Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.2 Tổ chức thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
2.2.1. Hệ thống thể chế về chính sách thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện trong những năm gần đây
- Pháp lệnh số 04/2012/PLUBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp Lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2012;
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó quy định đối với thương binh tại Mục 6 từ Điều 27 đến điều 32; quy định đối với bệnh binh tại Mục 7 từ Điều 33 đến Điều 37.
- Nghị định số 90/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Thông số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân; trong đó quy định đối với thương binh tại Mục 6 từ Điều 16 đến Điều 23; quy định đối với bệnh binh tại Mục 7 từ Điều 24 đến Điều 26.
- Thông tƣ số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng; trong đó tại Điều 3 hướng dẫn Điều 30 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP về giám định lại thương tật, Điều 4 hướng dẫn Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về xác nhận bệnh binh.
51
- Thông tƣ số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;
trong đó quy định chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với thương binh, bệnh binh từ Điều 4 đến Điều 6; chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh, bệnh binh từ Điều 7 đến Điều 12.
- Thông tƣ số 28/2013/TTLT-BLĐBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ; trong đó, tại Chương 3 quy định việc thực hiện xác nhận đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ Điều 6 đến Điều 11.
- Thông tƣ liên tịch số 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Tại Chương 3, Điều 7 quy định về đối tượng được miễn học phí, trong đó có người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- Thông tƣ liên tịch số 09/2016/TT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu,
52
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Tại Điều 4 thông tư hướng dẫn Điều 7 của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, cụ thể đối tƣợng đƣợc miễn học phí có: thương binh người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh.
- Thông tƣ số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con đẻ của họ. Tại Điều 1 quy định 10 nhóm đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi, trong đó có: Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; con của thương binh, con của bệnh binh.
- Quyết định số 117/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ Cách mạng từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở;
Nghị định số 07/2008/NĐ-CP ngày 21/01/2008 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt “Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; trong đó ƣu tiên nhóm đối tượng người có công, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh.
- Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sỹ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng.
53
- Văn bản số 113/LĐTBXH-NCC ngày 14/01/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh mức tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh nặng (từ 81% trở lên) quy định hỗ trợ mức tiền ăn thêm các ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh nặng (từ 81% trở lên) là 80.000 đồng/ngày/người. Trong 1 năm có 11 ngày lễ, tết: Ngày Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch), ngày Tết Âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch), ngày Chiến thắng 30/4: 01 ngày (ngày 30 tháng 04 dương lịch), ngày Quốc tế Lao động 1/5: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch), ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7: 01 ngày (ngày 27 tháng 7 dương lịch), ngày Quốc khánh 2/9: 01 ngày (02 tháng 9 dương lịch), ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12: 01 ngày (ngày 22 tháng 12 dương lịch).
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát hệ thống văn bản thực thi chính sách Mức độ văn bản Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú
Nhiều văn bản 19 100 Đối tƣợng công chức thực hiện chính sách
Ít văn bản 0 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Từ bảng 2.3 cho thấy, hệ thống các văn bản quy định của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Lao động TB&XH là rất nhiều, điều này giúp cho việc quy định, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách đƣợc cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hệ thống văn bản lớn cũng gây khó khăn trong công tác cập nhật, nghiên cứu, triển khai, thực hiện; việc thông tin, tuyên truyền cũng nhiều nội dung dễ dẫn đến các đối tượng thương binh, bệnh binh hiểu nhầm, chƣa đúng…
2.2.2 T chức bộ máy để thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh
54
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Mê Linh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về người có công; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hiện nay, UBND huyện và UBND các xã, thị trấn chỉ đạo điều hành toàn bộ quá trình triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng; UBND huyện phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về việc triển khai thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện. UBND huyện giao Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện tham mưu nhiệm vụ liên quan đến chính sách người có công nói chung và thương binh, bệnh binh nói riêng như: Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, kế hoạch, các chương trình hàng năm để thực hiện chính sách người có công; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các chương trình, kế hoạch, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, kiểm tra thẩm định hồ sơ thủ tục, quy trình xác nhận đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, lập và lưu giữ quản lý danh sách người có công, tổ chức chi trả các chế độ ƣu đãi, trả lời, giải quyết các đơn thƣ về chế độ chính sách theo thẩm quyền; phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng. Hướng dẫn về chuyên môn về lĩnh vực người có công đối với cán bộ, công chức làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội ở các xã, thị trấn.
