Lỗi lặp từ ngữ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp (Trang 106 - 122)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ LỖI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TRỰC TIẾP

3.2. Một số lỗi sử dụng từ ngữ

3.2.2. Lỗi lặp từ ngữ

Lặp từ cũng là lỗi thường gặp trong tường thuật bóng đá trực tiếp. Việc lặp lại một từ ngữ nào đó nhiều lần trong một câu hay một đoạn văn sẽ làm cho câu văn, đoạn văn trở nên lủng củng và trở nên kém lôi cuốn, hấp dẫn.

Trong tường thuật bóng đá trực tiếp, bình luận viên thường mắc lỗi lặp từ ngữ. Chính việc lặp lại những từ, cụm từ nhiều lần trong một câu văn hay một đoạn văn đã làm cho lời tường thuật của bình luận viên đôi khi trở nên lủng củng, kém đi phần hấp dẫn. Chẳng hạn, ta xét một số ví dụ sau:

(199). “Vào lúc này thì hiệu số bàn thắng bại có ý nghĩa rất quan trọng. Vào lúc này U23 Việt Nam và U23 Myanmar có cùng điểm số.”

(U23 Việt Nam và U23 Brunei, ngày 12/11/2011.) (200). “Ngày hôm nay những cầu thủ vắng mặt bên phía Porto cũng không phải là cầu thủ quan trọng, và trong trận đấu ngày hôm nay Porto vẫn tung ra đội đội hình tốt nhất để thi đấu với Braga. Dẫn dắt Porto vào lúc này là HLV Villas Boas người đang được ví như Mourinho thứ hai.”

(Porto và Braga, ngày 19/05/2011)

Ở ví trên, cụm từ ngày hôm nay được lặp lại hai lần. Chính sự lặp lại đó đã làm cho câu văn trở nên lủng củng và không còn hay nữa.

(201). “Những gương mặt nặng trĩu. Và họ đang chuẩn bị bước vào trận đấu thủ tục cuối cùng gặp Australia. Có lẽ chúng ta đang chuẩn bị nói lời chia tay nhà vô địch và sẽ có một tân vô địch.

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) (202). “ Khả năng phối hợp của đội tuyển Pháp là rất tốt. Vừa rồi là một tình huống Matuidi đã vấp bóng một cách đáng tiếc ở thời khắc quyết định. Vừa rồi là tình huống mà David Luiz đã đứng sai vị trí. Đường chuyển của Hulk.”

(Brazil – Pháp, ngày 9/6/2013) 3.2.3. Lỗi về thừa từ ngữ

Trong tường thuật bóng đá trực tiếp, bình luận viên cũng thường mắc lỗi thừa từ ngữ. Đây là những từ ngữ không cần thiết. Vì vậy, khi ta bỏ những từ ngữ này thì cũng không ảnh hưởng đến nội dung biểu đạt của câu.

Ta xét các ví dụ sau:

(203). “Sau khi vào sân thay cho Giroud, Jenkinson thi đấu bên cánh phải thay cho Giroud. Hậu vệ cánh phải là sở trường của Jenkinson, hậu vệ gốc Phần Lan.”

(CLB Chelsea – CLB Arsenal, ngày 05/11/2011) Trong đoạn văn trên, bình luận viên đã mắc lỗi thừa từ ngữ. Chỉ trong cùng một câu nhưng bình luận viên đã dùng đến hai lần cụm từ “thay cho Giroud”.

Chúng ta có thể bỏ đi một trong hai cụm từ “thay cho Giroud” mà cấu trúc cú pháp của câu vẫn đảm bảo và nghĩa của câu cũng không thay đổi.

Ta có thể sửa lại ví dụ trên bằng một trong hai cách như sau:

Cách 1: “Sau khi vào sân thay cho Giroud, Jenkinson thi đấu bên cánh phải.

Hậu vệ cánh phải là sở trường của Jenkinson, hậu vệ gốc Phần Lan.”

Cách 2: “Sau khi vào sân, Jenkinson thi đấu bên cánh phải thay cho Giroud.

Hậu vệ cánh phải là sở trường của Jenkinson, hậu vệ gốc Phần Lan.”

(204). “Đây rất có th là tình huống mà đội khách có th tạo ra sóng gió.

Tuy nhiên cú đẩy bóng của Giroud lại hơi mạnh.”

