Khái quát tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 82 - 105)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.2.1. Khái quát tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay

2.2.1. Khái quát tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay

Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề này, lãnh đạo các trường, cha mẹ học sinh, giáo viên, học sinh luôn quan tâm thực hiện thường xuyên.

Để đánh giá thực trạng này, việc khảo sát đã tiến hành trong 4 tháng, với 9 trường trung học phổ thông nằm ở 5 huyện thị và 1 thành phố đại diện cho lãnh đạo trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trung học phổ thông của tỉnh Bình Dương, cụ thể đối tượng được khảo sát như sau: 900 học sinh, 450 giáo viên, 450 cha mẹ học sinh và 35 lãnh đạo trường. Kết quả khảo sát đạt được về mặt định tính và định lượng như sau:

* Về nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và việc chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, có gần 100% ý kiến lãnh đạo các trường trung học phổ thông, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh đều cho rằng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là rất quan trọng và quan trọng hoặc rất cần thiết và cần thiết [Xem Biểu đồ 2.3]. Điều đó cho thấy tất cả mọi người đều coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình giáo dục học sinh.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của lãnh đạo, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn, 2016.

0 20 40 60 80 100

Lãnh đạo Giáo viên Học sinh Cha mẹ học sinh

88.6 90.4

78.3

86.7

11.4 8.7

17.8

11.6

Rất quan trọng hoặc rất cần thiết

Quan trọng hoặc cần thiết

Không quan trọng hoặc không cần thiết

Ít quan trọng hoặc tương đối cần thiết Có hay không cũng được

Lãnh đạo các trường luôn quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, kết quả khảo sát có 80,0% lãnh đạo trường đã khẳng định thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác giáo dục đạo đức, 14,3% định kỳ và 5,5% khi có vấn đề nổi cộm [Xem Biểu đồ 2.4].

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của lãnh đạo về việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn, 2016.

Nghiên cứu Báo cáo Tổng kết năm học của SGDĐT và các trường trung học phổ thông nhận thấy, hàng năm các cấp lãnh đạo đều quy định nội dung giáo dục đạo đức cụ thể: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục; xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường; đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức… và chỉ đạo các trường tổ chức thực hiện. Cuối năm, các trường tổ chức đánh giá các mặt ưu điểm và mặt hạn chế về học tập, đạo đức của học sinh, từ đó, tìm ra biện pháp khắc phục mặt hạn chế và phát huy mặt mạnh.

Báo cáo đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phổ thông năm học 2014 - 2015 (phần 1), ngay từ đầu năm học, SGDĐT đã chỉ

80 14.3

5.7

Thường xuyên Định kỳ

Khi có vấn đề nổi cộm

đạo các đơn vị trong toàn tỉnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức, chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường và thực hiện “Văn hoá học đường”; phát huy kết quả thực hiện cuộc vận động “Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong các cơ sở giáo dục; củng cố và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

Hầu hết các trường đều hưởng ứng phong trào và thực hiện đầy đủ ở cấp cơ sở. Cuộc vận động “Hai không” đã phát huy được kết quả tốt và ngày càng đi vào chiều sâu. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện như: Các trường đều có nhà vệ sinh đạt yêu cầu, thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ; trồng và chăm sóc cây xanh, cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp; tiếp tục chăm sóc, thăm viếng các di tích lịch sử, văn hoá, các nghĩa trang liệt sĩ đã được phân công…

Báo cáo Tổng kết năm học 2014 - 2015 của các trường đa số đều nêu:

Học sinh chấp hành Nội quy nhà trường, lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè, hiện tượng gây gổ, đánh nhau, chửi thề giảm nhiều; giữ vệ sinh trường lớp, bảo quản tài sản chung; tập thể lớp đoàn kết cùng nhau hoàn thành các phong trào do SGDĐT, nhà trường đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn học sinh có ý thức học tập kém, có một bộ phận học sinh thường đi học trễ, nghỉ học không phép, trốn tiết tham gia vào trò chơi điện tử; ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp kém, ăn quà vặt, xả rác bừa bãi trong phòng học và trước hành lang, không có trách nhiệm bảo quản tài sản chung như: Làm bẩn, viết vẽ bậy trên tường, leo trèo trên bàn, phá cửa nhà vệ sinh, vòi nước uống; học sinh thường chửi thề trong giờ ra chơi, ở trong trường và trước cổng trường, tham gia đánh nhau trong và ngoài trường.

Như vậy, lãnh đạo các cấp, ngành, ngày càng quan tâm, kiên quyết chỉ đạo và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh với những biện pháp, hình thức phong phú, đa dạng. Hầu hết các trường đều xây dựng bảng Nội quy học sinh và đặt ở nơi dễ nhìn. Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp là những người nhiệt tình có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề dạy học, biết thương yêu, giúp đỡ học sinh. Giao nhiệm vụ giám thị cho những người có kinh nghiệm và có ý thức hoàn thành trách nhiệm (theo dõi, quan sát, uốn nắn học sinh sai phạm). Tuyển bảo vệ có phẩm chất đạo đức tốt, v,v..