Ở cấp xã, đồng chí Phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực văn hóa, xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo thực hiện chính sách người có công với cách mạng; có 01 công chức phụ trách lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chính sách người có công với cách mạng.
55
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về nhân sự thực thi chính sách
Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú
Nhân sự đảm bảo 0 0 Đối tƣợng khảo sát là
công chức thực hiện chính sách Nhân sự chƣa đảm bảo 19 100%
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nhìn chung, về tổ chức bộ máy, sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện cơ bản đầy đủ, đảm bảo chặt chẽ. Tuy nhiên, số lƣợng công chức thực thi chính sách còn hạn chế, mỗi xã, thị trấn có 01 công chức phụ trách lĩnh vực lao động thương binh và xã hội, bên cạnh đó khối lƣợng công việc nhiều vì vậy, nhân sự cũng chƣa thật sự đảm bảo để thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, bệnh binh. Cần thiết phải có giải pháp nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ công chức này.
2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh.
2.2.3.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh:
Thời gian qua, huyện Mê Linh đã ban hành nhiều kế hoạch tổ chức thực hiện triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn. Căn cứ Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo hàng năm của Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Giao cho các ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn nhƣ các cơ quan liên quan tham gia thực hiện công tác triển khai các văn bản, chủ trương mới của Đảng, nhà nước đến việc xác nhận các đối tượng được hưởng mới theo qui định. Các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan đã triển khai thực hiện đúng với các nội dung trong các kế hoạch đảm bảo kịp tiến độ, thời gian qui định và có hiệu quả. UBND huyện đã triển khai các hướng dẫn tặng quà của
56
Chủ tịch nước, của Thành phố, của huyện nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ; các văn bản chính sách do UBND thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai,…
Năm 2016, Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 22/4/2016 về điều dƣỡng người có công với cách mạng năm 2016; Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 12/4/2016 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016), hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017); Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 15/6/2016 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,…
Năm 2017, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, UBND huyện Mê Linh đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhƣ:
Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 21/3/2017 về điều dưỡng người có công với cách mạng năm 2017; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/5/2017 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 27/6/2017 tổ chức Hội nghị gặp mặt các đối tượng người có công, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 10/6/2017 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho toàn bộ các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện,…
Năm 2018; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 27/02/2018 về điều dưỡng người có công với cách mạng năm 2018; Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 20/3/2018 tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018), Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/6/2018 của Ban Quân dân y tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ…
57
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện các kế hoạch đề ra Mức độ hoàn thành Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú
Hoàn thành theo
đúng kế hoạch 03 15,79%
Đối tƣợng công chức thực hiện chính sách Hoàn thành nhƣng
vẫn còn hạn chế 16 84,21%
Không hoàn thành 0
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh đã được thực hiện tương đối tốt tại huyện Mê Linh.
Tuy nhiên, vẫn còn có những chậm muộn, chƣa đảm bảo tiến độ, chất lƣợng theo kế hoạch yêu cầu.
2.2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách thương binh, bệnh binh
Chính sách đối với thương binh, bệnh binh được triển khai đến tận người dân, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức với nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau như tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, các văn bản qui định pháp luật của chính phủ, các bộ ngành liên quan đến chính sách người có công. Phòng Lao động – thương binh và xã hội, Phòng Tƣ pháp huyện phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các buổi tiếp dân, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý xuống các xã, thị trấn và các điểm dân cƣ ở các thôn, tổ dân phố để cho nhân dân đƣợc biết. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện tuyên truyền, cổ động trực quan nhiều hình thức nhƣ: Áp phích, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, in panô.
