Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 121 - 154)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho học sinh phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế

hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật;

có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều yếu tố, nhiều chủ thể giáo dục. Từ kết quả điều tra, khảo sát ở 9 trường điển hình nằm ở các đơn vị hành chính xã – huyện và thành phố, đại diện cho 34 trường trung học phổ thông của Tỉnh, theo bản thân tôi để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay cần tiến hành những giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên, cha mẹ học sinh về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh

Việc nâng cao nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh là vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Nếu làm được điều này, sẽ huy động được các lực lượng làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của công tác này. Mục tiêu của giải pháp này nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, các đoàn thể nhà trường nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp học sinh nhận thức và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục, tự học tập, tự rèn luyện đạo đức.

Muốn nâng cao nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh thì phải giúp họ hiểu được công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Các lực lượng làm giáo dục đạo đức trong nhà trường phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục về công tác giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, chính trị, lối sống cho học sinh trong trường trung học phổ thông, có định hướng đúng đắn cho công tác này trong từng năm học với các nội dung, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực.

Để thực hiện có hiệu quả nâng cao nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Về phía cán bộ quản lý nhà trường phải nắm vững các văn bản của cấp trên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, quán triệt trong giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chỉ đạo, vận động các lực lượng trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương cùng tham gia thực hiện công tác này để có hiệu quả hơn; phải xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức học sinh cho cả năm học. Để làm được điều này, Hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng đạo đức của học sinh, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và mặt yếu, những biện pháp đã thực hiện, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên trong công tác này.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phải nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng và văn bản của Nhà nước; các kế hoạch, chương trình hành động của cấp trên để xây dựng chương trình hành động trong năm học với nội dung và hình thức sinh hoạt thiết thực, hấp dẫn Đoàn viên, học sinh nhằm góp phần tích cực giáo dục đạo đức cho học sinh.

Còn giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, cho nên, giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình và biết vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp.

Riêng đối với học sinh: Nhà trường phải tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp, Ban chấp hành chi Đoàn, hướng dẫn học sinh biết cách xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho lớp mình. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải xây dựng lớp tự quản.

Đối với cha mẹ học sinh: Nhà trường có kế hoạch cụ thể trong các cuộc họp cha mẹ học sinh. Một trong những nội dung quan trọng trong các cuộc họp này là sự phối hợp nhà trường và gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh, triển khai những văn bản có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức, cung cấp một số kiến thức về những vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi và phương pháp để giáo dục con cái. Qua đó, làm cho cha mẹ học sinh hiểu rằng, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất to lớn và quan trọng của gia đình.

Thứ hai, đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Đạo đức là một phạm trù lịch sử, ra đời, phát triển cùng với quá trình biến đổi kinh tế - xã hội và tiến bộ về văn hoá, vật chất, tinh thần của con

người. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia cần quan tâm hợp tác giải quyết, đó là vấn đề bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hoà bình, bệnh hiểm nghèo, hợp tác cùng phát triển ...

Trong nước, có sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đã làm cho đạo đức đang diễn ra phức tạp, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa hai lối sống lành mạnh, trung thực với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ... Vì thế, cần phải bổ sung, đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

Về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, cần tập trung giáo dục những giá trị chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện nay như lòng yêu nước, tình yêu thương, nhân ái, khoan dung, độ lượng, tính trung thực, tính tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập, trong lao động... tuy nhiên cần được bổ sung và đổi mới cho phù hợp với thực tiễn hiện nay và cần chú ý giáo dục cho học sinh các chuẩn mực sau:

Yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, cần giáo dục học sinh yêu nước là phải ra sức bảo vệ nền độc lập dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập, nghiên cứu, biết khai thác tiềm năng đất nước có hiệu quả; đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống, hạnh phúc của nhân dân;

thực hiện nghiêm túc và vận động mọi người cùng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Yêu thương con người là một truyền thống quý báu của dân tộc, là cội nguồn của đạo đức, cần phát huy mạnh mẽ hơn trong điều kiện mới. Ngày nay, yêu thương con người được thể hiện: Sự quý trọng, đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ, chia sẻ sự đau khổ, nỗi bất hạnh, không may

của người khác; biết ơn thương binh, liệt sĩ và những người có công với đất nước, với dân tộc; ngăn chặn cái ác, cái xấu và khuyến khích cái tốt, cái thiện; yêu hoà bình, chống chiến tranh, chống tệ phân biệt chủng tộc;

chống nạn đói, thất học, mù chữ; tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương; giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng cho học sinh.

Muốn sống vì mọi người, học sinh phải biết đặt quyền lợi tập thể, đất nước lên trên hết, cần tập thói quen coi quyền lợi, uy tín, thành tựu của tập thể lớp, trường lớn hơn lợi ích cá nhân. Khi đứng trước sự lựa chọn giữa những điều tiện lợi cho cá nhân với uy tín của lớp, của trường, học sinh phải chọn việc giữ uy tín cho lớp, cho trường.

Để học sinh cư xử đúng mực với các thành viên trong gia đình, nhà trường phải giáo dục học sinh về tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình, chỉ có hiểu đúng về đạo đức gia đình thì mới có thể gắn bó các thành viên trong gia đình bằng những sợi dây liên kết thường xuyên, lâu dài, suốt đời, dù có sự chia cách cũng không phá nổi những quan hệ tốt đẹp đó. Tình cảm đạo đức gia đình thể hiện trong các mối quan hệ bao gồm quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với nhau. Đó là quyền được nuôi nấng, chăm sóc, giáo dục, yêu thương, cưu mang của con cháu do ông bà, cha mẹ thực hiện; nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ (vâng lời, phụng dưỡng, yêu thương, kính trọng,…); quyền bình đẳng, nghĩa vụ yêu thương, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của anh chị em.

