Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của việc giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 108 - 116)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

2.2.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế của việc giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Nguyên nhân những thành tựu của việc giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Trong những năm gần đây, giáo dục ở tỉnh Bình Dương đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáng khích lệ, đặc biệt là những chuyển biến tích cực, rõ nét trong việc rèn luyện kết quả đạo đức của học sinh trung học phổ thông. Những biểu hiện tích cực trong đạo đức của học sinh trung học phổ thông trong thời gian qua là kết quả của những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua, Bình Dương đã vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bằng các chính sách “trải chiếu hoa chào đón nhân tài”, “trải thảm đỏ chào đón các doanh nghiệp đến đầu tư”, ... đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Bình Dương có lợi thế về vị trí địa lý, về thiên nhiên, mưa thuận, gió hòa, con người cần cù, chịu thương, chịu khó, năng động, tích cực... Những nhân tố này là đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bình Dương tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, những tác động của kinh tế thị trường tạo điều kiện cho học sinh ở Bình Dương có nhiều cơ hội học tập, đồng thời ra sức phấn đấu, rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Nguyên nhân chủ quan

Trước hết, công tác giáo dục đạo đức học sinh của các trường đạt kết quả khả quan như trên là do nhà trường có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh

học sinh và hội cha mẹ học sinh cũng rất quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh, thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm bắt thông tin và có biện pháp kịp thời để giáo dục, uốn nắn học sinh.

Về phía Ban giám hiệu đầu năm có xây dựng kế hoạch hoạt động của trường, trong đó có kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh; lựa chọn và phân công các giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý học sinh, hoàn cảnh học sinh, có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả để chủ nhiệm các khối lớp cuối cấp. Ngoài ra, tập thể giáo viên rất nhiệt tình, giàu lương tâm trách nhiệm luôn phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và giáo viên chủ nhiệm rất chặt chẽ, nhịp nhàng và có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Bên cạnh đó, đa số học sinh chăm ngoan.

Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của SGDĐT, Ban Giám hiệu các trường trung học phổ thông cũng như của chính quyền địa phương, có 80,0% lãnh đạo cho rằng thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông; chỉ có 14,3% lãnh đạo cho rằng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc định kỳ và 5,7% lãnh đạo cho rằng chỉ đạo, kiểm tra khi có vấn đề nổi cộm [Xem lại Phụ lục 1; Bảng 1.9].

Các trường khẳng định giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, trọng tâm, nên thực hiện thường xuyên và kiên quyết hơn. Lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, giám thị các trường luôn có sự kết hợp cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh.

Các trường đều ban hành Nội quy học sinh, quy định cụ thể những điều học sinh phải làm nhằm tạo khung pháp lý để giáo dục đạo đức được thống nhất và đi vào nề nếp. Kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp và hình thức giáo dục đạo đức: Thông qua dạy học các môn, tổ chức tham

quan, chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp (tặng hoa điểm 10 cho những học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức; tổ chức tọa đàm với gương điển hình tiên tiến; đưa gương người tốt, việc tốt lên bảng thông tin của trường; gửi danh sách học sinh chưa ngoan về địa phương; khen thưởng, động viên đúng mức; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc những sai phạm …).

Giáo viên chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, gần gũi, luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ, dạy bảo điều hay, lẽ phải cho học sinh, coi các em là con, là em, là bạn của mình.

Đa số giáo viên gương mẫu với học sinh và quan tâm khuyên bảo khi học sinh vi phạm.

Nhà trường, gia đình, địa phương có sự phối hợp chặt chẽ để cùng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bản thân học sinh có sự nỗ lực trong việc rèn luyện đạo đức.

Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương

Nguyên nhân khách quan

Trong xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Đặc biệt, ở Bình Dương quá trình toàn cầu hóa, hội nhập diễn ra mạnh mẽ, cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt hạn chế của cơ chế thị trường đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội. Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã. Ngoài ra, sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hoá đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hoá không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ

điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như:

bida, game, chat,... nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học đi chơi, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.