Ngoài ra, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với thương binh, bệnh binh còn đƣợc lồng ghép ở các buổi sinh họat chi bộ, họp dân ở các nhà văn hóa thôn. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội tổ chức các buổi họp và hoạt động của
58
tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và mọi người dân hiểu về chính sách của Đảng và Nhà nước về thương binh, bệnh binh.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát việc thông tin chính sách đến thương binh, bệnh binh.
Kênh thông tin Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú
Từ cán bộ, công chức 36 100
Khảo sát với đối tượng thương binh, bệnh binh Từ Đài truyền thanh huyện đến
cơ sở 34 94,44
Bảng tin niêm yết tại Thôn, Tổ
dân phố 4 11.11%
Bản tin niêm yết tại xã và huyện 36 100 Trang Thông tin điện tử của xã,
huyện 16 44,44
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
Nhìn chung, việc tuyên truyền về chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện trong thời gian qua triển khai rõ ràng, đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, các thương binh, bệnh binh biết đƣợc các chính sách của mình chủ yếu từ Bản tin của xã, thị trấn từ cán bộ, công chức, những người trực tiếp thực thi chính sách khi thương binh, bệnh binh trực tiếp đến giao dịch. Việc nhận thông tin các chính sách từ trang thông tin điện tử của huyện, xã vẫn còn ít đối tƣợng quan tâm (khoảng 44,44%) do Mê Linh là huyện ngoại thành, trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin còn hạn chế. Đặc biệt, tại Bản tin niêm yết ở các thôn, Tổ dân phố chƣa đƣợc quan tâm (11,11%).
2.2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh
Triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh đến người dân là nhiệm vụ thực sự khó khăn. Chính vì vậy cần sự lãnh đạo, điều hành,chỉ đạo,
59
phân công, phối hợp và tham gia đến cả hệ thống chính trị. Ủy ban nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn là cơ quan điều hành, các cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm thường xuyên, phối hợp chặt chẽ. Trong việc tổ chức thực hiện không có sự đùn đẩy, chồng chéo, vô trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. UBND huyện phân công cho Phòng LĐ-TB&XH huyện là chịu trách nhiệm chính, từ việc hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, kiểm tra, rà soát, lập danh sách các đối tƣợng, quản lý hồ sơ, không đƣợc trùng lặp và bỏ sót đối tƣợng, lập dự toán, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, thống kê, báo cáo...Phối hợp Phòng Tài chính – kế hoạch huyện xây dựng dự toán, cấp dự toán đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tƣợng chính sách vào hằng năm. Phối hơp các đơn vị Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tƣ pháp huyện, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao để tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách người có công cho nhân dân trên phạm vi toàn huyện.
Hằng năm bố trí cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH từ huyện đến xã, thị trấn đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng do phòng Nội vụ chủ trì. UBMT Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp về công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động các hội viên, đoàn viên, các đối tƣợng chính sách và nhân dân về các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chính sách người có công; đồng thời trực tiếp tham gia vào các họat động đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tƣợng chính sách nhƣ: Phụng dƣỡng, chăm sóc Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; các hộ gia đình chính sách hỗ trợ vốn, phương tiện sinh kế để sản xuất; nhân dân đóng góp quỹ đền ơn, đáp nghĩa; thắp nến tri ân,vận động sự hỗ trợ, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân xây dựng sữa chữa nhà cho các đối tƣợng chính sách tổ chức thăm, tặng quà nhân các ngày lễ lớn, tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Cán bộ, công chức của phòng được phân công cụ thể, mỗi người có chịu trách nhiệm chuyên môn một cách nghiêm túc dưới sự phân công của lãnh đạo phòng.