CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 19 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.5.2. Chỉ tiêu định lượng
Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng của ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn gia tăng sẽ làm phát sinh thêm chi ph đ i nợ, chi phí xử lý TSĐB, chi ph trích lập DPRR,… gây ra các tổn thất cho ngân hàng. Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3,4,5.
Chỉ tiêu này đánh giá rủi ro thực tế xảy ra trong cơ cấu nợ quá hạn.
Bảng 2.8 dưới đây cho biết tình hình cụ thể nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay KHCN của NHTMCP Quân đội trong giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 2.9. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2010 – 2012
Đợn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%)
Số tiền tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%) Dư nợ cho vay đối với
KHCN 7.317 8.073 9.264 756 10,32 1.191 14,75
Nợ quá hạn KHCN 204 394 511 190 93,14 117 29,70
Nợ xấu KHCN 62 85 131 23 37,10 46 54,12
Nợ quá hạn KHCN/Dƣ
nợ cho vay KHCN (%) 2,78 4,88 5,52 - - - -
Nợ xấu KHCN/Dƣ nợ
cho vay KHCN (%) 0,85 1,05 1,41 - - - -
Nợ xấu KHCN/Nợ quá
hạn KHCN (%) 30,39 21,57 25,64 - - - -
(Nguồn B o c o t i chính Ngân h ng thương ại cổ phần Quân đội)
Từ bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với HCN tăng đột biến vào 2011 và 2012. Đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN vượt quá 5%, chiếm 5,52 dư nợ đối với KHCN nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Nguyên nhân là do từ năm 2011, thị trường nhà đất và bất động sản đóng băng, một số khách hàng vay vốn đầu tư và thị trường này làm ăn thua lỗ, dẫn đến không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, lạm phát tăng làm khách hàng vay vốn gặp khó khăn khi hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ đã khiến h không đảm bảo được thời gian trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng kí kết ban đầu.
Một số khách hàng vay tiêu dùng cũng không có khả năng trả nợ do các doanh nghiệp cắt giảm biên chế. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân từ ph a ngân hàng như ngân hàng còn khá chủ quan trong việc thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, quá tin tưởng vào các khách hàng lâu năm của mình, việc giám sát khoản vay còn lỏng l o.
Do đó năm 2011 nợ quá hạn tăng 190 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với mức tăng 93,14 . Đến năm 2012, nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn làm cho các khách hàng tiếp tục không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã chú tr ng hơn vào công tác giám sát khoản vay của khách hàng để giảm tốc độ tăng nợ quá hạn nhưng do dư nợ cho vay HCN tăng nhanh (năm 2011 dư nợ cho vay HCN tăng 10,32% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14,75 so với năm 2011) nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao.
Nợ xấu của HCN cũng ở mức thấp với số tuyệt đối lần lượt là 62 tỷ đồng (năm 2010), 85 tỷ đồng (năm 2011) và 131 tỷ đồng (năm 2012). Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN cũng chiếm tỷ tr ng thấp, năm 2010 là 0,85 , năm 2011 là 1,05 và năm 2012 là 1,41%. Thị trường bất động sản đóng băng khiến cho các khách hàng đầu tư lao đao, mặc dù dùng m i chiêu thức để bán được các lô đất, các căn hộ nhưng kết quả h vẫn không trả được nợ cho ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012 phải đối diện với khủng hoảng toàn cầu, lạm phát gia tăng khiến hoạt động kinh doanh của khách hàng giảm sút. Thị trường việc làm đầy cạnh tranh, đ i hỏi trình độ chuyên môn cao, những khách hàng bị mất việc khó khăn trong việc tìm kiếm các công việc mới. Đó là các nguyên nhân kiến cho nợ xấu tăng.
Mặc dù, ngân hàng đã đưa ra một số biện pháp trong việc giám sát và thu hồi nợ, cơ cấu lại các khoản nợ để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu vẫn được giữ ở mức thấp hơn 2 . Tuy nhiên ngân hàng không thể chủ quan lơ là công tác quản trị nợ xấu nhất là trong khi nợ quá hạn vượt mức 5%. Đó là dấu hiệu đáng báo động về nguy cơ xảy ra rủi ro.
Nợ quá hạn trên mức 5% làm cho hoạt động tín dụng trong ngân hàng thiếu lành mạnh, rủi ro cao, gây ách tắc, ứ đ ng vốn. Hiện tại khả năng bị RRTD so với các ngân hàng trong hệ thống là thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra RRTD cao, nếu bản thân ngân
53
hàng không có các biện pháp hạn chế RRTD tốt, điều này đ i hỏi bản thân ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào.
Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong 3 năm lần lượt là 30,39 (năm 2010), 21,57 (năm 2011) và 25,64 (năm 2012). Trong năm 2011, ngân hàng đã cơ cấu lại một số khoản nợ của khách hàng nên nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, tốc độ nợ quá hạn tăng năm 2011 tăng cao so với năm 2010 (tăng 93,14 ) nên tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn năm 2011 giảm so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn lại gia tăng do tốc độ tăng của nợ xấu so với năm 2011 (54,1 ) tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng nợ quá hạn (29,70%). Nếu tỷ lệ nợ xấu chiếm phần lớn nợ quá hạn sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù cơ cấu lại các khoản nợ có thể giảm được nợ xấu nhưng ngân hàng không thể phụ thuộc quá nhiều vào biện pháp này. Cơ cấu lại các khoản nợ quá nhiều lần sẽ khiến khách hàng chủ quan, thiếu trách nhiệm đối với khoản vay, từ đó có thể dẫn đến khả năng mất vốn.
T lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.10. T lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân Đợn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%)
Số tiền tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%) Dư nợ cho vay KHCN 7.317 8.073 9.264 756 10,32 1.191 14,75 DPRR cho vay KHCN
được trích 112 135 153 23 20,54 18 13,33
T lệ trích lập DPRR
cho vay KHCN (%) 1,53 1,67 1,65 - - - -
(Nguồn B o c o t i chính Ngân h ng thương ại cổ phần Quân đội) Tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN cho biết dự phòng RRTD trong cho vay HCN được trích lập bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay KHCN. Trong năm 2010, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng t biến động, cùng với ch nh sách và biện pháp t n dụng hợp lý đồng thời trình độ t n dụng được nâng cao nên MBBank bắt đầu chú tr ng đến vấn đề bảo đảm an toàn t n dụng. Hơn nữa, MBBank luôn tuân thủ nguyên tắc thận tr ng và mục tiêu đảm bảo danh mục tín dụng lành mạnh, trong tầm kiểm soát, ngoài việc luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 2% so với tổng dư nợ, ngân hàng còn xác định trong trường hợp xấu nhất vẫn sẽ có khoản dự ph ng để xử lý khi rủi ro xảy ra.
Do vậy, MBBank luôn duy trì giá trị quỹ DPRR lớn hơn số dư nợ xấu. Tỷ lệ dự ph ng đối với t n dụng đối với HCN đạt 1,53 năm 2010, tăng lên 1,67 năm 2011. Năm
2011 DPRR cho vay HCN được trích là 135 tỷ đồng, tăng 23 tỷ đồng tương ứng tăng 20,54% so với năm 2010,trong khi đó tôc độ dư nợ cho vay HCN tăng thấp hơn (năm 2011 tăng 10,32 so với năm 2010). Do đó mà tỷ lệ trích lập DPRR cho vay HCN năm 2011 tăng lên so với năm 2010. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN tăng lên, nền kinh tế vừa bước ra khỏi khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh c n chưa được phục hồi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, làm cho tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng nên tr ch lập DPRR tăng.
Bước sang năm 2012, nền kinh tế dần hồi phục nên rủi ro các khoản cho vay giảm. MBBank đã tr ch lập dự ph ng theo đúng quy định về tr ch lập DPRR của Nhà nước. Năm 2012, tốc độ tăng của dư nợ cho vay (năm 2012 tăng 14,75 so với năm 2011) lớn hơn tốc độ tăng của DPRR cho vay HCN được tr ch (năm 2012 tăng 13,33% so với năm 2011). Do đó mà tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN năm 2012 đã giảm còn 1,65%. Điều này cho thấy NHTMCP Quân đội đã thực hiện tốt công tác kiểm soát nợ và đặc biệt công tác thu hồi các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay, từ đó làm giảm tỷ lệ dự phòng tín dụng đối với KHCN. Sự gia tăng của DPRR tín dụng sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng, thể hiện hiệu quả cho vay chưa tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ trích lập DPRR cho vay KHCN quá thấp như 3 năm qua sẽ ảnh hưởng đến khả năng bù đắp đối với các khoản đã cho vay. Do đó, ngân hàng cần trích lập DPRR cho vay KHCN hợp lý hơn để có thể giảm thiểu được các rủi ro không lường trước.
Khả năng bù đắp rủi ro cho vay KHCN
Bảng 2.11. Hệ số khả năng bù đắp rủi ro cho vay khách hàng cá nhân Đợn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 Số tiền
tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%)
Số tiền tăng (+) giảm (-)
Đạt t lệ (%) DPRR cho vay KHCN
được trích 112 135 153 23 20,54 18 13,33
Nợ đã xử lý rủi ro 38 31 40 (7) (18,42) 9 29,03
Hệ số khả năng bù
đắp (lần) 2,95 4,35 3,82 - - - -
(Nguồn B o c o t i chính Ngân h ng thương ại cổ phần Quân đội) Nợ đã xử lý rủi ro đối với KHCN là các khoản nợ xấu của ngân hàng, được ngân hàng bù đắp b ng DPRR cho vay HCN được trích và theo dõi ở tài khoản ngoại bảng.
