Nâng cao hiệu quả hoạt động định mức tín nhiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, nguồn vốn mới cho đầu tư phát triển 2 (Trang 66 - 80)

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CHO NGÀNH ĐÓNG TÀU VIỆT NAM

3.4 Các giải pháp phát triển phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam

3.4.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động định mức tín nhiệm tại Việt Nam

Một trong những lý do khiến nhà đầu t− ch−a dám đầu t− mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng vì hoạt động định mức tín nhiệm (ĐMTN) của Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu.

Việt Nam đang cố gắng thúc đẩy quá trình tăng tr−ởng kinh tế nên việc phát triển thị tr−ờng vốn đang là một trong những yêu cầu cấp bách. Một trong những

điều kiện để phát triển thị trường vốn là phải phát triển ngành ĐMTN nhằm tăng

c−ờng tính minh bạch về thông tin trên thị tr−ờng. Hệ thống các công ty ĐMTN có thể đ−ợc xem nh− là một bộ phận cấu thành cho thị tr−ờng vốn và bất cứ ở đâu thì sự phát triển của các công ty ĐMTN đều là điều kiện cần cho sự phát triển của thị tr−ờng trái phiếu.

Hiện nay các định chế tài chính nh−: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng rất “ sốt ruột” và luôn thúc giục Việt Nam phải quan tâm đến lĩnh vực này. Thị trường Việt Nam có thể coi là khá “ dễ tính” khi sẵn sàng tiếp nhận những đợt phát hành trái phiếu lớn của doanh nghiệp mà không cần đánh giá ĐMTN. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã phát hành hàng chục tỷ đồng trái phiếu, Ngân hàng Ngoại thương VN (VCB), Công ty CK Sài Gòn ( SSI)… cũng có những đợt phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tuy nhiên tất cả đơn vị trên đều ch−a đ−ợc đánh giá ĐMTN.

Trong điều kiện có khoảng 90% doanh nghiệp trong n−ớc có quy mô vừa và nhỏ, thì việc thành lập các Công ty ĐMTN trong n−ớc là có lợi hơn so với sử dụng dịch vụ cho các công ty ĐMTN nước ngoài cung cấp. Việc đánh giá ĐMTN doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Trong số hàng vạn doanh nghiệp ở Việt Nam, hiện chỉ có vài doanh nghiệp nh− Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam (BIDV) va Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) thuê đánh giá ĐMTN là Moody’s.

Chính kết quả đánh giá ĐMTN giúp cho BIDV khá thành công khi phát hành trái phiếu ra thị tr−ờng vốn quốc tế.

ĐMTN sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn với chi phí hợp lý, hiệu quả nhất;

nó cũng là phương tiện để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu với thị trường trong và ngoài n−ớc. Điều này cũng tạo ra một cơ chế kiểm soát công khai, về cơ cấu tài chính, chất l−ợng và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. ĐMTN theo đúng nghĩa, không chỉ hữu ích với bản thân doanh nghiệp, mà còn cần thiết đối với các cơ

quan quản lý nhà n−ớc, với giới đầu t− và với thị tr−ờng tài chính mỗi quốc gia.

Việt Nam ch−a có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề cung cấp thông tin, hoạt động

định mức tín nhiệm vẫn là một dịch vụ mạnh mẽ. Vì vậy, để dịch vụ đánh giá thông tin minh bạch mang tính chuyên nghiệp, điểm mấu chốt là:

• Nhà nước phải hoạch định được các khung pháp lý cho hình thức dịch vụ này hoạt động. Vì đánh gía tín nhiệm doanh nghiệp là một lĩnh vực nhạy cảm, các ý kiến đưa ra có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời do đây là lĩnh vực đặc thù nên cần đ−ợc điều chỉnh bởi những luật riêng.

Theo đó, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý cụ thể đối với tổ chức định

mức tín nhiệm nh− vốn tối thiểu, hạn chế về cổ đông, công bố thông tin, các quy định về định mức tín nhiệm bắt buộc… thêm vào đó, hoạt động đánh giá

tín dụng phải đảm bảo duy trì sự độc lập trong quá trình đánh giá vì kết quả

đánh giá sai lệch rất nguy hiểm, nó càng làm sâu sắc thêm sự bất đồng thông tin giữa tổ chức phát hành và nhà đầu t−.

• Tr−ớc mắt, rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nh− Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) hay Công ty Tài Chính Quốc Tế. Ngoài ra, khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín nh− Standard &

Poor’s, Moody’s thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Có nh− vậy, hoạt động

ĐMTN của Việt Nam mới trở nên chuyên nghiệp và các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn về chi phí, thời gian… trong quá trình tham gia đánh giá

hệ số tín nhiệm khi có nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế.

