CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, HÀ NỘI
3.1. Định hướng thực hiện chính sách với thương binh, bệnh binh
3.2.6 Tăng cường xã hội hoá hoạt động chăm sóc thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh
Đây là sự huy động nguồn lực từ trong nhân dân, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh để ổn định cuộc sống. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ tình cảm của tất cả mọi người. Để tăng cường hoạt
101
động xã hội hoá, đẩy mạnh phong trào chăm sóc người có công trên địa bàn huyện Mê Linh, cần thực hiện các biện pháp:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về Pháp lệnh ưu người có công, nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành đối với người chăm sóc thương binh, bệnh binh. Giới thiệu, nêu gương biểu dương khen thưởng các cá nhân gia đình chính sách chịu khó làm ăn, vươn lên trong cuộc sống làm giàu cho quê hương đất nước.
- Tuyên truyền nhiều tấm gương tiêu biểu cho người dân làm theo, từ đó các chương trình sẽ được mở rộng thành chương trình thi đua thực hiện tốt chính sách xã hội hoá chăm sóc thương binh, bệnh binh trong nhân dân.
Thông qua tuyên truyền, người dân hiểu được việc chăm sóc thương, bệnh binh là cần thiết là vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước vì khi đời sống thương binh, bệnh binh được nâng cao thì đó cũng là góp phần làm ổn định đời sống của nhân dân và phát triển đất nước.
- Tổ chức các chương trình nêu gương những người có công vươn lên trong làm ăn kinh tế, biểu dương khen thưởng những cá nhân đơn vị làm tốt công tác chăm sóc người có công như công tác đền ơn đáp nghĩa, tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, …, để từ đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng biết ơn cho thế hệ trẻ.
- Chính sách đối với thương binh, bệnh binh ngày càng hoàn thiện, đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng, tuy nhiên số lượng thương binh, bệnh binh tương đối lớn, với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, chính vì vậy mỗi địa phương, mỗi cấp chính quyền cần linh động trong việc đưa ra các mô hình, các chương trình phù hợp với địa phương nhằm tạo điều kiện tối ưu cho thương binh, bệnh binh và gia đình của họ tiếp cận chính sách, các ưu đãi và sự quan tâm của xã hội. Với các hoạt động tuyên truyền, phố biến cũng nhƣ huy động các nguồn lực thì việ phát động, tạo ra các mô hình, các chương
102
trình mang ý nghĩa thiết thực phù hợp với tình hình của huyện Mê Linh là giải pháp quan trọng, trong đó chú trọng một số mô hình, chương trình sau:
+ Chương trình chăm sóc thương binh, bệnh binh nặng, con thương binh, bệnh binh nặng
Huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện và các đoàn thể để tham gia chăm sóc, phụng dƣỡng, thăm hỏi các đối tƣợng định kỳ và các dịp lễ, Tết và hỗ trợ tiền hằng tháng cho các đối tượng thương binh, bệnh binh.
Phòng Lao động TB&XH phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể triển khai kế hoạch đến toàn thể người dân trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp và các trường học. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, học sinh, sinh viên nhận chăm sóc, thăm hỏi, phụng dưỡng. Cần nêu gương, biểu dương những đơn vị, cá nhân đóng góp tích cực, tham gia hoạt động. Đồng thời nắm chắc số lượng các đối tượng cụ thể tham gia chương trình để có sự hỗ trợ đúng đắn và hợp lý.
+ Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa
Để đảm bảo cho các gia đình thương binh, bệnh binh có chỗ ở ổn định, kiên cố, ƣu tiên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể tự giải quyết vấn đề nhà ở xuống cấp nặng, chương trình xây dựng nhà tình nghĩa là rất thiết thực.
Nguốn vốn để thực hiện chương trình cần được huy động từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để xây nhà tình nghĩa hoặc sửa chữa nhà ở bị xuống cấp.
Chính quyền địa phương cần phải rà soát chặt chẽ theo định kỳ và nắm cụ thể danh sách của từng gia đình cần hỗ trợ đồng thời có biện pháp huy động sự tham gia của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân. Bên cạnh đó, cần quan tâm nhắc nhở gia đình chính sách giữ gìn, bảo quản nhà ở và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong việc xác định và cấp tiền cho các đối tƣợng.
+ Mô hình tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh và thân nhân.
103
Để thương binh, bệnh binh có khả năng lao động và thân nhân có thể tự trang trải cho cuộc sống thì vấn đề tạo việc làm, phát động các mô hình kinh tế là vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện nay khi số lượng người có công nói chung và thương binh, bệnh binh là khá lớn mà nguồn lực lại hạn chế. Việc phát động và huy động các tổ chức, đơn vị cùng tham gia tạo việc làm cho thương binh, bệnh binh và thân nhân của họ là rất cần thiết, đảm bảo lâu dài.
Để có thể tạo đƣợc các mô hình việc làm thông qua phát triển kinh tế thì việc huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp đóng góp đặc biệt là góp công sức là điều kiện thiết yếu khi thực hiện các mô hình này. Huyện Mê Linh có tiềm năng phát triển rau, củ và đặc biệt là hoa hồng, việc hỗ trợ các cây giống, trợ giá, kỹ thuật, hỗ trợ công sức, đầu ra là điều kiện thuận lợi để các đối tượng thương binh, bệnh binh và gia đình họ tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống. Từ đó, khuyến khích các hộ đã thực hiện các mô hình thành công hướng dẫn lại cho các hộ gia đình khác để tạo sự lan tỏa.
Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo ngắn hạn cho người có công hoặc thân nhân của họ để có thể giúp họ có đƣợc công việc, tự trang trải đời sống và nếu có thể doanh nghiệp nhận những lao động đã đào tạo tham gia vào doanh nghiệp này.
Chính quyền địa phương cần có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của thương binh, bệnh binh hoạt động tốt và nhận thêm nhiều lao động khác. Khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế, lớp dạy nghề dành riêng cho người có công và thân nhân của họ.