Nhà trường phải giáo dục cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn tình bạn, học cách chơi với bạn và biết chọn bạn mà chơi. Đồng thời, giáo viên cần định hướng cho học sinh xây dựng những tình bạn chân thành, tốt đẹp, không vụ lợi, không đối lập với lợi ích tập thể, đoàn kết gắn bó, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau… Để có tình bạn đẹp và bền vững lâu dài, khi kết bạn cần tìm hiểu,

lựa chọn, cân nhắc trên những nguyên tắc đạo đức nhất định (dựa trên cơ sở tự nguyện, hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích).

Hiếu học là một truyền thống của dân tộc ta, luôn được các thế hệ người Việt Nam đề cao và coi trọng trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Giáo viên giúp cho học sinh nhận thức rằng, học tập tốt là nhiệm vụ, là lương tâm của người học; học tập tốt tức là hành động báo hiếu thiết thực cho gia đình, không phụ công ơn trời biển của cha mẹ; học tập tốt là tỏ ra có trách nhiệm với tương lai của chính mình; học tập tốt để góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Ngày nay, hiếu học thể hiện trước hết ở việc xác định mục đích học tập là để lấy kiến thức, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giúp ích cho gia đình và bản thân; nêu cao tinh thần tự giác, sáng tạo, độc lập suy nghĩ trong học tập; tự tin vào bản thân; có ý chí, vượt khó khăn, vươn lên để thực hiện hoài bảo, ước mơ của mình.

Về kỷ luật, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận thức rằng, tất cả những con người sống, làm việc có kỷ luật, tôn trọng nề nếp gia đình; chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của trường học đều được mọi người tin cậy và chỉ có những con người như thế mới có khả năng thành đạt cao. Do vậy, học sinh phải rèn luyện tính kỷ luật với nội dung: Tự giác và chủ động tôn trọng kỷ luật của gia đình, chấp hành Nội quy, quy định của trường học, thực hiện đúng các quy định của pháp luật Nhà nước và yêu cầu đạo đức của xã hội.

Ngày nay, xã hội phát triển nhanh chóng và có nhiều diễn biến phức tạp, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo chuẩn mực đạo đức tiến bộ là một vấn đề cấp bách, nhà trường cần hướng đến rèn cho học sinh: Kỹ năng làm chủ cuộc sống, nhận biết được các tệ nạn xã hội để tự phòng chống cho bản thân; kỹ năng tự học ở nhà; kỹ năng chọn nghề nghiệp, định

hướng tương lai; kỹ năng biết sống hoà nhập trong cộng đồng; kỹ năng tự tin, bản lĩnh, năng động; kỹ năng giao tiếp trong nhà trường; kỹ năng thực hiện các quy tắc ứng xử văn hoá trong học đường…

Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách hiện nay, nếu con người tiếp tục huỷ hoại môi trường thì chính con người phải nhận lấy hậu quả xấu do môi trường mang lại. Vì vậy, phải giáo dục học sinh phải ra sức bảo vệ sự sinh tồn, phát triển tự nhiên của các cộng đồng thực vật, động vật, kể cả động vật hoang dã, rừng cây nguyên sinh; bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên khỏi nguy cơ bị cạn kiệt nhanh chóng; trồng cây xanh, xử lý rác, nước thải trong sinh hoạt, nhất là phải biết giữ vệ sinh trường học, lớp học, đường phố, khu dân cư nơi mình sinh sống...

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng được hình thành trong chiến tranh, ngày nay, chuyển sang hoà bình, nó lại được phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước, đó là ý chí: Không chịu nghèo khó; không chịu ngu dốt, lạc hậu; không chịu lệ thuộc. Giá trị tự do, trước kia được hiểu là quyền tự do dân tộc, nay nó còn mang thêm nhiều ý nghĩa về tự do cá nhân: Tự do học tập, tự do đi lại, tự do lập nghiệp, tự do hành nghề, tự do mưu cầu hạnh phúc (tất nhiên tự do cá nhân phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép).

Một số nội dung khác mà nhà trường phải giáo dục cho học sinh như:

Giáo dục giới tính bao gồm những kiến thức về sự phát triển con người (giải phẫu sinh lý của con người; cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ; tuổi dậy thì; sinh sản và sức khoẻ sinh sản vị thành niên); kỹ năng xác định các giá trị (mục đích sống, hạnh phúc gia đình, nòi giống, dân tộc, cấu trúc gia đình, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS). Giáo dục phòng chống ma tuý bao gồm: Biểu hiện của người nghiện ma tuý, bản chất và tác hại của ma tuý, cách phòng chống ma tuý cho bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh cho bản thân, gia đình, sống có văn hoá. Giáo dục dân số bao gồm:

Dân số, tài nguyên, môi trường, chất lượng cuộc sống; mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống; quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống, tuổi kết hôn và trách nhiệm làm cha mẹ...

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên đưa những giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo để giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức tôn giáo, Nhà nước Việt Nam đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Các giáo lý tôn giáo đều chứa đựng một số giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến chân – thiện – mỹ.

Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như: sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác... Ví dụ, Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến

“đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”... Đó là những giá trị tích cực, góp phần giáo huấn con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản...Tư tưởng Phật giáo còn hướng con người có thái độ hành xử công bằng và tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Từ khi có mặt trên thế

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 121 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)