CHƯƠNG II TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ – THỰC TRẠNG TỪ VINASHIN
2.1 Đánh giá về đợt phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ năm 2005 27
2.1.4 Những lý do Chính phủ chọn Vinashin là đơn vị duy nhất sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005
Chính phủ đã cân nhắc, thẩm định kỹ trước khi chọn Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam - Vinashin là doanh nghiệp đ−ợc vay vốn, những lý do chính là :
Thế kỷ XXI được gọi là “Thế kỷ đại dương”, các quốc gia có biển đều quan tâm coi trọng việc xây dựng chiến lược để vươn ra biển. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển, biển Việt Nam rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, có 3.260km bờ biển với hàng trăm vị trí thuận lợi để xây dựng cơ sở đóng tàu, cảng biển. Vì vậy, vấn đề xây dựng chiến l−ợc biển để làm giàu, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều vô cùng cần thiết và cần −u tiên.
Nhưng muốn ra biển, trước hết phải đóng tàu. Muốn đóng tàu phải có cơ sở công nghiệp. Chính vì lẽ đó, mà ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đ−ợc Chính phủ đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện phát triển. Và ngày 04/11/2003 trong Quyết định số 1195/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã xác định quan điểm “Phát triển vận tải biển đồng bộ với việc đầu tư phát triển phương tiện vận tải và gắn với phát triển ngành cơ khí giao thông trong đó chú trọng phát triển mạnh ngành Công nghiệp đóng tàu biển”.
Vinashin là một Tập đoàn mà sứ mệnh trong Chiến l−ợc biển là phát triển Công nghiệp đóng tàu. Công nghiệp đóng tàu chính là cơ sở hạ tầng của kinh tế biển.
Và hạ tầng cơ sở bao giờ cũng phải đi trước. Phát triển hệ thống cảng biển đạt tiêu chuẩn, chính là cửa mở ra biển và nối thông với quốc tế. Đặt đúng vị trí của Công nghiệp đóng tàu và hệ thống cảng biển trong Chiến l−ợc biển, có nghĩa là phải đầu t−
chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh để Công nghiệp đóng tàu phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao và có tầm nhìn dài hạn.
Công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp tổng hợp nhiều ngành khác, sử dụng sản phẩm của nhiều ngành. Và sự phát triển của Công nghiệp đóng tàu sẽ thúc
đẩy và kéo theo sự phát triển của hàng loạt các ngành công nghiệp khác, đẩy nhanh tốc độ đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.
Hiện nay ngành Công nghiệp đóng tàu đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước Châu Âu sang Châu á. Nhiều doanh nghiệp đóng tàu Châu Âu không thể tồn tại do giá nhân công cao nên đã chuyển các đơn hàng gia công đóng tàu sang các nước Châu á. Lợi thế của ngành đóng tàu Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường trước tiên là chi phí nhân công rẻ. Theo thống kê thì chi phí nhân công trong giá thành con tàu của Việt Nam chiếm 15 - 20%, trong khi đối với các nước đóng tàu phát triển nh− Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu là 25 - 30%.
Và một lý do quan trọng phải kể đến là: Sự phát triển mạnh mẽ của Vinashin trong thời gian qua và hàng loạt các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu có giá trị lớn đã
đ−ợc ký kết (Xem thêm phụ lục số 3)
Trong vòng 10 năm kể từ khi thành lập, từ năm 1996 - 2005, Vinashin luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40%, hoàn thành kế hoạch 5 năm (2001-2005) tr−ớc hai năm với sản l−ợng và doanh thu gấp đôi kế hoạch Nhà nước giao.