3.4.4 NÂNG CAO Hệ Số TíN NHIệM CủA VIệT NAM

Khi vay vốn ở thị trường nước ngoài, việc định giá các khoản vay của Chính phủ sẽ căn cứ trên các rating của Chính phủ đó. Nếu rating của Chính phu nào càng cao (mức tín nhiệm càng cao) thì lãi suất sẽ thấp hơn và ng−ợc lại, một quốc gia có hệ số tín nhiệm thấp thì phải chịu lãi suất cao hơn do độ rủi ro về khả năng trả nợ vay cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, hệ số tín nhiệm càng thấp thì việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị tr−ờng quốc tế và phát hành trái phiếu ở thị tr−ờng trong nước cũng sẽ bị đắt hơn, có nghĩa là phải trả lãi suất cao hơn để thu hút các nhà đầu tư. Ơ nước ngoài, tất cả các đánh giá về hệ số tín nhiệm (rating) là một phần trong công thức định giá khoản vay.

Để nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia, cần đến nhiều yếu tố:

• Giữ vững an ninh chính trị

Chủ tr−ơng của Việt Nam là luôn sống trong hòa bình hữu nghị với tất cả các n−ớc, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với giữ vững an ninh quốc phòng. Việt Nam luôn được xem là nước có nền chính trị ổn định. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ, tình trạng không ổn định trên thế giới và khu vực, đã cho ta thấy Việt Nam đã

nổi lên như là một nước có mức độ an toàn về kinh tế và ổn định về chính trị cao hơn cả.

• Chất l−ợng tăng tr−ởng kinh tế

Đã đến lúc Việt Nam cần phải chuyển sang phát triển theo chiều sâu: tăng trưởng do năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp.

• Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị tr−êng

Đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đây là những nhân tố ảnh h−ởng

đến đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thông qua các chỉ số về lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh thực trạng về cung cầu vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị tr−ờng thế giới.

• Tăng c−ờng hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

trong hạn chế thâm hụt ngân sách d−ới 5% GDP, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý với hai con số, ổn định cán cân thanh toán quốc tế.

• Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà n−ớc.

Kể từ năm 1998, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể thông qua các chương trình cải cách được sự hỗ trợ từ các nước phát triển, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực không ngừng được nâng cao, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị tr−ờng. Tuy nhiên, trong các cơ quan Nhà n−ớc hiện nay nạn quan liêu, tham nhũng đang có dấu hiệu gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất l−ợng các công trình đầu t− giảm, làm nản lòng các nhà đầu t−.

• Công khai dự trữ ngoại hối

Công bố dự trữ ngoại hối là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ quốc tế và làm tăng độ tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với chính sách vĩ mô

của quốc gia. Chính thức công bố dự trữ ngoại hối sẽ còn làm tăng điểm xếp hạng rủi ro quốc gia, cho phép mỗi n−ớc có thể tìm đ−ợc những nguồn vay nợ n−ớc ngoài với chi phí rẻ hơn.

Một số nước trong khu vực đều công khai dự trữ ngoại hối của mình, khác với Việt Nam hiện vẫn xem dự trữ ngoại hối là một bí mật quốc gia.

Năm 2007, Tổ chức định mức tín nhiệm tài chính Standard & Poor’s ( S&P) đã

nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam lên một mức, cụ thể là mức xếp hạng tín dụng ngoại tệ của Việt Nam đ−ợc nâng lên từ BB- lên BB, còn tín dụng tiền đồng cũng

đ−ợc nâng lên từ BB lên mức BB+. Với đánh giá này, xếp hạng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam hiện cao hơn một mức so với Philippines và Indonesia.

Theo chuyên gia của S&P, việc nâng hệ số tín nhiệm phản ánh tiềm năng tăng tr−ởng mạnh của nền kinh tế Việt Nam và những nỗ lực của Chính phủ nhằm cải thiện môi tr−ờng đầu t−. Ngay cả việc cho phép các nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia vào hệ thống ngân hàng trong nước cũng đã giúp cho lĩnh vực tài chính của Việt Nam khá lên trong tương lai. Việc nâng hệ số tín nhiệm quốc gia đã giúp Việt Nam tăng khả năng thu hút vốn trên thị tr−ờng quốc tế. Bộ Tài Chính cũng cho rằng đây là một cơ hội cho Việt Nam nên tận dụng để tiếp tục thu hút vốn, tiếp tục nâng cao vị thế của mình.

Tuy nhiên, trong báo cáo mới gần đây (5/2008) của tổ chức định giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P), triển vọng chỉ số tín nhiệm tín dung (cradit rating) của Việt Nam tuy vẫn ở mức BB+/B, nh−ng bị giảm sút từ ổn định (stable) xuống bất ổn ( negative).

Đây là một cảnh báo rất đáng quan tâm, cả ở phía Chính phủ và các doanh nghiệp, vì điều này đồng nghĩa với việc mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường vay nợ quốc tế có dấu hiệu bị giảm sút và Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khoản vay với lãi suất cao hơn. Các doanh nghiệp cũng khó tiếp cận hơn với các nguồn vốn nước ngoài do độ rủi ro cao hơn. Do vậy, nên nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, đó là tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh, khả

năng huy động vốn cũng nh− khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở trong n−ớc.