(Việt Nam – CLB Arsenal, ngày 17/7/2013) Trong câu thứ nhất, bình luận viên sử dụng hai lần từ “có thể”. Sử dụng như thế là thừa từ. ta có thể sửa câu này lại bằng một trong hai cách sau:

Cách thứ nhất, ta bỏ cụm từ có thể đồng thời bỏ cả phụ từ chỉ mức độ rất. T giữ nguyên phần còn lại của câu: “Đây là tình huống mà đội khách có th tạo ra sóng gió. Tuy nhiên cú đẩy bóng của Giroud lại hơi mạnh.”

Cách thứ hai, ta thay từ có thể bằng từ sẽ: “Đây rất có th là tình huống mà đội khách s tạo ra sóng gió. Tuy nhiên cú đẩy bóng của Giroud lại hơi mạnh.”

(205). “Nếu như trong trận đấu giữa Hà Lan và Australia thì chúng ta đã chứng kiến một lối đá quyến rũ của cả hai đội thì ở trận đấu này thì đó là sự chặt chẽ về đấu pháp ở khu vực giữa sân.

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Trong ví dụ trên, bình luận viên đã dùng ba từ thì đặt gần nhau. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu này là một câu ghép phụ thuộc gồm có hai mệnh đề. Hai mệnh đề này nối kết với nhau bằng cặp quan hệ từ “nếu như….thì”. Trong đó, mệnh đề phụ là nếu như trong trận đấu giữa Hà Lan và Australia thì chúng ta đã chứng kiến một lối đá quyến rũ của cả hai đội còn mệnh đề chính là thì ở trận đấu này thì đó là sự chặt chẽ về đấu pháp ở khu vực giữa sân. Xét cấu tạo cụ thể của từng mệnh đề, ta thấy, trong mệnh đề phụ, trong trận đấu giữa Hà Lan và Australia là thành phần phụ trạng ngữ, chúng ta là chủ ngữ, đã chứng kiến một lối đá quyến rũ của cả hai đội là vị ngữ. Ở mệnh đề chính, ở trận đấu này là thành phần phụ trạng ngữ, đó là chủ ngữ, là sự chặt chẽ về đấu pháp ở khu vực giữa sân là vị ngữ. sau khi phân tích cấu tạo của câu, ta thấy ở sau thành phần phụ trạng ngữ của từng mệnh đề đều có một từ thì. Các từ thì này là thừa. Chính các từ thì này đã làm cho cách diễn đạt của câu trở nên lủng củng. Trong trường hợp này, ta có thể bỏ cả hai từ thì và thay vào đó là khoảng ngắt (trên văn bản nói) và dấu phẩy (trên văn bản viết). Ta sửa lại ví dụ trên như sau:

Nếu như trong trận đấu giữa Hà Lan và Australia, chúng ta đã chứng kiến một lối đá quyến rũ của cả hai đội thì ở trận đấu này, đó là sự chặt chẽ về đấu pháp ở khu vực giữa sân.

Ta xét các ví dụ khác:

(206). “Ý đồ của huấn luyện viên Sampaoli là tập trung số đông ở khu vực giữa sân để hạn chế lối chơi Tiqui-Taca ở khu vựa giữa sân của Tây Ban Nha.”

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Trong câu trên, bình luận viên đã đặt hai cụm từ “ở khu vực giữa sân” gần nhau đã làm cho sự diễn đạt của câu trở nên lủng củng. Khi ta bỏ cụm từ ở khu vực giữa sân ở cuối câu. Như thế câu văn sẽ trở nên hay hơn. Ta có thể sửa câu trên lại như sau: “Ý đồ của huấn luyện viên Sampaoli là tập trung số đông ở khu vực giữa sân để hạn chế lối chơi Tiqui-Taca của Tây Ban Nha.”

(207). “Ở Mỹ Đình thì đội tuyển Việt Nam đã từng có những chiến thắng đậm với tỉ số lớn như chiến thắng mà chúng ta có được trước Myanma ở trận đấu khai mạc của AFF Cup năm 2010.”

(Việt Nam – CLB Arsenal, ngày 17/7/2013) Trong đoạn văn trên, bình luận viên đã sử dụng thừa cụm từ “với tỉ số lớn”

vì trước cụm từ này đã có cụm từ “chiến thắng đậm”. Khi nói chiến thắng đậm thì tỉ số thường sẽ lớn như: tỉ số: 4 – 0, 5 – 0, 7 – 1, 10 – 3,…Như vậy, trong trường hợp này, theo tôi, bình luận viên không cần phải nói thêm cụm từ “với tỉ số lớn” mà người nghe vẫn có thể hiểu đó là một chiến thắng với tỉ số cách biệt.

