Thành tựu và hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.2.2. Thành tựu và hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Thành tựu của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Trong học tập, đa số học sinh chăm chỉ, siêng năng, chuyên cần, đi học đều, đúng giờ, xác định được mục tiêu, động cơ học tập, năng động, tích cực, sáng tạo trong học tập, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài học, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên, hiện tượng quay cóp trong thi cử, kiểm tra giảm nhiều.

Trong quan hệ với người khác, cộng đồng xã hội học sinh tự giác chấp hành Nội quy nhà trường; học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thương yêu, tôn trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi; sống chan hoà với mọi người, giúp đỡ bạn bè; phụ giúp gia đình khi có thời gian nhàn rỗi; tham gia tích cực các phong trào do trường, SGDĐT tổ chức; có ý thức bảo vệ trường lớp, giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện nước; phân biệt được việc tốt, việc xấu, học và làm theo cái tốt, không tham gia các tệ nạn xã hội, tuân thủ Luật Giao thông đường bộ; hiện tượng

đánh nhau, nói tục, chửi thề giảm nhiều, học sinh vi phạm đạo đức đã có tiến bộ và chuyển biến theo hướng tích cực.

Trong quan hệ với bản thân, học sinh siêng năng, quý trọng bản thân, tự lập, tự tin, có lối sống lành mạnh, thật thà, không tham lam… Trong 5 năm học qua (từ 2010 – 2011 đến 2014 - 2015) chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên và đạt được kết quả hết sức khả quan. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm luôn từ 98% đến 100%, hiệu quả đào tạo hàng năm đạt hơn 96%. Tỷ lệ đỗ đại học của tỉnh năm 2014 – 2015 đạt 77,49% [82, tr.152]. Số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt ngày càng tăng. Đa số học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu cao trong học tập. Kết quả chi tiết này được thể hiện qua các bảng biểu học lực, hạnh kiểm [Xem lại Bảng 2.2; 2.3].

Hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở tỉnh Bình Dương vẫn còn có nhiều hạn chế. Là một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp năng động, có nhiều khu công nghiệp với sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, có lượng lao động nhập cư đông nên không tránh khỏi sự giao thoa của nhiều giá trị văn hóa có cả tốt lẫn xấu cho nên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn còn nhiều học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu. Một bộ phận học sinh còn vi phạm Nội quy, chưa chấp hành nghiêm túc nội qui nhà trường, động cơ, ý thức thái độ học tập còn yếu, thường xuyên không học bài, làm bài tập thầy cô giao, đồng phục, tác phong không nghiêm túc, không đúng quy định. Số học sinh có hành vi vi phạm nhiều nhất là đi trễ;

gây rối trật tự trong lớp, trong giờ học; nói tục, chửi thề; gây gỗ, đánh nhau, rủ nhau làm việc xấu, nói chuyện; xả rác bừa bãi, viết vẽ bậy trên bàn, trên

tường; gian lận, quay cóp trong kiểm tra thi cử; nghỉ học không phép, trốn học... nhưng công tác giáo dục chưa kịp thời, đồng bộ nên hiện tượng này còn kéo dài.

Theo Báo cáo của các trường cho thấy: Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường và bị kỷ luật mặc dù không nhiều, nhưng những vi phạm đạo đức có tính chất nguy hiểm, khó giáo dục, giáo dục phải lâu dài, cần phối hợp nhiều lực lượng ngày càng gia tăng. Ngoài ra số học sinh vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bài, nghiện game, uống rượu, bỏ tiết,… cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ, cụ thể như sau:

Trong học tập, một số học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, ý thức học tập chưa tốt, không tự sắp xếp được thời gian học tập, nói chuyện, làm ồn trong giờ học, bỏ tiết, trốn học, đi học trễ, nghỉ học không phép, quay cóp lúc thi cử, kiểm tra.

Trong quan hệ với người khác, cộng đồng xã hội, không vâng lời và ỷ lại vào cha mẹ, vô lễ và không nghe lời khuyên dạy của thầy cô giáo; nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, chưa đoàn kết thân ái với bạn, bao che cho nhau làm việc xấu; chưa biết thông cảm với hoàn cảnh của người xung quanh; vi phạm Luật Giao thông: chạy xe máy khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và xe đạp điện, đi xe không đúng phần đường quy định, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, chở hai, ba, thả tay lái; chưa biết giữ vệ sinh chung và bảo vệ tài sản công cộng; yêu quá sớm, quan niệm lệch lạc trong tình bạn, tình yêu; trộm cắp, mê chơi, nhất là chơi bida, chơi game online, game bạo lực...

Trong quan hệ với bản thân, một số học sinh ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa năng động, sáng tạo, chưa tự nỗ lực bản thân, sống tự do và làm theo ý muốn của mình, tái phạm những hành vi xấu nhiều lần đã được giáo dục mà chưa tiến bộ, chưa ăn năn, hối hận…

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)