Các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh, Hội chữ thập đỏ) cùng với Ban lãnh đạo nhà trường có nhiều hình thức hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp: Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội;

mời những tấm gương tiêu biểu, có ảnh hưởng tích cực trong xã hội nói chuyện, trao đổi với học sinh về những vấn đề có liên quan đến giáo dục đạo đức (sức khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính, giao tiếp, ứng xử, v.v..);

vận động mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể ngày càng có hiệu quả; phối hợp với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh để cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh, việc làm này ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ các trường công việc giữ gìn an ninh, trật tự khu vực trường học; ngăn chặn kịp thời những vụ việc học sinh gây gổ, đánh nhau bên ngoài trường, v.v..

* Nhận thức tầm quan trọng về những chuẩn mực giá trị đạo đức cần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông

Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông khá toàn diện, chẳng những giáo dục học sinh hiểu biết và làm theo

những chuẩn mực đạo đức thể hiện trong mối quan hệ quê hương, Tổ quốc (có tinh thần yêu nước, yêu chế độ XHCN; tự hào là người Việt Nam; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; sẵn sàng xả thân vì độc lập dân tộc và CNXH; sống có kỷ cương nề nếp), mối quan hệ với gia đình (kính trọng, yêu thương, vâng lời, biết ơn ông bà, cha mẹ, quan tâm chăm sóc anh chị em; xây dựng gia đình văn hoá; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ…), quan hệ với chính bản thân (trung thực, tự trọng, khoan dung, tự tin, tự lập, khiêm tốn, tự chủ, năng động, sáng tạo…) mà còn giáo dục học sinh những chuẩn mực thể hiện trong các mối quan hệ với nhà trường, cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên (tôn sư trọng đạo, yêu thương con người, sống chan hoà với mọi người, yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, lý tưởng sống của thanh niên, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…) và còn giáo dục học sinh có quan niệm đúng đắn, đúng mực về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng của những chuẩn mực, giá trị đạo đức con người Việt Nam cần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông ở các nhóm chuẩn mực đối với quê hương, Tổ quốc; đối với cộng đồng; đối với bản thân đều được lãnh đạo, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá ở mức rất quan trọng và quan trọng khá cao, có chuẩn mực đạt 100/100 phiếu khảo sát, thấp nhất ở chuẩn mực sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của bạn thuộc nhóm chuẩn mực đối với cộng đồng (lãnh đạo 85,7%; giáo viên 84,7%; học sinh 67 %; cha mẹ học sinh 81,1% đồng ý). Như vậy, dù ở gia đình hay nhà trường đều phải giáo dục cho học sinh những chuẩn mực trên [Xem Phụ lục 1,2,3,4;

Bảng 1.2; 2.2; 3.2; 4.2].

* Các yếu tố, chủ thể, hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Về các yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông Qua điều tra khảo sát nhận thấy, yếu tố tác động tốt đến giáo dục đạo đức cho học sinh được cha mẹ học sinh, giáo viên, học sinh, lãnh đạo các cấp đánh giá cao, ở mức tốt là: Bài giảng môn GDCD (lãnh đạo 80%; giáo viên 78%; học sinh 73,4%; cha mẹ học sinh 75,3%); khen thưởng, động viên kịp thời (lãnh đạo 71,4%; giáo viên 75,6%; học sinh 67,7%; cha mẹ học sinh 74,9%); kỷ luật nghiêm minh, đúng mức độ, khách quan, công bằng (lãnh đạo 82,9%; giáo viên 78,9%; học sinh 70,8%; cha mẹ học sinh 77,8%); lời khuyên gia đình, thầy cô giáo (lãnh đạo 71,4%; giáo viên 77,1%; học sinh 74,3%; cha mẹ học sinh 84%); … [Xem Phụ lục 1,2,3,4; Bảng 1.4; 2.9; 3.9;

4.4]. Điều này chứng tỏ trong quá trình giáo dục đạo đức, trên cơ sở hiểu rõ các yếu tố tác động nêu trên, giáo viên, cha mẹ học sinh có sự kết hợp biện pháp và hình thức khác nhau một cách hợp lý, phát huy những yếu tố tác động tốt đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Về các chủ thể giáo dục đạo đức cho học sinh

Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của giáo viên, cha mẹ học sinh, lãnh đạo nhà trường và học sinh cho thấy, những chủ thể có tác động tốt đến giáo dục đạo đức cho học sinh như sau:

Về phía nhà trường thì tất cả các lực lượng giáo dục trong trường đều có tác động đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, chỉ có là ba chủ thể có tác động tốt, nhiều nhất tới giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông được đánh giá cao là Ban Giám hiệu (lãnh đạo 71,4%; giáo viên 77,3%;

học sinh 70,8%; cha mẹ học sinh 70,7% đồng ý ở mức độ tốt); giáo viên chủ nhiệm (lãnh đạo 82,9%; giáo viên 82,7%; học sinh 84,6%; cha mẹ học sinh