Có nhiều trường còn thiếu cơ sở vật chất, có trường đóng trên địa bàn rộng, héo lánh, gia đình học sinh sống quá xa trường, việc liên lạc, phối hợp với cha mẹ học sinh quá khó khăn; sĩ số học sinh trong một lớp, trong một trường quá đông, rất khó quản lý.

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân những hạn chế về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bình Dương hiện nay thể hiện ở bốn nhóm nguyên nhân sau:

Từ phía nhà trường, chưa có nhiều thời gian để tổ chức những buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn gặp gỡ, tiếp xúc, tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh; Quản lý học sinh ngoài trường chưa chặt chẽ, chưa theo dõi sát để phát hiện kịp thời những học sinh có dấu hiệu vi phạm để ngăn ngừa; Chưa phối hợp thật chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương; Còn để những vụ đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua.

Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức chưa thật phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông, thiếu tính hấp dẫn, ít đưa ra các hình thức thi đua mới, hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh; chưa tổ chức hoặc ít tổ chức hoạt động ngoại khoá, tham quan thực tế, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, cắm trại hay đi dã ngoại; xử lý học sinh vi phạm chưa thật sự nghiêm khắc, công bằng, công tâm, hợp lý, chưa thuyết phục, chưa có sự thống nhất, đồng thuận của giáo viên, chưa đủ mạnh để răn đe học sinh khác không vi phạm. Ví dụ như theo quy định

tại Điểm c, Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 58 của BGDĐT quy định tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm yếu nếu học sinh gian lận trong học tập, kiểm tra, thi; nhưng qua trao đổi với lãnh đạo và giáo viên tại trường khi học sinh quay bài thì nhà trường xử lý như thế nào thì đa số lãnh đạo và giáo viên trả lời là hạ một bậc hạnh kiểm. Như vậy, cho thấy việc xử học sinh chưa thật sự nghiêm khắc, chưa đủ mức độ răn đe, nên vẫn còn tình trạng học sinh quay cóp trong kiểm tra, thi.

Nhà trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để răn đe, ngăn chặn kịp thời; năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa sâu sát trong việc quản lý học sinh, chưa nắm rõ hoàn cảnh riêng của từng em, cũng chưa tìm hiểu kỹ tâm tư nguyện vọng của học sinh. Bên cạnh đó, một số ít giáo viên bộ môn chỉ chú trọng việc "dạy chữ” chưa chú trọng việc “dạy người”, coi việc giáo dục đạo đức học sinh chỉ là việc của giáo viên chủ nhiệm, Đoàn đội và của Ban giám hiệu nhà trường; Ngoài ra, một số ít giáo viên còn xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh, một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa gương mẫu, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, mối quan hệ thầy - trò đôi lúc chưa tốt gây áp lực trong việc học tập của học sinh, quá nghiêm khắc đối với học sinh khi không thật sự cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, thô bạo trong đối xử với học sinh…

Từ phía gia đình, gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục của gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ. Một bộ phận cha mẹ học sinh thiếu quan tâm, chưa phối hợp tốt, giao phó nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục con cho nhà trường, ít gặp và trao đổi với giáo

viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu về việc học tập và rèn luyện của con; nuông chiều con quá mức, đôi lúc còn bênh vực khi con làm điều sai trái, thiếu gương mẫu với con về tác phong, giao tiếp, ứng xử…; hoàn cảnh gia đình đặc biệt: học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha mẹ, gia đình không hạnh phúc, khó khăn về kinh tế, cha mẹ ly hôn, ly thân. Cha mẹ là dân nhập cư đến Bình Dương, đa số họ là công nhân, buôn bán nhỏ, làm thuê…, nên dành phần lớn thời gian cho việc mưu sinh, không mấy quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con.