Bảng 2.5 :
KếT QUả SảN XUấT KINH DOANH CủA VINASHIN 1996 - 2005
TổNG SảN LƯợNG TổNG DOANH THU
TT N¡M
Giá trị (Tû VN§)
Tốc độ tăng của n¨m sau so víi
n¨m tr−íc(%)
Giá trị (Tû VN§)
Tốc độ tăng của n¨m sau so víi
n¨m tr−íc(%)
1 1996 426 436
2 1997 509 19,5 435 (0,01)
3 1998 772 51,2 655 50,6
4 1999 957 24,0 549 (16,2)
5 2000 1.271 32,8 1.010 84,0
6 2001 1.895 49,1 1.303 29,0
7 2002 3.251 71,6 2.515 93,0
8 2003 5.330 63,9 3.815 51,7
9 2004 7.525 41,2 5.660 48,4
10 KH2005 10.349 37,5 7.724 36,5
Tốc độ tăng bình quân hàng năm(%)
43,42 41,89
“Nguồn : Vinashin”
Tốc độ tăng trưởng này đã giúp Công nghiệp đóng tàu Việt Nam rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các n−ớc trong khu vực.
Sau 10 năm hoạt động, Vinashin đã đóng thành công những con tàu trọng tải 6.500 tấn, 13.500 tấn, 15.000 tấn … đạt tiêu chuẩn quốc tế vượt đại dương an toàn và hiện đang thi công những con tàu 53.000 tấn. Vinashin trở thành cái tên đ−ợc chú ý của các chủ tàu thế giới, những con tàu xuất khẩu đầu tiên cho cường quốc đóng tàu Nhật Bản cũng là lời chào hàng đầy thuyết phục kéo theo hàng loạt hợp đồng đóng tàu xuất khẩu có giá trị lớn cho Vinashin với các chủ tàu Anh Quốc, Đan Mạch, Ba Lan, Đức, Hà Lan, Nauy … đáng kể đến là Hợp đồng đóng mới 21 tàu hàng trọng tải 53.000 tấn cho Vương Quốc Anh, trị giá mỗi tàu khoảng 22 triệu USD, hợp đồng
đóng mới 16 tàu chở container đa chức năng 500 tấn cho Đan Mạch, 8 tàu chở hàng 17.000 tấn cho Hà Lan, 8 tàu chở Minibulk 3.700 tấn cho Đức, 8 tàu chở dầu thô và sản phẩm của dầu từ 30.000 - 70.000 tấn cho Nauy, 6 tàu chở dầu thành phẩm 12.900 tấn cho Thụy Điển … với tổng trị giá hàng tỷ USD đã đ−a Việt Nam vào vị trí thứ 11 trên thế giới về tích lũy hợp đồng đóng tàu (theo thống kê đến ngày 4/8/2005 của Tạp chí Fairplay) (Xem thêm phụ lục số 4)
Đối với các chủ tàu trong nước, ngày 4/11/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” trong đó Vinashin phải đảm nhận đóng mới đến năm 2010 là 2.257.000 tấn tàu và đến năm 2020 là 5.052.000 tấn tàu để trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam, trước
mắt là thực hiện hợp đồng đã ký vào năm 2004 đóng mới 40 tàu vận tải biển cho Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam VINALINES. Đây là cơ hội phát triển cho toàn ngành.
Căn cứ vào quy hoạch phát triển vận tải biển, phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020; căn cứ vào các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu và thị tr−ờng xuất khẩu từ năm 2004 - 2010. Ngày 18/10/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-TTg phê duyệt Đề án điều chỉnh phát triển Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Theo chiến lược phát triển ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1106/QĐ-TTg, với các dự án đã được phê duyệt thì Vinashin đang cần số vốn khoảng 39.538 tỷ đồng để đầu t− nâng cao năng lực sản xuất cho các nhà máy đóng tàu đáp ứng các hợp đồng đóng tàu đã đ−ợc ký kết. Và nh− vậy, số tiền 750 triệu USD từ phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ sẽ đáp ứng đ−ợc khoảng 1/4 nhu cầu vốn cho đầu t− của Vinashin.
Và một lý do nữa đã khiến Vinashin là đơn vị duy nhất nhận đ−ợc 750 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế là theo Bộ Tài Chính tại thời điểm phát hành trái phiếu quốc tế, chỉ có Vinashin là doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đ−ợc lựa chọn giải ngân, nhiều Tổng công ty khác cũng muốn đ−ợc vay vốn trái phiếu nh−ng do ch−a có ph−ơng án vay và trả nợ khả thi nên không đ−ợc chấp thuận.