Tính hai mặt của phát hành trái phiếu quốc tế

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, nguồn vốn mới cho đầu tư phát triển 2 (Trang 26 - 29)

1.2 Tổng quan về trái phiếu quốc tế

1.2.9 Tính hai mặt của phát hành trái phiếu quốc tế

1.2.9.1 NHữNG TáC ĐộNG TíCH CựC KHI PHáT HàNH TRáI PHIếU RA THị TRƯờNG VốN QUốC Tế

Là cầu nối giữa thị tr−ờng vốn trong n−ớc với thị tr−ờng tài chính quốc tế. Thị tr−ờng tài chính trong n−ớc sẽ có điều kiện hội nhập vào thị tr−ờng tài chính toàn cầu thông qua việc phát hành trái phiếu quốc tế với sự tham gia của một số l−ợng lớn các nhà đầu t− quốc tế.

Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc với thị tr−ờng n−ớc ngoài. Khi phát hành trái phiếu quốc tế, chủ thể phát hành trái phiếu phải chấp nhận điều kiện chung của thị tr−ờng tài chính quốc te, chấp nhận sự cạnh tranh và các điều kiện ràng buộc tín dụng. Phat hành trái phiếu quốc tế là

cơ hội xác định chi phí sản xuất hàng hoá trong nước, khả năng cạnh tranh giữa hàng hoá trong n−ớc với hàng hoá n−ớc ngoài.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế mở ra một kênh huy động vốn có khả năng đáp ứng các dự án có quy mô lớn, thời gian dài và nguồn lực hầu nh− không hạn chế.

Trong bối cảnh các n−ớc đang phát triển có giới hạn về nguồn tiết kiệm, thì

nguồn vốn trái phiếu quốc tế có ý nghĩa to lớn.

Trái phiếu quốc tế cho phép xác định điểm chuẩn của quốc gia phát hành trái phiếu trên thị tr−ờng vốn quốc tế và sẽ là điều kiện tài chính đầu vào của các dự

án đầu t− trong n−ớc. Điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu t− trong n−ớc lựa chọn khả năng đa dạng hoá danh mục đầu t−, các loại tài sản tài chính để phòng ngừa rủi ro.

Đối với những n−ớc có thị tr−ờng tài chính phát triển, ngân sách Nhà n−ớc thặng d−, trái phiếu quốc tế còn đóng vai trò là công cụ để thực hiện chính sách quản lý nợ quốc gia. Thông qua việc phát hành trái phiếu ra thị tr−ờng vốn quốc tế, Chính phủ có thể chủ động điều tiết danh mục tài sản nợ quốc gia để thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ.

Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ tạo và nâng cao uy tín của nhà phát hành trên thị trường vốn quốc tế. Từ đó có thể mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài khác nh− đầu t− trực tiếp, vay ngân hàng, viện trợ.

Khi huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, nhà phát hành sẽ chủ động đ−ợc trong việc sử dụng vốn vay.

Chi phí vay nợ thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế thấp. Ban đầu, chi phí cho việc phát hành th−ờng cao nh−ng về lâu dài chi phí phát hành sẽ hạ xuống do giảm đ−ợc chi phí (nh− quảng cáo, tiếp thị…), đồng thời lãi suất vay nợ sẽ thấp khi hệ số tín nhiệm của nhà phát hành đ−ợc nâng lên. Khi đó, chi phí sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu quốc tế rẻ hơn so với chi phí sử dụng vốn trong nước. Do đó, các nước trên thế giới đều tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế nội địa.

Khả năng huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế lớn, thời gian thanh toán dài.

1.2.9.2 NHữNG VấN Đề PHảI ĐốI MặT KHI PHáT HàNH TRáI PHIếU RA THị TRƯờNG VốN QUốC Tế

Phát hành trái phiếu ra thị tr−ờng vốn quốc tế là phải tuân thđ các nguyên tắc và thủ tục pháp lý quốc tế.

Nợ vay bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế th−ờng có thời gian dài, do

đó luôn chứa đựng nhiều rủi ro về khả năng thanh toán vì thế đòi hỏi nhà phát hành phải chấp nhận những điều khoản, quy định chặt chẽ và khắt khe hơn trong cam kết vay. Đồng thời cũng phải tuân thủ theo những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục phát hành, thanh toán trái phiếu. Những thủ tục này khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở pháp lý, kinh tế, các kỹ thuật nghiệp vụ từ khâu tính toán xác định hệ số tín nhiệm, lựa chọn thị trường, loại tiền tệ, hình thức phát hành, lựa chọn người bảo lãnh, đại lý thanh toán, tư vấn pháp lý … Ngoài ra, phải đảm bảo tính công khai minh bạch và cập nhật thông tin thường xuyên đối với cộng đồng đầu t− quốc tế.

Phải xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngay tiền thu đ−ợc từ phát hành trái phiÕu quèc tÕ.

Với hình thức huy động vốn qua thị trường trái phiếu quốc tế, một lượng vốn lớn sẽ đ−ợc thu về trong một thời gian ngắn, cho nên, cần có kế hoạch cụ thể để giải ngân ngay cho đầu t−, tránh ứ đọng vốn sẽ làm tăng chi phí, gây nên lãng phí trong ®Çu t−.

Có kế hoạch cụ thể trong thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đáo hạn.

Việc thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn là không thể trì hoãn. Nếu không trả đ−ợc nợ hoặc trì hoãn việc trả nợ cũng nh− lãi trái phiếu, sẽ ảnh h−ởng rất nhiều đến uy tín của chủ thể phát hành từ đó ảnh hưởng đến những đợt phát hành tiếp theo hoặc những nguồn vay nợ khác từ n−ớc ngoài.

Nếu việc sử dụng nguồn vốn này không có hiệu quả, áp lực trả nợ sẽ gia tăng, Chính phủ sẽ phải cắt giảm chi tiêu cho đầu t−. Điều này có thể làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ. Hơn nữa, việc trả lãi sẽ làm cho cán cân vãng lai thâm hụt và việc trả vốn làm cho cán cân vốn thâm hụt. Do đó, cán cân thanh toán sẽ thâm hụt nhiều hơn mức thặng d− ban đầu đạt đ−ợc. Nền kinh tế có thể thụt lùi so với tr−ớc khi vay vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế.

Trong bối cảnh nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang ngày càng bị thu hẹp, tín dụng xuất khẩu th−ờng kèm theo các ràng buộc đẩy phí vay lên cao, hệ thống ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn thì việc huy động vốn

bằng phát hành trái phiếu quốc tế sẽ góp phần đa dạng hoá các nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ trong nước, tạo kênh huy động vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu t− phát triển kinh tế. Với nguồn vốn này, nếu đ−ợc sử dụng hiệu quả, quản lý thận trọng sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh tài chính quốc gia góp phần phát triển kinh tế đất nước và sẽ tạo động lực thúc đẩy tích cực tiến trình tự do hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, nguồn vốn mới cho đầu tư phát triển 2 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)