Một số gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái, suốt ngày họ chỉ lo làm việc để kiếm sống; có gia đình cha mẹ ly hôn, bỏ đi làm ăn xa, gởi con lại cho ông bà đã già, không quan tâm đến việc học tập của con em mình, hoặc cứ gởi con vào ở nội trú và khoán trắng cho nhà trường. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình khá giả, nuông chiều con, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần và những đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi của con cái, bố mẹ chỉ lo làm giàu mà khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Bên cạnh đó, cũng có gia đình vợ chồng sống không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực giữa bố mẹ và con cái, bố mẹ luôn trong tình trạng mâu thuẫn hoặc đã ly hôn, có thành viên trong gia đình có cha hoặc mẹ sa vào rượu chè, bài bạc bê tha và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái. Sự thiếu gương mẫu của người lớn chính là điều kiện để trẻ học tập những thói hư tật xấu.

Từ phía xã hội, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa, nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị xói mòn. Cùng với những thành quả đạt

được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của nó đó là làm xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp… Trước những cám dỗ của đồng tiền, không ít học sinh đã bị sa ngã. Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hóa, vui chơi không lành mạnh ở gần trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như: bi-a, game, chat… nhằm phục vụ lợi ích kinh tế riêng của họ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật. Có nhiều hiện tượng xấu xảy ra (tác phong, lời nói, cư xử…

của một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ còn thiếu văn minh, lịch sự, vướng vào các tệ nạn xã hội) làm ảnh hưởng đến không tốt đến giáo dục đạo đức cho học sinh.

Từ phía học sinh, đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Do các đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm chưa bền vững, không ổn định, dễ cáu gắt, nóng tính, bốc đồng, đôi lúc ương ngạnh, khó bảo, muốn chứng tỏ khả năng của bản thân nhưng bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, nên dễ nghe theo lời xúi giục của bạn bè xấu ở ngoài trường rủ rê đi chơi, trộm cắp vặt, xem những phim ảnh thiếu lành mạnh, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập, nghiện game, thích uống rượu, quan hệ bạn bè vượt quá giới hạn nhưng thiếu hiểu biết đã dẫn đến có thai, phải nạo phá thai, lập gia đình sớm hoặc học sinh muốn biểu hiện cái tôi của mình ở lứa tuổi mới lớn... Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh có ý thức tự giáo dục chưa cao, còn rủ rê, lôi kéo hoặc bao che cho nhau làm việc xấu, ngại không dám công khai các hành vi xấu của

bạn khiến việc xử lý học sinh vi phạm khó triệt để. Học sinh học yếu, lưu ban có biểu hiện mệt mỏi, thiếu phấn đấu, không thích học và không tập trung rèn luyện đạo đức.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp của các lực lượng giáo dục: Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn Thanh niên nói riêng trong một số trường trung học phổ thông hoạt động chưa hiệu quả, sự kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh chưa tốt. Sự phối hợp giữa nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số học sinh vi phạm pháp luật có lúc trở thành “quả bóng” đá từ “sân” trường trung học phổ thông sang “sân”

công an, chính quyền địa phương, và ngược lại. Giáo dục chưa gắn với thực tiễn, đội ngũ giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu, cơ sở vật chất còn thiếu. Các hoạt động giáo dục còn nặng về tâm lý thi cử, phương pháp giáo dục còn áp đặt nặng nề, tiếp thu kiến thức một cách máy móc, học không gắn với hành. Mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chưa được giải quyết thỏa đáng. Dạy thêm, học thêm tràn lan, áp lực điểm số của học sinh chưa được khắc phục kịp thời. Việc giảng dạy môn GDCD chưa hấp dẫn người học, gia đình và học sinh chưa coi trọng, cho rằng môn này không thi tốt nghiệp, không thi đại học nên không cần thiết, học chỉ là đối phó. Công bằng xã hội và dân chủ trong giáo dục chưa được thực hiện đầy đủ. Khi xây dựng, phát triển các loại trường dân lập, tư thục, các ban ngành chưa có những hướng dẫn, lộ trình và chính sách hợp lý để các trường này hoạt động...

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên trung học phổ thông ở tỉnh bình dương hiện nay (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(226 trang)