CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tỉnh Bình Dương được thành lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 06 tháng 11 năm 1996, trên cơ sở chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, Bình Dương chính thức trở thành một đơn vị hành chính độc lập.
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Chín đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn). Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Biên Hòa 20km, cách cảng biển Vũng Tàu khoảng 110km, cách sân bay mới Long Thành khoảng 65km.
Theo Nghị quyết số 136-NQ/CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,64 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích Đông Nam Bộ); dân số 1.947.220 người, mật độ dân
số 723 người/Km2 [29, tr.379]; là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer.
Tỉnh Bình Dương nằm trong vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Xét về mặt tổng thể, Bình Dương là tỉnh bình nguyên với địa hình là sự pha trộn giữa đồng bằng và cao nguyên, vì thế địa hình hình tỉnh Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam với độ cao trung bình 20-25m so với mực nước biển và lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm ở vào tọa độ địa dư từ 100- 50’-27” đến 110-24’-32” vĩ độ Bắc và từ 1060-20’ đến 1060-25’ kinh độ Đông, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và Sông Bé. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ có 55km chảy qua huyện Tân Uyên của Bình Dương. Sông Đồng Nai có giá trị kinh tế lớn đối với sản xuất nông nghiệp (cung cấp nước và thủy sản) và cả giao thông vận tải. Sông Sài Gòn dài 256km, bắt đầu từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương về phía Tây, đoạn từ thị xã Lái Thiêu lên tới huyện Dầu Tiếng dài 143km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông đường thủy, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Sông Bé dài 360km, bắt nguồn từ hồ Thác Mơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 120km. Sông Bé có giá trị thủy lợi trên một số nhánh phụ lưu như suối Giai, công trình thủy lợi ở xã Phước Hòa…
Với vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên nên đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại thích hợp với nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; cây ăn quả, cây lương thực, thực phẩm. Mặt khác, nền đất ở Bình Dương tương đối ổn định, bằng phẳng, địa chất có tính chịu lực cao thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị…
Bình Dương có chế độ khí hậu chung của khu vực miền Đông Nam Bộ:
nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Thời tiết trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000mm.
Về tài nguyên rừng, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ nên rừng ở Bình Dương rất đa dạng về chủng loại lâm sản và có giá trị cao về nhiều mặt như: gỗ, cây dược liệu, động thực vật quí hiếm…
Hệ thống giao thông giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng, kết nối giữa các vùng trong và ngoài Tỉnh.
Trong hệ thống đường bộ, Quốc lộ 13 là con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của Tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia xuyên đến biên giới Thái Lan và Lào. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.
Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, với chính sách “mở cửa”, thu hút các nhà đầu tư, Bình Dương đã nhanh chóng trở thành tỉnh phát triển năng động trong tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh).
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé. Trong những năm gần đây, Bình Dương được đánh giá là một trong những tỉnh năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao. Năm 2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Bình Dương chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể tỷ lệ công nghiệp – xây dựng chiếm 60%, dịch vụ chiếm 37,3% và nông – lâm nghiệp chiếm 2,7%: tổng thu ngân sách năm 2015 đạt 36.000 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 28,4%, trong đó có giáo dục, theo báo cáo của SGDĐT Bình Dương trong giai đoạn 2010 đến 2015, tỉnh đã đầu tư 1500 tỷ đồng xây dựng các công trình trường học, trong đó nguồn vốn huy đọng trong nhân dân trên 100 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong năm 2015, đã hoàn thành 11 công trình lầu hóa đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng. Có thể nói, với sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của kinh tế - xã hội đã góp phần tác động tích cực đến giáo dục của tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây, càng ngày càng có nhiều ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp, đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được xây dựng đặc biệt là các huyện vùng xa như: Dầu Tiếng, Phú Giáo đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của con em trong Tỉnh và của người lao động nhập cư... tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập, tham gia các hoạt động tập thể thật tốt. Và đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình giáo dục toàn diện học sinh, tạo cho xã hội có nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bình Dương giai đoạn (2010 – 2015).
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Niên giám thống kê 2015, 2016.
Nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ 2010 – 2015 (Biểu đồ 2.1), Bình Dương luôn là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao. Trong giai đoạn này, GDP của tỉnh tăng trưởng đạt bình quân 13% hàng năm, ở mức gấp đôi cả nước. Nếu xét riêng về sự phát triển kinh tế của tỉnh ở vùng kinh tế Đông Nam bộ, Bình Dương là tỉnh phát triển sau và ít thế mạnh như: Bà Rịa – Vũng Tàu (dầu mỏ và tiềm năng du lịch lớn), thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất nước), tỉnh Đồng Nai (nơi có nền tảng từ việc tập trung nhiều nhà máy công nghiệp sản xuất công cụ lao động đã được xây dựng từ trước năm 1975),... Thế nhưng sau 18 năm tái lập, Bình Dương đã có bước phát triển nhanh, càng khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù, năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tác động bất lợi đến thị trường hàng hóa xuất khẩu, thị trường vốn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân, nhưng các ngành sản xuất, kinh doanh của Tỉnh nhìn chung
11.5 12 12.5 13 13.5 14 14.5 15
2010 2011 2012 2013 2014 2015
GDP
vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định so với trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Khác với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Tỉnh đã chú trọng đến việc huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp làm nền tảng. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, toàn tỉnh chỉ có khu công nghiệp Sóng Thần do Công ty Thương mại – Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đầu tư. Thế nhưng, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.600 ha. Trong đó, có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, … Thu hút rất nhiều lao động nhập cư từ các tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống. Thu nhập bình quân đầu người ở mức tăng trưởng hàng năm, kết cấu hạ tầng phát triển không ngừng, đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí của nhân dân tăng lên đáng kể. Bằng những chính sách phù hợp, đến tháng 10 năm 2015, Bình Dương đã thu hút được 2.546 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 21 tỷ 500 triệu đô la Mỹ, 19.638 doanh nghiệp trong nước [32, tr.55].
Nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại được hình thành, trong đó, tiêu biểu nhất là thành phố mới Bình Dương với điểm nhấn là Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/02/2014. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động trẻ, năng động, tích cực, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương phấn đấu đến năm 2020 trở thành một thành phố văn minh, hiện đại trực thuộc Trung ương và phát triển bền vững.
Với định hướng phát triển công nghiệp, cơ cấu kinh tế Tỉnh luôn chuyển dịch đúng hướng, từ năm 2000 đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ luôn dẫn đầu, có xu hướng tăng cao trong khi đó nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh. Năm 2015, tỷ trọng: công nghiệp 60%, dịch vụ 37,3%, nông nghiệp 2,7%. Nếu so với thời điểm năm 2000 thì dịch vụ tăng 12,1%, công nghiệp tăng 1,9%, và nông nghiệp giảm 14% (Xem Biểu đồ 2.2).
Đơn vị tính:%
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP của tỉnh Bình Dương từ năm 2000 – 2015.
Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê 2015, 2016.
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương: “Trong giai đoạn 2010 - 2015, xuất khẩu duy trì được mức tăng trưởng cao, bình quân là 19,5%/năm, tiếp tục xuất siêu, đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 20,86 tỷ đô la Mỹ với những mặt hàng chủ lực như: dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng mỹ nghệ, điện – điện tử... Xuất khẩu tăng ở hầu hết các thị trường trên thế giới, đã xuất khẩu đến trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ”[32, tr.48]. Từ những thành quả đó, Tỉnh đã xây dựng được thương hiệu với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm diễn ra nhanh và đa dạng, số lượng và chủng loại sản phẩm cũng được nâng lên đáng kể, chuyển biến theo hướng tích cực. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống lâu nay như sơn mài, gốm sứ, cao su, gỗ, các sản phẩm
Nông, lâm nghiệp và … Dịch vụ
Công nghiệp và xây … 0
20 40 60 80
2000 2005
2010 2015
16.7
8.4
4.4 2.7 25.2 28.1 32.6 37.3
58.1 63.5 63
60
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng
từ nông – lâm – thủy sản, xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây có thêm nhiều ngành hàng mới có hàm lượng chất xám và năng lực cạnh tranh cao đã tham gia xuất khẩu đạt kết quả tốt như điện tử, phụ tùng ô tô, linh kiện phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp...
Thành công về kinh tế của Bình Dương là kết quả tất yếu của một quá trình phấn đấu lâu dài của Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh. Từ việc phát huy lợi thế và xác định đúng đắn chiến lược, chỉ sau một thời gian ngắn, Tỉnh có thể tự hào với một nền công nghiệp sản xuất hàng hóa mạnh và bền vững. Hiện nay, Bình Dương đã thật sự trở thành một tỉnh công nghiệp. Để có được những thành tựu đó, trong công tác mời gọi đầu tư, Bình Dương đã có những cơ chế, chính sách hợp lý nên đã thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với cơ cấu ngành nghề đa dạng, công nghệ ngày càng hiện đại.
Đi đôi với phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, bình quân thu nhập của người dân tăng liên tục, từ 30,1 triệu đồng năm 2010 lên 72,3 triệu đồng năm 2015 [32, tr.144]. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng luôn quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao... Đặc biệt, Tỉnh đã thực hiện tốt và có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, huy động nhiều nguồn lực để chăm lo cho đời sống của nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, v.v.. Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã huy động hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động chăm sóc người có công với cách mạng, các đối tượng thuộc chính sách xã hội, tổ chức việc phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 832 mẹ trên địa bàn Tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa đói giảm nghèo như cho vay vốn không lãi suất, cung cấp con giống, dạy nghề miễn phí, xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết... và cho đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh giảm, chỉ còn 0,5% [32, tr.145]. Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ. Tổ chức ngày càng
nhiều các hoạt động dạy nghề miễn phí, các phiên giao dịch, hội chợ việc làm thu hút doanh nghiệp và lao động tham gia trực tiếp, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lượt lao động.
Đặc điểm kinh tế - xã hội nêu trên có ảnh hưởng nhất định đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương nói riêng.
2.1.2. Đặc điểm lịch sử, văn hóa, giáo dục Đặc điểm lịch sử, văn hóa
Không chỉ ấn tượng bởi sự phát triển nhanh của kinh tế, Vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh.
Trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Bình Dương vẫn còn giữ vững những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hoá, tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã có từ hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ – Bình Dương như:
làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp… Từ xa xưa, các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng xuất khẩu sang Pháp và nhiều khu vực trong nước.
Ngoài ra, đến với Bình Dương, du khách còn được tham quan các danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, tham gia các lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút sự tham gia của hàng trăm ngàn lượt khách thập phương như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một), vườn