước 4. Duy trì chính sách đối với thương binh, bệnh binh

Duy trì chính sách đối với thương binh, bệnh binh là hoạt động, là khâu nhằm bảo đảm cho chính sách tồn tại đƣợc và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Vì thế, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các đối tƣợng chính sách toàn xã hội tích cực tham gia vào quá trình thực thi chính sách để có những tham mưu, đề xuất để có những giải pháp phù hợp. Nếu việc thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động thì cơ quan nhà nước chủ động sử dụng các công cụ quản lý tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối với thương

25

binh, bệnh binh. Trong một chừng mực nào đó, đảm bảo lợi ích các cơ quan nhà nước phối hợp, sử dụng biện pháp hành chính để duy trì thực thi chính sách. Đồng bộ của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách làm góp phần duy trì một cách tích cực chính sách đối với thương binh, bệnh binh.

Bước 5. Điều chỉnh, bổ sung chính sách

Bổ sung, điều chỉnh chính sách đối với thương binh, bệnh binh là nhiệm vụ quan trọng đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách. Đây là việc làm cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Điều chỉnh chính sách thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến chính sách người có công với cách mạng phải phù hợp đến thực tế. Cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điểu chỉnh, bổ sung chính sách. Nhƣng trong thực tế, việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách diễn ra rất năng động, linh hoạt. Nên các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp phải chủ động điều chỉnh, cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả hơn, nhƣng không thay đổi mục tiêu chính sách. Nguyên tắc cần phải chấp hành khi điều chỉnh chính sách là để chính sách tiếp tục tồn tại chỉ đƣợc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế, chứ không cho phép điều chỉnh mà làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi chính sách.

Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách

Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh để đảm bảo cho chính sách đƣợc thực hiện đúng và có hiệu quả mọi nguồn lực, kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách đối với thương binh, bệnh binh. Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh từ cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức đƣợc phân công thực hiện chính sách; kiểm tra chính sách đã đƣợc triển khai đúng không? tiến độ thực hiện nhƣ thế nào? việc tổ chức thực hiện có đúng

26

nguyên tắc, quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặc đến tận đƣợc các đối tƣợng chính sách chưa? Kiểm tra tổ chức thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh với mục đích không ngừa các vi phạm sai sót có thể xảy ra, xử lý nghiêm khắc, vi phạm chấn chỉnh sai sót đã xảy ra. Do đó kiểm tra thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh cần được tiến hành đúng kế hoạch, bảo đảm các yêu cầu, các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết luận các vi phạm sai sót phải chính xác và khách quan, xem xét xử lý nghiêm khắc, chấn chỉnh và đúng mực. Kiểm tra thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong việc tổ chức thực hiện chính sách, để phát hiện những sai sót trong việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách nhằm kịp thời điều chỉnh, nhằm phối hợp một cách nhịp nhàng độc lập đến các cơ quan, đối tƣợng thực thị chính sách, đƣợc tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu, giải pháp chính sách, kịp thời khuyến khích những tích cực trong tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng.

Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách đến các cơ quan và cá nhân liên quan đƣợc phân công thực hiện chính sách, lợi ích mang đến xã hội, hiệu quả cho đối tƣợng hưởng lợi từ chính sách. Hằng năm, tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm một lần. Việc tổng kết, đánh giá chỉ đạo điều hành về thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ Trung ương đến địa phương. Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách người có công với cách mạng, về tất cả các mặt, về việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đến lãnh đạo, chỉ đạo triển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác phối hợp tổ chức thực hiện;... để biểu dương, những kết quả đặt đƣợc, mặt khác nêu ra tồn tại, hạn chế, thiếu sót ở mức độ nào đó, đồng thời phát hiện những hạn chế, nêu thiếu sót hoặc phát sinh mới trong thực tiễn. Dẫn đến, kiến nghị đến cấp có thẩm quyền nhằm bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp thực tiễn đến quyền lợi người có công với cách mạng. Kết

27

quả thực hiện chính sách là: Tinh thần đến mục tiêu chính sách; ýthức chấp hành các quy định về cơ chế, biện pháp thực hiện đến mục tiêuchính sách và hiệu quả chính sách đến điều kiện không gian và thời gian. Do vậy tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách, trên cở sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách một cách nghiêm túc mới biết đƣợc chính xác kết quả thực hiện chính sách và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng.

1.2.4 Điều kiện đảm bảo thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh bịnh

Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh được hiểu là hoạt động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa chính sách thương binh, bệnh binh vào cuộc sống thông qua các công việc cụ thể theo trình tự, thủ tục nhất định, nhƣ việc tổ chức xác nhận, quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi của nhà nước đối với thương binh, bệnh binh. Điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện chính sách thương binh, bệnh binh bao gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm khung pháp lý cho thực hiện chính sách thương binh, bệnh binh, đảm bảo các chính sách được triển khai đồng bộ, thống nhất và kịp thời đến đối tượng thương binh, bệnh binh. Trọng tâm là quán triệt, triển khai thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện các quy định về đối tƣợng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu đãi người có công. Thực hiện các chính sách đối với người bị thương, hy sinh trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Phối hợp triển khai thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát chính sách ưu đãi thương binh, bệnh binh. phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể có liên quan để giải quyết các trường hợp hồ thương binh, bệnh binh, bảo đảm minh bạch, công khai, đồng thuận từ cơ sở; kiểm tra kỹ từng hồ sơ; duy trì quy trình tổ chức thực hiện, căn cứ xác nhận, thẩm quyền, trách

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)