Bảng 2.9 cho ta thấy, hệ số khả năng bù đắp cao nhất vào năm 2011 là 4,35 lần. Tức là
55
1 đồng cho vay bị thất thoát thì có 4,35 đồng dự trữ để bù đắp. Hệ số này cao do số dư nợ được xử lý rủi ro năm 2011 giảm 18,42% so với năm 2010, trong khi đó DPRR cho vay HCN năm 2011 tăng 20,54 so với năm 2010. Chính vì vậy mà hệ số bù đắp năm 2011 tăng lên cao nhất trong 3 năm. Năm 2012, hệ số này là 3,82 lần, đã giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn cao so với năm 2010 là 2,95 lần. Để có sự giảm này ngân hàng đã cố gắng làm tăng số dư nợ đã xử lý. Ngoài ra do trong năm này nợ xấu KHCN tăng nhiều làm cho nợ phải xử lý rủi ro của ngân hàng tăng nhanh: năm 2012 đạt 40 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng tương ứng 29,03% so với năm 2010. Tuy nhiên hệ số này giảm không nhiều nên ngân hàng cần chú ý vì nó phản ảnh trực tiếp sự an toàn, ổn định về vốn cũng như hiệu quả cho vay của ngân hàng.
Vòng quay vốn cho vay
Bảng 2.12. Vòng quay vốn cho vay đối với khách hàng cá nhân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số thu nợ đối với KHCN 9.853 13.926 19.835
Dư nợ bình quân cho vay KHCN 5.839 7.695 8.669
Vòng quay vốn cho vay KHCN 1,69* 1,81 2,29
(Nguồn B o c o t i chính Ngân h ng thương ại cổ phần Quân đội) Chú thích (*): Dư nợ cho vay KHCN nă 2009 l 4 361 tỷ đồng.
Chỉ tiêu vòng quay vốn phản ánh sự quay vòng vốn nhanh hay chậm trong cho vay HCN. Thông thường, vòng quay vốn càng lớn thể hiện việc thu hồi nợ càng tốt và ngược lại. Bảng số liệu cho ta thấy các khoản cho vay đối với KHCN thu hồi qua các năm 2010 đến 2012 đều lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm. Năm 2010 từ 1,69 v ng tăng lên 1,81 v ng vào năm 2011, đến năm 2012 đạt 2,29 vòng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã c n tr ng hơn trong quá trình x t duyệt cấp tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản nợ của khách hàng trong kỳ giúp cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng thuận lợi và dễ dàng hơn. Với vòng quay vốn tương đối cao đã cho thấy khả năng thu hồi nợ đúng hạn của ngân hàng tương đối nhanh, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng như giảm thiểu rủi ro và có vốn tái cho vay. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần có các biện pháp để tiếp tục duy trì và có thể tăng v ng quay vốn trong thời gian tới, làm cho nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Sang đến năm 2011, năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao, đặc biệt năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn của HCN đã vượt quá 5%. Nếu ngân hàng có thể tiến hành công tác thu hồi các khoản nợ này thì chắc chắc vòng quay vốn tín dụng sẽ cao hơn.
Từ đó ngân hàng có thể sử dụng vốn thu hồi được để tăng doanh thu, nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận của mình.
Hiệu quả s dụng vốn
Bảng 2.13. Hiệu quả s dụng vốn đối với khách hàng cá nhân
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn vốn huy động từ cá nhân 7.317 8.073 9.264
Dư nợ cho vay KHCN 23.437 30.533 41.031
Hiệu quả s dụng vốn đối với KHCN 31,22% 26,44% 22,58%
(Nguồn B o c o t i chính Ngân h ng thương ại cổ phần Quân đội) Hiệu quả sử dụng vốn đối với KHCN có xu hướng giảm năm 2010 con số này là 31,22% giảm xuống 26,44 năm 2011, giảm còn 22,58 năm 2012. Qua đó ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn có phần giảm sút. Theo bảng 2.3, ta thấy tỷ tr ng nguồn vốn huy động từ cá nhân giảm: năm 2012 đạt 7.317 tỷ đồng tương ứng 14,99 ; năm 2011 đạt 8.073 tỷ đồng, tương ứng 13,67 và năm 2012 đạt 9.264 tỷ đồng tương ứng 12,44%. Trong khi đó, nhu cầu vay của KHCN lại tăng làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm. Tuy nhiên, phần nào ngân hàng đã phần nào hạn chế các rủi ro xảy ra trong hoạt động cho vay KHCN. Để nguồn vốn huy động được sử dụng một cách hiệu quả, MBBank cần chú tr ng hơn nữa trong việc th m định, xét duyệt cho vay KHCN một cách chặt chẽ.