Vì vậy, khi Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Chính phủ cần phải quan tâm đến hệ số tín nhiệm quốc gia vì các mức độ đánh giá này nếu bị giảm sút sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế trong nước.

3.4.5 PHáT TRIểN THị TRƯờNG VốN TRONG NƯớC

Chính phủ khuyến khích phát triển đa dạng các hàng hóa và sản phẩm tài chính trên thị tr−ờng nh− cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; gắn việc cổ phần hóa doanh nghiệp với đấu giá, niêm yết trên thị trường chứng khoán;

phát triển hệ thống dịch vụ tài chính hỗ trợ nh− kế toán, kiểm toán, t− vấn tài chính;

đẩy mạnh phát triển và mở cửa thị tr−ờng bảo hiểm và xây dựng thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam an toàn, hiệu quả, trong t−ơng lai có khả năng kết nối với các thị

tr−ờng chứng khoán khu vực và trên thế giới; mở rộng thu hút các nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia vào thị tr−ờng vốn Việt Nam d−ới nhiều hình thức (quỹ đầu t−, công ty quản lý quỹ, t− vấn tài chính, cung cấp các dịch vụ chứng khoán…)

Phải coi việc huy động vốn nhàn rỗi trong nước là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, bởi vì đây là nguồn vốn có tiềm năng lớn nhằm thực hiện chủ tr−ơng huy

động tối đa nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển.

Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, tr−ớc khi phát hành trái phiếu quốc tế, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có các biện pháp để phát triển thị trường trái phiếu trong n−ớc, bởi vì khi thị tr−ờng trong n−ớc phát triển, các nhà đầu t− n−ớc ngoài vẫn có thể tham gia mua trái phiếu do Chính phủ, doanh nghiệp hay chính quyền địa phương phát hành. Những hạn chế của thị trường trái phiếu trong nước

đ−ợc khắc phục sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu t− n−ớc ngoài tham gia tích cực hơn.

Điều này cũng tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam huy động đ−ợc nguồn vốn đủ lớn để phục vụ cho đầu t− phát triển.

3.4.6 CủNG Cố NềN TàI CHíNH QUốC GIA

Diễn biến khủng hoảng tài chính, tín dụng tại Mỹ trong những tháng qua đang

ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tài chính, tiền tệ thế giới. Từ sự suy thoái của kinh tế Mỹ, suy thoái kinh tế và lạm phát đã lan rộng ra các nền kinh tế lớn khác trong năm 2008 nh− EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ … và ảnh h−ởng toàn cầu.

Tình hình kinh tế xã hội trong nước hiện đang phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn thách thức nh− : tăng tr−ởng kinh tế chậm lại, thị tr−ờng tiền tệ diễn biến phức tạp; thị trường chứng khoán chứa đựng nhiều rủi ro và không ổn định; lạm phát vẫn đang ở mức cao; huy động vốn thông qua trái phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ đang gặp khó khăn; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu vẫn ở mức cao, cao hơn nhiều so với năm 2007; do biến động giá cả nguyên vật liệu đã ảnh hưởng

đến khối l−ợng thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn đầu t− phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ đều chậm so với tiến độ đề ra; các ngành sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn và hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Tr−ớc tình hình kinh tế thế giới và trong n−ớc diễn biến phức tạp, các giải pháp quản lý và điều hành trước mắt cần thực hiện để góp phần củng cố nền tài chính quốc gia, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững :

Tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nh−ng linh hoạt trong điều hành

để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu t− sản xuất, kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế.

Theo dõi và dự báo sát diễn biến cung cầu ngoại tệ để can thiệp thị trường ngoại hối thích hợp; điều hành tỷ giá thận trọng, linh hoạt theo cung – cầu của thị trường để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm hoạt động mua bán ngoại tệ trái pháp luật trên thị tr−ờng; chống tình trạng đầu cơ và lũng đoạn thị tr−ờng ngoại tệ.

Tiếp tục kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng chủ yếu thông qua điều tiết vốn khả dụng bằng VND của các tổ chức tín dụng bằng công cụ chính sách tiền tệ; đồng thời, hỗ trợ vốn thanh toán cho các NHTM thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cho vay tái cấp vốn đối với NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ nhằm đảm bảo duy trì và phát triển hệ thống ngân hàng an toàn, bÒn v÷ng.

Tăng cường công tác thu ngân sách để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm bình ổn thị tr−ờng, hạn chế nhập siêu, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu. Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phu hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu.

Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán; tiếp tục thực hiện cổ phần hoá DNNN để thu hút vốn đầu t− và tạo ra hàng hoá mới cho thị trường. Nắm vững tình hình hoat động của thị trường chứng khoán, thúc đẩy tự phát triển ổn định, lành mạnh, nâng cao tính minh bạch, công khai; đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Đẩy mạnh thu hút vốn

đầu t− từ thị tr−ờng này và phát triển thị tr−ờng bền vững.

Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, v−ớng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh; nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tÕ.

Một phần của tài liệu Trái phiếu quốc tế, nguồn vốn mới cho đầu tư phát triển 2 (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)