(208). “Trận chung kết Champions league giữa Real Madrid và Atletico Madrid đã bắt đầu. Lần đầu tiên trong lịch sử của Champions league, cũng như lịch sử của C1, có hai đội bóng cùng thành phố chạm trán nhau trong trận chung kết Champions league.”

(Real Madrid - Atletico Madrid, ngày 26/5/2014) Trong đoạn văn trên, bình luận viên sử dụng thừa cụm từ Champions league ở cuối câu. Trong cấu trúc câu trên, ta không cần phải lặp lại cụm từ Champions league mà người nghe vẫn hiểu được nội dung của câu nói.

(209). “Và giờ đây, lúc này, chúng ta lại càng chờ đợi, các cổ động viên của Tây Ban Nha lại càng chờ đợi khả năng cầm quân của huấn luyện viên Vicente Del Bosque.

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Trong câu trên, ta thấy bình luận viên sử dụng hai yếu tố chỉ thời gian giờ đâylúc này cạnh nhau. Thực chất hai yếu tố này có cùng một nghĩa là chỉ

“khoảng thời gian đang nói”. Do đó, việc bình luận dùng hai từ ngữ này cùng một lúc là dư thừa. Ta có thể bỏ một trong hai từ này, khi đó câu sẽ hoàn chỉnh. Ta sửa lại ví dụ trên như sau:

“Và giờ đây, chúng ta lại càng chờ đợi, các cổ động viên của Tây Ban Nha lại càng chờ đợi khả năng cầm quân của huấn luyện viên Vicente Del Bosque.

Hoặc: “Và lúc này, chúng ta lại càng chờ đợi, các cổ động viên của Tây Ban Nha lại càng chờ đợi khả năng cầm quân của huấn luyện viên Vicente Del Bosque.

Ta khảo sát thêm ví dụ khác:

(210). “Từ đó đến nay, Real Madrid đã trải qua 10 đời huấn luyện viên và đã đầu tư ngót hết 1,2 tỉ Euro để mang về những ngôi sao để thực hiện giấc mơ La Decima của họ.”

(Real Madrid - Atletico Madrid, ngày 26/5/2014) Theo từ điển tiếng Việt, “ngót” có nghĩa là vơi đi, gần hết [43, tr 564]. Còn

“hết” là tất cả, toàn bộ [43, tr 382]. Như vậy, xét về nghĩa thì ngót tuy chỉ phần vơi đi, hao đi nhưng vẫn còn. Còn hết là sạch toàn bộ, không còn gì cả. Hai từ này không thể kết hợp với nhau. Như vậy, ở ví dụ trên, bình luận viên đã mắc lỗi thừa từ. Trong trường hợp này,bình luận viên nên sử dụng một trong hai từ trên.

3.2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ nước ngoài

Trong khi tường thuật bóng đá, để cho phần bình luận của mình thêm lôi cuốn, hấp dẫn thì việc các bình luận viên sử dụng phối hợp nhiều lớp từ ngữ khác nhau, trong đó có những từ ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng những từ ngữ nước ngoài trong những tình huống không cần thiết sẽ làm cho phần tường thuật

của bình luận viên trở nên khó hiểu và người nghe khó tiếp nhận những thông tin mà người bình luận viên muốn truyền đạt. Chẳng hạn, ta xét ví dụ sau:

(211). “Từ đó đến nay, Real Madrid đã trải qua 10 đời huấn luyện viên và đã đầu tư ngót hết 1,2 tỉ Euro để mang về những ngôi sao để thực hiện giấc mơ La Decima của họ.”

(Real Madrid - Atletico Madrid, ngày 26/5/2014) Trong ví dụ trên, bình luận viên đã sử dụng thuật ngữ “La Decima”. Trong quan điểm của đội bóng Real Madrid, “La Decima” là từ ngữ dùng để chỉ chức vô địch Champions League lần thứ mười mà đội bóng đang hướng đến. Trước đó, Real Madrid đã 9 lần vô địch Champions League. Toàn thể ban lãnh đạo và các cầu thủ Real Madrid đang cố gắng thực hiện giấc mơ lần thứ 10 vô địch Champions League.

