Quy trình thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 64 - 75)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2 Tổ chức thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2.2.3. Quy trình thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh tại huyện Mê Linh

2.2.3.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh:

Thời gian qua, huyện Mê Linh đã ban hành nhiều kế hoạch tổ chức thực hiện triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn. Căn cứ Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo hàng năm của Huyện uỷ, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Giao cho các ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn nhƣ các cơ quan liên quan tham gia thực hiện công tác triển khai các văn bản, chủ trương mới của Đảng, nhà nước đến việc xác nhận các đối tượng được hưởng mới theo qui định. Các xã, thị trấn và các cơ quan liên quan đã triển khai thực hiện đúng với các nội dung trong các kế hoạch đảm bảo kịp tiến độ, thời gian qui định và có hiệu quả. UBND huyện đã triển khai các hướng dẫn tặng quà của

56

Chủ tịch nước, của Thành phố, của huyện nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ; các văn bản chính sách do UBND thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai,…

Năm 2016, Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 22/4/2016 về điều dƣỡng người có công với cách mạng năm 2016; Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 12/4/2016 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016), hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017); Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 15/6/2016 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,…

Năm 2017, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, UBND huyện Mê Linh đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động nhƣ:

Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 21/3/2017 về điều dưỡng người có công với cách mạng năm 2017; Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/5/2017 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 27/6/2017 tổ chức Hội nghị gặp mặt các đối tượng người có công, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trên địa bàn huyện; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 10/6/2017 tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho toàn bộ các đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn huyện,…

Năm 2018; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 27/02/2018 về điều dưỡng người có công với cách mạng năm 2018; Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 20/3/2018 tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018), Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/6/2018 của Ban Quân dân y tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ…

57

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực hiện các kế hoạch đề ra Mức độ hoàn thành Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú

Hoàn thành theo

đúng kế hoạch 03 15,79%

Đối tƣợng công chức thực hiện chính sách Hoàn thành nhƣng

vẫn còn hạn chế 16 84,21%

Không hoàn thành 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh đã được thực hiện tương đối tốt tại huyện Mê Linh.

Tuy nhiên, vẫn còn có những chậm muộn, chƣa đảm bảo tiến độ, chất lƣợng theo kế hoạch yêu cầu.

2.2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách thương binh, bệnh binh

Chính sách đối với thương binh, bệnh binh được triển khai đến tận người dân, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức với nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau như tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công, các văn bản qui định pháp luật của chính phủ, các bộ ngành liên quan đến chính sách người có công. Phòng Lao động – thương binh và xã hội, Phòng Tƣ pháp huyện phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các buổi tiếp dân, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý xuống các xã, thị trấn và các điểm dân cƣ ở các thôn, tổ dân phố để cho nhân dân đƣợc biết. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện tuyên truyền, cổ động trực quan nhiều hình thức nhƣ: Áp phích, tờ rơi, tuyên truyền lưu động, in panô.

Ngoài ra, công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với thương binh, bệnh binh còn đƣợc lồng ghép ở các buổi sinh họat chi bộ, họp dân ở các nhà văn hóa thôn. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội tổ chức các buổi họp và hoạt động của

58

tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và mọi người dân hiểu về chính sách của Đảng và Nhà nước về thương binh, bệnh binh.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát việc thông tin chính sách đến thương binh, bệnh binh.

Kênh thông tin Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú

Từ cán bộ, công chức 36 100

Khảo sát với đối tượng thương binh, bệnh binh Từ Đài truyền thanh huyện đến

cơ sở 34 94,44

Bảng tin niêm yết tại Thôn, Tổ

dân phố 4 11.11%

Bản tin niêm yết tại xã và huyện 36 100 Trang Thông tin điện tử của xã,

huyện 16 44,44

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Nhìn chung, việc tuyên truyền về chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện trong thời gian qua triển khai rõ ràng, đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, các thương binh, bệnh binh biết đƣợc các chính sách của mình chủ yếu từ Bản tin của xã, thị trấn từ cán bộ, công chức, những người trực tiếp thực thi chính sách khi thương binh, bệnh binh trực tiếp đến giao dịch. Việc nhận thông tin các chính sách từ trang thông tin điện tử của huyện, xã vẫn còn ít đối tƣợng quan tâm (khoảng 44,44%) do Mê Linh là huyện ngoại thành, trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin còn hạn chế. Đặc biệt, tại Bản tin niêm yết ở các thôn, Tổ dân phố chƣa đƣợc quan tâm (11,11%).

