Tính chất của ngôn ngữ báo chí

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ

1.3. Tính chất của ngôn ngữ báo chí

Để thực hiện được chức năng của mình, phong cách ngôn ngữ báo chí phải có được những đặc trưng chung là: tính chiến đấu, tính thời sự, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm.

1.3.1. Tính thời sự

Trong báo chí, các sự kiện được thông tin nhanh, kịp thời (thông tin tức thời càng tốt) được gọi là thời sự.

Trong thời đại hiện nay, việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời là một vấn đề then chốt quyết định sự sống còn của các cơ quan báo chí truyền thông. Khi đã có sự kiện, đã có thông tin thì các cơ quan báo đài phải nhanh chóng truyền những thông tin đó đến bạn đọc. Vì chỉ có những thông tin mới, những sự kiện “nóng hổi”, những vấn đề cấp thiết, những vấn đề được xã hội quan tâm mới hấp dẫn người đọc, người nghe, người xem. Nếu sự kiện xảy ra ngày hôm nay mà một thời gian sau mới được thông tin thì nó không còn hấp dẫn nữa.

1.3.2. Tính chính xác

Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác.

Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng định hướng dư luận xã hội.

Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những gây hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được.

Trong báo chí, muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất 2 yêu cầu. Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng mẹ đẻ. Nói cụ thể hơn, nhà báo phải nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về ngữ âm, có vốn từ rộng và chuẩn xác, nắm vững đặc điểm ngữ pháp; có hiểu biết về phong cách. Thứ hai, nhà

báo phải bám sát các sự kiện có thực và nguyên dạng để phản ánh. Trong quá trình phản ánh, nhà báo không được tưởng tượng hay thêm bớt sự kiện, làm méo mó sự kiện. Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết với nhau.

Sử dụng ngôn từ trong các tác phẩm báo chí một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí là rất lớn và thuộc nhiều thành phần, nhiều độ tuổi và có trình độ nhận thức khác nhau, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển.

1.3.3. Tính cụ thể

Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác phẩm của mình.

Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh. Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định;

với những con người xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính... cụ thể). Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng. Do đó, trong báo chí, nhà báo thường không sử dụng các cách nói mơ hồ: " một người nào đó ", " ở một nơi nào đó ", "

hình như ", v. v...

1.3.4. Tính đại chúng

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính..., đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Báo chí vừa là phương tiện truyền thông để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi mà họ có thể bày tỏ những quan điểm, ý kiến của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính đại chúng. Nếu ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành riêng cho một đối tượng hạn hẹp nào đó thì báo chí khó có thể thực hiện

được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội. Và đây chính là lý do mà người viết báo ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài trong các tác phẩm báo chí.

1.3.5. Tính hấp dẫn và thuyết phục

Tính hấp dẫn và thuyết phục của báo chí có thể coi như là một trong các yếu tố quyết định sự sinh tồn của nó.

Trong đời sống xã hội, báo chí có ý nghĩa như là một món ăn tinh thần của mọi người. Vì lẽ đó, tất yếu nó phải có sức hấp dẫn và giàu tính thuyết phục. Nói cách khác, các vấn đề mà báo chí đưa ra có phải là điều mà bạn đọc quan tâm hay không? Cách trình bày của người viết có lôi cuốn và thuyết phục người đọc hay không? Đó là những câu hỏi vừa thiết thực vừa cấp bách đối với người làm báo.

Đặc biệt, trong thời đại mà báo chí phát triển mạnh, cuộc cạnh tranh bạn đọc diễn ra ngày càng quyết liệt thì yêu cầu về tính hấp dẫn và thuyết phục sẽ càng cao.

Tính hấp dẫn và thuyết phục của ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên cả phương diện nội dung lẫn phương diện hình thức.

Về phương diện nội dung, nội dung thông tin phải luôn luôn mới, đa dạng và phong phú. Trong đó, yêu cầu đưa tin nhanh và chính xác, có tính mới, tính thời sự là yêu cầu cơ bản. Tin không chỉ dưa ra một chiều mà phải phản ánh được nhiều hướng dư luận khác nhau.

Về phương diện hình thức, ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản báo chí phải có sức thu hút, lôi cuốn người đọc. Điều này thể hiện ở chỗ người viết biết cách lựa chọn từ ngữ, kết hợp từ ngữ một cách phù hợp.

Xét về mặt ngôn từ, đặc trưng hấp dẫn và thuyết phục có thể được biểu hiện bằng nhiều biện pháp như:

+ Sử dụng từ ngữ độc đáo;

+ Kiến tạo được những kết hợp ấn tượng, bất ngờ;

+ Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo và có hiệu quả;

+ Sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ dựa trên đặc điểm ngôn ngữ dân tộc.

Để tạo ra tính hấp dẫn trong bài viết của mình, mỗi tác giả có sở trường riêng và có phong cách riêng. Trong những biện pháp vừa nêu, ta có thể sử dụng đồng thời, đan xen nhau hoặc có thể sử dụng riêng từng biện pháp. Điều cốt lõi nhất là phát huy hiệu lực ở mỗi biện pháp như thế nào để nhằm mục đích thông tin và tác động đến bạn đọc một cách tích cực và hiệu quả nhất.

Tuy vậy, khi sử dụng các biện pháp ngôn ngữ nhằm làm tăng sức hấp dẫn và thuyết phục của báo, ta cần phải chú ý đến các nguyên tắc sau:

+ Tính phù hợp về mặt nội dung;

+ Tính lôgic về mặt ngữ nghĩa và cú pháp;

+ Tương ứng với thể loại;

+ Tính thẩm mỹ.

Những nguyên tắc trên sẽ đảm bảo cho việc phát huy tính hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí theo con đường lành mạnh, có định hướng.

1.3.6. Tính ngắn gọn và biểu cảm

Nói đến ngôn ngữ báo chí là nói tới tính tiết kiệm, ngắn gọn. Tuy vậy, sự ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí khác hẳn với sự ngắn gọn của ngôn ngữ hành chính – công vụ và ngắn gọn của ngôn ngữ khoa học.

Ở hai phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ và ngôn ngữ khoa học, ngắn gọn thường gắn liền với ý nghĩa khô khan, thường không gắn với cảm xúc chủ quan. Còn ngắn gọn trong báo chí thì ngược lại. Ngắn gọn trong ngôn ngữ báo chí ít nhiều gắn với cảm xúc chủ quan của cá nhân, với quan điểm của mỗi tờ báo cụ thể.

Tính ngắn gọn của báo là yêu cầu mang tính tất yếu. Nó xuất phát từ chức măng cơ bản của báo chí là thông tin nhanh các sự kiện, các vấn đề của đời sống xã hội. Muốn thông tin nhanh, nhiều, làm cho báo phong phú, đa dạng thì người viết buộc phải lựa chọn con đường ngắn nhất bằng cách loại bỏ tất cả những cách diễn đạt dông dài, hoa mỹ. Vì sự dông dài, hoa mỹ không cần thiết của ngôn ngữ báo chí sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời của báo chí.

Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, trong cùng một đơn vị thời gian nhưng người ta luôn cố gắng thu được càng nhiều thông tin thì càng tốt. Đấy là

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)