Như vậy, nếu người nghe không hiểu rõ về lịch sử của đội bóng Real Madrid ở đấu trường Champions League thì sẽ không thể hiểu được “giấc mơ La Decima”

là gì.

(212). “Nhưng còn một điều nữa cũng đang khiến Tây Ban Nha gặp khó khăn đó là thể lực, bởi vì hầu hết các cầu thủ của Tây Ban Nha đều thi đấu ở các câu lạc bộ lớn và họ phải trải qua những mùa giải rất là căng thẳng từ La Liga đến Premier League và cả Champions League.

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Các từ La Liga, Premier League, Champions League là các từ ngữ nước ngoài dùng để chỉ các giải đấu bóng đá. Trong đó, La Liga là tên gọi của giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha. Premier League là tên gọi của giải bóng đá vô địch nước Anh (giải ngoại hạng Anh). Còn Champions League là giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Âu dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch quốc gia châu Âu.

Khi nghe bình luận viên nói câu trên, nếu thính giả không biết La Liga, Premier League, Champions League là gì thì sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa câu nói trên. Trong trường hợp này, nếu bình luận viên nói giải vô địch quốc gia Tây Ban

Nha, giải ngoại hạng Anh, hay giải vô địch các câu lạc bộ châu Âu thì người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin mà bình luận viên truyền đạt.

(213). “Khi mà cả một hệ thống không vận hành tốt thì lối chơi của Tây Ban Nha đang trở nên rời rạc và Tiqui-Taca đã mất đi phần hồn của mình.”

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Tiqui-Taca là một từ nước ngoài. Nó bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha, phiên âm tiếng Việt là Tiqui-Taca. Theo Wikipedia, Tiqui-Taca “là một khái niệm cao cấp trong môn bóng đá. Đây là một loại hình chiến thuật thi đấu trên sân và cũng được xem là một trường phái bóng đá riêng với đặc trưng là lối chơi thêu hoa, dệt gấm. Đội bóng thành công với lối chơi này là FC Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha”. Tiqui-Taca là lối chơi kết hợp giữa "chuyền" (Tiqui) và "chạy" (Taca).

Những đường chuyền của Tiqui-Taca đa phần ở cự ly trung bình - ngắn và tần số di chuyển không bóng của cầu thủ ở mức cao. Hai yếu tố này đan xen với nhau, làm cho đội chơi Tiqui-Taca luôn kiểm soát được bóng và có cơ hội xuyên phá hàng phòng ngự đối phương. Đội chơi Tiqui-Taca phải sở hữu đội hình - từ hậu vệ đến tiền đạo - gồm những cá nhân có trình độ kỹ thuật điêu luyện: khả năng rê dắt bóng, chuyền bóng chính xác, loại bỏ sự đeo bám của cầu thủ đối phương, phản ứng nhanh nhạy... Lối đá này đòi hỏi một nhạc trưởng ở trung tâm hàng tiền vệ để phân phối bóng đi khắp mặt sân.

Như vậy, Tiqui-Taca là một từ làm người nghe khó hiểu. Nếu người nghe không biết về lối chơi này thì sẽ không thể hiểu hết được ý nghĩa câu nói của bình luận viên.

3.3. Một số lỗi về cú pháp 3.3.1. Câu thiếu chủ ngữ

Câu sai do thiếu chủ ngữ là loại câu sai do cấu tạo ngữ pháp thiếu thành phần nêu lên đối tượng thông báo mà dựa vào hoàn cảnh, ta không xác định được đối tượng được đề cập đến là gì.

Trong tường thuật bóng đá trực tiếp, do các tình huống bóng diễn ra trong trận đấu chi phối nên đôi khi bình luận viên mắc phải lỗi tổ chức câu thiếu thành phần nòng cốt chủ ngữ. Ta xét các ví dụ sau:

(214). “Huấn luyện viên Sampaoli ngày hôm nay sẽ có cơ hội đối đầu với nhà vô địch châu Âu và thế giới là ông Del Bosque. Và chúng ta hãy chờ xem cuộc đối đầu này, phân thắng sẽ thuộc về ai. Lúc này thì đang ngang ngửa.”

(215). “Và bây giờ là cơ hội cho các cầu thủ Tây Ban Nha. Đó là đường chuyền của Silva. Vargas. Rất tỉnh táo. Tuy nhiên mất bóng rồi.”

(216). Rât cần những sự thay đổi. Huấn luyện viên Vicente Del Bosque cần phải xốc lại tinh thần cho các học trò và tạo ra những sự thay đổi về con người trên sân để vực dậy một Tây Ban Nha đang rệu rã.”