2.2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh

Triển khai chính sách đối với thương binh, bệnh binh đến người dân là nhiệm vụ thực sự khó khăn. Chính vì vậy cần sự lãnh đạo, điều hành,chỉ đạo,

59

phân công, phối hợp và tham gia đến cả hệ thống chính trị. Ủy ban nhân dân huyện và UBND các xã, thị trấn là cơ quan điều hành, các cơ quan chuyên môn và có trách nhiệm thường xuyên, phối hợp chặt chẽ. Trong việc tổ chức thực hiện không có sự đùn đẩy, chồng chéo, vô trách nhiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. UBND huyện phân công cho Phòng LĐ-TB&XH huyện là chịu trách nhiệm chính, từ việc hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, thủ tục kê khai, kiểm tra, rà soát, lập danh sách các đối tƣợng, quản lý hồ sơ, không đƣợc trùng lặp và bỏ sót đối tƣợng, lập dự toán, lập thủ tục chi trả các chế độ trợ cấp, thống kê, báo cáo...Phối hợp Phòng Tài chính – kế hoạch huyện xây dựng dự toán, cấp dự toán đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tƣợng chính sách vào hằng năm. Phối hơp các đơn vị Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Tƣ pháp huyện, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao để tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách người có công cho nhân dân trên phạm vi toàn huyện.

Hằng năm bố trí cán bộ, công chức ngành LĐ-TB&XH từ huyện đến xã, thị trấn đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng do phòng Nội vụ chủ trì. UBMT Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp về công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động các hội viên, đoàn viên, các đối tƣợng chính sách và nhân dân về các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chính sách người có công; đồng thời trực tiếp tham gia vào các họat động đền ơn đáp nghĩa đối với các đối tƣợng chính sách nhƣ: Phụng dƣỡng, chăm sóc Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; các hộ gia đình chính sách hỗ trợ vốn, phương tiện sinh kế để sản xuất; nhân dân đóng góp quỹ đền ơn, đáp nghĩa; thắp nến tri ân,vận động sự hỗ trợ, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân xây dựng sữa chữa nhà cho các đối tƣợng chính sách tổ chức thăm, tặng quà nhân các ngày lễ lớn, tết Nguyên đán, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Cán bộ, công chức của phòng được phân công cụ thể, mỗi người có chịu trách nhiệm chuyên môn một cách nghiêm túc dưới sự phân công của lãnh đạo phòng.

60

Để triển khai tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ huyện đến các xã, thị trấn thuận lợi, diễn ra logic có hiệu quả cao, không phiền hà, nhũng nhiễu đến các đối tƣợng chính sách thì mỗi ngành, mỗi tổ chức cũng nhƣ từng cá nhân thành viên phải phân công, phối hợp và giao trách nhiệm công việc cụ thể rõ ràng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách người có công với cách mạng, công tác phối hợp giữa Mặt trận, các đoàn thể- chính trị xã hội với UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện, UBND các xã, thị trấn đôi lúc còn chƣa đƣợc chặt chẽ, còn trùng nhau, chƣa đạt thống nhất ở một số nội dung nhƣ kinh phí xây dựng sửa chữa nhà, điều dƣỡng, quà các ngày lễ lớn cho các đối tƣợng chính sách.

2.2.3.4. Công tác duy trì thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh

Trong những năm qua, mặc dầu nguồn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, nhƣng UBND huyện Mê Linh vẫn ƣu tiên phân bổ kinh phí hằng năm đảm bảo để chi trả các khoản trợ cấp, BHYT và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng thương binh, bệnh binh. Huyện Mê Linh là huyện ngoại thành, kinh tế phát triển dựa trên ngành nông nghiệp, những năm gần đây cơ cấu các ngành kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ. Các Doanh nghiệp trên địa bàn huyện là cac Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho các hộ chính sách cũng gặp nhiều khó khăn, nhƣng UBND huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, các tổ chức đoàn thể và các ngành của huyện đã tích cực vận động các doanh nghiệp duy trì cam kết hỗ trợ và vận động các nhà tài trợ mới để góp phần đảm bảo thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh bịnh. Bên cạnh đó, mặc dầu có nhiều biến động về nhân sự nhƣ công tác luân chuyển, tinh giản biên chế, hoặc do nghỉ hưu, nhưng UBND huyện vẫn thường xuyên quan tâm củng cố tổ chức bộ máy và nhân sự của Phòng LĐ-TB&XH cũng

61

như cán bộ LĐ-TB&XH của 18 xã, thị trấn để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đối với thực thi chính sách thương binh, bệnh binh.

Bảng 2.7. Mức độ hài lòng việc thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ Ghi chú

Không hài lòng 0 0 Khảo sát với đối

tượng thương binh, bệnh binh thụ hưởng chính sách

Trung bình 4 11.11

Hài lòng 12 33.33

Rất hài lòng 20 55.56

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Thực hiện đúng, kịp thời và đầy đủ chế độ chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh luôn đƣợc Đảng và chính quyền các cấp quan tâm và triển khai thực hiện. Vì vậy mà đa phần thương binh, bệnh binh đánh giá về kết quả thực thi chính sách đối thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh ở hài lòng và rất hài lòng. Tuy nhiên vẫn có nơi, có lúc việc thực thi chính sách đối với người có công vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi gây bức xúc cho người dân. Tỷ lệ đánh giá kết quả thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh thông qua khảo sát đạt mức trung bình với tỷ lệ 11,11%.

