CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1.6. Giới thiệu về chương trình truyền hình và ngôn ngữ truyền hình
1.6.2. Ngôn ngữ truyền hình
Đi theo sự phát triển nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ báo chí cũng tách dần ra theo từng ngành riêng. Lợi thế rất lớn của truyền hình là hình ảnh sống động, nên ngôn ngữ truyền hình không những phải bám sát các khuôn hình mà còn cần biết gợi mở cảm xúc cho người xem. Tiếp nhận thông tin bằng mắt bao giờ cũng sâu hơn, hiệu quả hơn bằng tai nghe. Ở truyền hình, công chúng vừa xem bằng mắt, vừa nghe bằng tai, thế truyền hình có lợi thế hơn rất nhiều các loại hình báo chí khác.
Ngôn ngữ trên báo hình, báo báo nói (phát thanh – truyền hình) cơ bản giống ngôn ngữ trên báo viết, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, chuẩn phong cách ngôn ngữ báo chí. Nếu như thông tin trên báo in do câu chữ và hình ảnh trong bài viết đưa lại thì thông tin trên báo hình là do hình ảnh cùng với lời đọc, lời bình. Ngôn ngữ được sử dụng ở đây là ngôn ngữ viết dùng để đọc, vì vậy phải viết sao cho khán thính giả kịp nghe, kịp hiểu khi nó tác động đến ng ời nghe bằng âm thanh. Chắc chắn ngôn ngữ tác động đến khán, thính giả bằng âm thanh sẽ khác với ngôn ngữ viết. Nói đúng hơn thì ngôn ngữ viết và ngôn ngữ dùng để đọc có sự khác biệt đáng kể về phương diện từ vựng, ngữ pháp và phong cách.
Chính vì vậy ngôn ngữ trong chương trình không chỉ mang tính thời sự mà còn gây ấn tượng và đòi hỏi giọng đọc cũng như từ ngữ phải có phong cách thân mật, tự nhiên. "Biên tập viên kể cho khán giả nghe một câu chuyện chứ không phải đọc cho khán giả nghe một bài viết sẵn"(Nguyễn Đức Dân). Chính vì thế vấn đề về sự phát âm, ngữ điệu, ngắt giọng… trên truyền hình cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng.
Trên báo hình, bài nào cũng đọc cho mọi n g ư ờ i, vì vậy nội dung cần phải đơn giản hơn và chỉ có thể đi sâu vào một khía cạnh nào đó của vấn đề chứ không thể nói tất cả các khía cạnh, ngóc ngách của vấn đề như báo viết. Như vậy thông tin trên báo hình sơ lược hơn và từ ngữ cần đơn giản hơn.
Ngôn ngữ truyền hình có những đặc điểm tương đồng với ngôn ngữ phát thanh.
Ngôn ngữ truyền hình mang các đặc tính sau:
1.6.2.1.. Tính đa dạng và phức thể của âm thanh
Dùng âm thanh truyền trên sóng làm một trong những phương tiện thể hiện chính và khai thác các ngôn từ giàu âm hưởng làm phương tiện tác động chính.
Cũng như loại báo phát thanh, âm thanh ở đây bao gồm cả lời nói, tiếng động và âm nhạc. Tính chất đa thành tố của âm thanh từng khiến cho loại hình báo phát thanh có được sức quyến rũ thì nó càng trở nên hấp dẫn với khán giả truyền hình.
1.6.2.2. Tính độc thoại trong giao tiếp
Trong các chương trình truyền hình, độc thoại là sản phẩm ngôn từ của một cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ một người nói với hàng triệu người nghe, người xem. Chính vì thế, có tác giả cho rằng đây là một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt.
Chính vì đây là ngôn ngữ của một người nói cho hàng triệu người nghe, người xem đài nên đòi hỏi người nói cần lựa chọn phương tiện ngôn ngữ sao cho thỏa mãn sự tiếp nhận của hàng triệu khán giả.
1.6.2.3. Tính khoảng cách
Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa phát thanh viên và khán giả. Khán giả có thể nhìn thấy, hoặc không thể nhìn thấy phát thanh viên, biên tập viên nhưng chắc chắn phát thanh viên, biên tập viên không nhìn thấy khán giả. Phát thanh viên, biên tập viên cần thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ giao tiếp như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ khi xuất hiện.
Khi không xuất hiện thì tác giả, biên tập cần tìm kiếm phương tiện ngôn ngữ thể hiện hiệu quả. Mặt khác tính khoảng cách còn thể hiện trong việc tiếp nhận của khán giả. Họ có thể bật hay tắt, tăng âm hay giảm âm tùy ý, chắc chắn ngôn ngữ của chương trình dễ được tiếp nhận khi nó không bi phức tạp hóa.
Biên tập viên, phát thanh viên cần có tốc độ đọc, tốc độ nói phù hợp, có sự lôi cuốn nhất định để dễ tác động đến việc tiếp nhận của khán thính giả.
1.6.2.4. Tính tức thời
Rõ ràng, khi theo dõi chương trình truyền hình, khán giả tiếp nhận ngôn ngữ ngay trong thời điểm phát sóng. Như vậy, một mặt tính tức thời và một mặt của ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hội thoại đặc biệt. Cả hai chế định sự bắt buộc phải tiết kiệm phương tiện thể hiện. Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả sẽ đưa đến cho khán giả lượng thông tin lớn hơn nhiều so với việc kéo dài thời lượng chương trình.
1.6.2.5. Tính phổ cập
Cũng như ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ dành cho đám đông. Đám đông ấy là các thành phần cư dân, họ có thể khác nhau về lứa tuổi, trình độ học vấn, trình độ văn hóa, thẩm mỹ .... Chắc chắn khán giả trong đám đông ấy chỉ nghe (hoặc xem) chuơng trình một lần thoảng qua, không thể kéo chậm ngữ lưu được nên cũng khó nói lại đầy đủ thông tin vừa tiếp nhận. Đây là yêu cầu đòi hỏi công tác chuẩn bị văn bản truyền hình…
Nằm trong xu thế của báo chí hiện đại, ngôn ngữ truyền hình luôn hướng tới sự hấp dẫn, dễ tiếp nhận để khán thính giả dễ tiếp nhận và đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
Tiểu kết
Trong giai đoạn hiện nay, báo chí - truyền thông trở thành một phương tiện thông tin đại chúng rộng khắp, giúp cho con người nắm bắt được nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Báo chí nói chung và ngôn ngữ báo chí nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, do quan
điểm khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng không có sự thống nhất giữa các tác giả.
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng. Náo chí ra đời trước tiên là đáp ứng nhu cầu thông tin của con người. Vì là phương tiện truyền thông đại chúng nên phong cách ngôn ngữ báo chí có những tính chất và chức năng riêng.
Xét về mặt ngôn ngữ, ngôn ngữ báo chí vừa mang những đặc điểm chung của ngôn ngữ tiếng Việt, vừa có những đặc điểm riêng về ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Chính những đặc điểm này đã làm nên sự khác biệt của ngôn ngữ báo chí so với các phong cách ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp thuộc lĩnh vực ngôn ngữ báo chí vì nó được bình luận viên thể hiện trên các kênh truyền thông như: phát thanh, truyền hình. Ngoài đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp cũng có những đặc điểm riêng. Chính những đặc điểm này đã tạo nên đặc trưng của ngôn ngữ tường thuật bóng đá trực tiếp.
CHƯƠNG 2