81,8% đồng ý ở mức độ tốt); giáo viên Giáo dục công dân (lãnh đạo 77,1%;

giáo viên 77,8%; học sinh 78,8%; cha mẹ học sinh 78,7% đồng ý ở mức độ tốt). Trong đó sự tác động của giáo viên chủ nhiệm tốt nhất. Những chủ thể này thường xuyên quan sát, theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh trong quá trình học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm là người luôn theo sát tình hình của lớp về kết quả, học tập, rèn luyện hạnh kiểm học sinh nên sẽ nắm bắt kịp thời những học sinh nào học tốt, học sinh nào học yếu, học sinh nào hay vi phạm, học sinh nào chưa tốt sẽ kịp thời uốn nắn hoặc liên hệ với gia đình, giáo viên bộ môn và ban giám hiệu để bàn biện pháp giáo dục [Xem Phụ lục 1,2,3,4; Bảng 1.5; 2.6; 3.6 ; 4.5].

Về phía gia đình học sinh, cha mẹ học sinh là chủ thể tác động tốt, nhiều nhất tới giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Đa phần cha mẹ học sinh là người gần gũi, yêu thương, quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để con được học tập và rèn luyện đạo đức, cũng như chia sẻ, niềm vui, nỗi buồn của con trong mọi tình huống và những lúc cần thiết.

Ngoài các chủ thể nêu trên, quá trình tự giáo dục của học sinh cũng có tác động đến giáo dục đạo đức. Chính sự nỗ lực của học sinh mà kết quả giáo dục đạo đức trong những năm qua ở Bình Dương có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chủ thể này chưa được đánh giá cao.

Về hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông được thực hiện bằng những hình thức và những biện pháp sau:

Thứ nhất, kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội

Việc kết hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh: Mỗi năm học, các trường tổ chức họp cha mẹ học sinh ba lần. Lần đầu vào đầu năm học, lần hai cuối học kỳ I, lần ba vào cuối năm học. Trước khi họp tại lớp với giáo

viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu có họp cha mẹ học sinh toàn trường, chủ yếu công khai thu - chi Hội phí năm học trước, bàn bạc thống nhất mức thu Hội phí năm học mới; Thông qua Báo cáo hoạt động của trường trong năm học qua (học tập, rèn luyện...); Bầu Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh; Sau đó cha mẹ học sinh sẽ về lớp con mình học để họp với giáo viên chủ nhiệm.

Họp cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm lần thứ nhất vào đầu năm học, thực hiện những việc: Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy lớp (kèm theo số điện thoại của các giáo viên); Giới thiệu khái quát về tình hình, đặc điểm của lớp (sĩ số, số học sinh nam, nữ, số học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình, lưu ban của năm học trước, học sinh cá biệt, đặc biệt..); Bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trong năm học mới; đóng học phí và các khoản thu học kỳ I, bàn mục tiêu và phương hướng giáo dục học sinh, đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong năm học, v.v..

Họp cha mẹ học sinh lần thứ hai vào cuối học kỳ I, thông qua các việc: Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp; tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém về học lực và hạnh kiểm; danh sách học sinh được khen thưởng, học sinh cần bồi dưỡng thêm về văn hoá và rèn luyện thêm về đạo đức; ý kiến của cha mẹ học sinh về học tập và rèn luyện của học sinh, về dạy thêm, học thêm ...

Họp cha mẹ học sinh lần thứ ba vào cuối năm học, thông qua các việc:

Thông báo kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp; tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém về học lực và hạnh kiểm; danh sách học sinh được khen thưởng, học sinh thi lại, ở lại, rèn luyện trong hè; ý kiến của cha mẹ học sinh về học tập và rèn luyện của học sinh, góp ý cho nhà trường về nội quy, nề nếp của nhà trường...

Kết quả khảo sát: Có 81,1% giáo viên cho rằng việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội ở mức thường xuyên; 17,1%

giáo viên cho rằng ở mức thỉnh thoảng; 0,4% ở mức không có và 1,3% ở mức không biết. [Xem Biểu đồ 2.5].

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của giáo viên về việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn, 2016.

Theo cha mẹ học sinh thì có 21,8% cho rằng việc kết hợp này là rất tốt;

55,3% là tốt; 18,4% bình thường và 4,4% cho là chưa tốt [Xem Biểu đồ 2.6].

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.6: Đánh giá của cha mẹ học sinh về việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn, 2016.

0 20 40 60 80 100

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không có Không biết 81.1

17.1

0.4 1.3

Mức độ

21.8

55.3 18.4

4.4

Rất tốt Tốt

Bình thường Chưa tốt

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 82 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)