Để duy trì một cách tích cực, lâu dài chính sách đối với thương binh, bệnh binh các cơ quan nhà nước, người thực hiện chính sách phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động toàn xã hội tích cực tham gia vào quá trình thực thi chính sách, có những tham mưu, đề xuất, có những giải pháp phù hợp.

2.2.3.5. Điều chỉnh thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện đã phát hiện những vấn đề bất cập, khó khăn, những vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện chính sách, UBND huyện đã

62

kiến nghị những bất cập, khó khăn, vướng mắc lên Thành phố xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Trong quá trình thực hiện cần phát huy, nhân rộng những cách làm, việc làm có hiệu quả, những cách làm không còn phù hợp, không hiệu quả cần đƣợc kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Chẳng hạn, trước đây huyện chuyển tiền trợ cấp quà nhân ngày lễ tết, ngày thương binh liệt sĩ 27/7 cho bưu điện chi trả đến từng đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng, nhưng quá trình thực hiện việc chi trả còn chậm, một vài trường hợp có biểu hiện tiêu cực, vì vậy UBND huyện quyết định giao cho Phòng LĐ-TB&XH phân công cho cán bộ của Phòng phối hợp với UBND các xã, thị trấn đứng điểm kiểm tra, giám sát việc chi trả trực tiếp cho các đối tƣợng tại UBND các xã, thị trấn, việc làm này được các đối tượng người có công đồng tình, ủng hộ.

2.2.3.6. Công tác theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện

Mục đích của thanh tra, kiểm tra là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những điểm chƣa phù hợp trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan quản lý có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Để duy trì tốt công tác tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối với thương binh, bệnh binh, sau khi ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, UBND huyện và Phòng LĐ-TB&XH huyện thường xuyên đôn đốc, theo dõi UBND các xã, thị trấn trong tổ chức triển khai thực hiện các văn bản, kế hoạch của huyện để đảm bảo công việc và tiến độ theo kế hoạch đề ra. Định kỳ, Sở lao đông – thương binh và xã hội thành phố, phòng tài chính kế hoạch, Thanh tra huyện thanh tra trực tiếp Phòng LĐ-TB&XH trong công tác phê duyệt quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách chi trả cho các đối tượng thương

63

binh, bệnh binh. Đặc biệt, sau những dịp lễ, tết nhƣ: Tết Nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh đều có kế hoạch về các xã, thị trấn để trực tiếp kiểm tra công tác cấp phát quà của Chủ tịch nước, của Thành phố, của huyện tới các đối tượng người có công, đảm bảo các đối tƣợng đƣợc nhận quà đầy đủ, đúng quy định, kịp thời động viên tinh thần cho các đối tượng, trong đó có thương binh, bệnh binh.

Thông qua hoạt động kiểm tra đợt tháng 05 năm 2017 về việc thực hiện công tác Lao động, Thương binh và Xã hội tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã phát hiện một số xã, thị trấn còn có những sai phạm, khuyết điểm: Tồn đọng về thẻ bảo hiểm y tế trong năm chƣa cấp phát thẻ cho thương binh, bệnh binh; phải dừng chi trả trợ cấp hàng tháng cho 01 thương binh do chi trả sai đối tƣợng; thực hiện chế độ chi trả trợ cấp ƣu đãi cho thương binh, bệnh binh hàng tháng vẫn còn tình trạng nhận thay trợ cấp không có giấy ủy quyền...

Sau mỗi đợt kiểm tra, phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện có biên bản làm việc với từng xã, thị trấn và văn bản kết luật của lãnh đạo UBND huyện tổng kết đánh giá, khắc phục sai sót, rút kinh nghiệm, xử lý cán bộ, công chức làm không đúng hoặc chƣa hết trách nhiệm và đƣa ra những giải pháp nhằm hạn chế sai sót trong thực thi chính sách đối với người có công.

Hiện nay các chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh ngày càng đƣợc quan tâm, đƣa vào thực tế, đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh càng trở nên cần thiết, nhƣng công tác thanh tra ngành vẫn còn những điểm hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí phục vụ công tác thanh tra, nguồn nhân lực, trình độ nghiệp vụ thanh tra còn hạn chế, đòi hỏi cần phải đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực thanh tra, công tác kiểm tra đồng thời thường xuyên bồi

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)