(Tây Ban Nha – Chi Lê, 19/6/2014) Trong các ví dụ trên, những câu được in nghiêng là những câu sai do thiếu chủ ngữ. Điều đó làm cho cấu tạo ngữ pháp của câu không hoàn chỉnh, từ đó nội dung biểu đạt của câu cũng không rõ ràng.

Để khắc phục lỗi này, dựa vào ngôn cảnh, ta chỉ cần thêm chủ ngữ thích hợp cho câu. Ta có thể sửa lại các câu trên như sau:

“Huấn luyện viên Sampaoli ngày hôm nay sẽ có cơ hội đối đầu với nhà vô địch châu Âu và thế giới là ông Del Bosque. Và chúng ta hãy chờ xem cuộc đối đầu này, phân thắng sẽ thuộc về ai. Lúc này thì cả hai đang ngang ngửa.”

“Và bây giờ là cơ hội cho các cầu thủ Tây Ban Nha. Đó là đường chuyền của Silva. Vargas. Rất tỉnh táo. Tuy nhiên Vargas đã mất bóng rồi.

Tây Ban Nha rất cần những sự thay đổi. Huấn luyện viên Vicente Del Bosque cần phải xốc lại tinh thần cho các học trò và tạo ra những sự thay đổi về con người trên sân để vực dậy một Tây Ban Nha đang rịu rã.”

3.3.2. Câu ghép chính phụ thiếu vế

Trong tường thuật bóng đá trực tiếp, bình luận viên cũng mắc lỗi tổ chức câu ghép chính phụ nhưng trên bề mặt cấu trúc câu chỉ có một vế (mệnh đề), thiếu đi vế còn lại. Ta xét ví dụ sau:

(217). “ Arturo Vidal lúc này vẫn thực sự là thủ lĩnh ở khu vực giữa sân. Nếu như trong trận đấu đầu tiên gặp Australia, Arturo Vidal chưa hoàn toàn hồi phục. Như vậy đúng là Diego Costa sẽ rời sân và nhường chỗ cho Fernaldo Torres.

( Tây Ban Nha – Chile, ngày 19/6/2014) Trong đoạn văn trên, nếu xét về cấu tạo ngữ pháp thì câu “Nếu như trong trận đấu đầu tiên gặp Australia, Arturo Vidal chưa hoàn toàn hồi phục” là câu sai thuộc dạng: câu ghép phụ chính phụ thiếu vế.

Theo tác giả Diệp Quang Ban, “câu ghép chính phụ (hay phụ thuộc) là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình đẳng giữa các mệnh đề, phân biệt được mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc, mệnh đề phụ được dẫn nhập bằng quan hệ từ phụ thuộc. Về mặt nghĩa, mệnh đề phụ nêu cảnh huống của sự việc diễn đạt ở mệnh đề chính.” [ 4, tr 218 – 219]

Khuôn hình khái quát quy ước của câu ghép chính phụ dạng đầu đủ là:

Qht [mđ phụ] / qht [mđ chính]

Trong đó, mđ = mệnh đề, qht = quan hệ từ, dấu chéo (/) chỉ ranh giới giữa hai mệnh đề.

Nếu vận dụng lí thuyết về câu ghép chính phụ để xem xét thì ta thấy rằng

Nếu như trong trận đấu đầu tiên gặp Australia, Arturo Vidal chưa hoàn toàn hồi phục” chỉ mới là một vế của câu ghép chính phụ. Vế này chỉ là vế phụ được dẫn nhập bằng qua hệ từ nếu như, còn thiếu vế chính (thường được dẫn nhập bằng quan hệ từ thì). Đây là câu ghép chính phụ có nội dung chỉ điều kiện – hệ quả. Trong đó, vế phụ là vế nêu lên điều kiện, còn vế chính là vế nêu hệ quả.

Ta có thể sửa lại câu sai trên bằng một trong hai cách sau:

Cách 1, thêm vế chính vào vế phụ sẵn có. Bằng cách này, ta có thể sửa câu sai trên lại như sau:

““Nếu như trong trận đấu đầu tiên gặp Australia, Arturo Vidal chưa hoàn toàn hồi phục thì trong trận đấu hôm nay anh đã hồi phục và đang là linh hồn của cả đội.”

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ trong tường thuật bóng đá trực tiếp (Trang 106 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)