Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 19 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.5.3. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.5.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo, MBBank đạt được nhiều bước tiến. Hoạt động cho vay vẫn đóng vai tr chủ đạo trong việc tạo lợi nhuận cho MBBank. Bên cạnh đó, MBBank vẫn đảm bảo thực hiện kiểm soát mức độ rủi ro ngân hàng ở mức th ch hợp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được ngân hàng duy trì dưới 2%.

Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang dần có xu hướng mở rộng. Hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN trong các năm qua đã có nhiều khởi sắc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay KHCN ngày càng cao: hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của NHTMCP Quân đội ngày càng tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. MBBank đã ban hành chính sách tín dụng bảo đảm hoạt động tín dụng củaMBBank đi đúng định hướng“Tăng trưởng tín dụng hợp lý, có ch n l c, an toàn hiệu quả”. MBBank đã triển khai đồng bộ các chính sách tín dụng, linh hoạt, hài hòa, chia s khó khăn với doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với khách hàng xây dựng phương án cơ cấu nợ hợp lý, đúng quy định để giúp khách hàng vượt qua khó khăn trước mắt, tạo được sự tin tưởng, đánh giá cao của khách hàng. Ngoài

57

ra, MBBank cũng triển khai đồng bộ nhiều ch nh sách để đồng hành và tăng cường quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

MBBank đã thành lập Khối quản trị rủi ro riêng, chỉ đạo sát sao đến từng khoản vay của từng chi nhánh, để thực hiện mục tiêu kiểm soát tốt nhất rủi ro từ hoạt động cho vay, rủi ro nợ xấu. Nhờ đó, việc kiểm tra rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực trong chỉ đạo điều hành và tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh luôn được đảm bảo.

Sau nhiều năm hoạt động, với những đổi mới không ngừng trong chất lượng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng thuận tiện, văn minh, hiện đại, ngân hàng đã tạo lập và duy trì mối quan hệ t n dụng tốt đẹp với nhiều khách hàng. Gia tăng tỉ lệ số khách hàng thường xuyên và tỉ lệ số khách hàng quay trở lại giao dịch.

Các khoản cho vay đều được MBBank chú tr ng trong công tác th m định, kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đ ch, đúng đối tượng và an toàn cho ngân hàng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên đối với mỗi khoản vay. Ngoài ra, MBBank cũng đã có sự nghiêm túc kiểm điểm sai phạm trong đạo đức của một số cán bộ ngân hàng.

Trong suốt quá trình hoạt động, các khoản vay của HCN của MBBank đều được thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này không chỉ đem lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, MBBank đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng vững mạnh, có quan hệ tin tưởng nhau.

2.5.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh nhiều thành tựu tiến bộ đã đạt được trong những năm vừa qua, MBBank vẫn c n tồn tại những những hạn chế nhất định về quy định, cơ chế, mô hình quản trị trong công tác thực hiện quản trị RRTD.

Về quy trình cho vay:

Quy trình cho vay bộc lộ một số hạn chế và chưa được thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ tại một số các chi nhánh. Tại MBBank, CBTD là người tìm kiếm khách hàng, phân t ch đánh giá khách hàng, trình duyệt cho vay, kiểm tra cho trong và sau cho vay.

Trong khi quy trình cấp tín dụng tại các ngân hàng tiên tiến là một cấu trúc có tính hệ thống trong đó nhiều người cùng tham gia và mỗi cán bộ chủ chốt tham gia vào một hoặc một số khâu tác nghiệp để chuyên sâu và giảm thiểu rủi ro. Với quy trình hiện tại, CBTD của MBBank phải làm nhiều việc, do vậy mức độ chuyên sau vào từng nghiệp vụ rất khó. Thực tế sau đợt kiểm tra cho thấy khâu kiểm tra sau cho vay chưa được thực hiện thật nghiêm túc. Trong thời gian vừa qua đã có những chi nhánh còn vi phạm quy trình cho vay mà ngân hàng phải xử lý. Một số quy trình không quy định sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong các khâu có nhiều bộ phận cùng tham gia

quản lý như khâu quản lý TSĐB hoặc ban hành văn bản nội bộ chưa kịp thời khi có sự thay đổi các quyết định của ALCO, Hội đồng tín dụng.

Về công tác thẩm định:

Việc th m định các điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn của khách hàng thì hoạt động thu thập thông tin khách hàng của cán bộ t n dụng c n nhiều hạn chế, mang t nh chủ quan như: tờ trình th m định sơ sài, chưa làm rõ nguyên nhân sự bất hợp lý giữa các hồ sơ, giấy tờ khách hàng cung cấp, hợp đồng đầu vào theo phương án kinh doanh của khách hàng đã hết hiệu lực nhưng khách hàng chưa bổ sung Hợp đồng kinh tế mới hoặc ký Phụ lục Hợp đồng kinh tế gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, hoặc Tờ trình chưa phản ánh đầy đủ thông tin.

Mặc dù vậy, các khoản vay vẫn trình lên để x t duyệt làm khó khăn, mất thời gian cho công tác th m định của các bộ phận chuyên trách dẫn đến có thể đưa ra các quyết định cho vay chưa ch nh xác làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị ngân hàng cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay.

Về công tác bảo đảm tiền vay:

Công tác này vẫn c n tồn tại việc chưa thực hiện được đầy đủ quy định cần thiết để bảo đảm quyền lợi cho MBBank nếu tổn thất xảy ra như:

Sai sót trong ký kết hợp đồng thế chấp hoặc chưa hoàn thiện thủ tục thế chấp dẫn đến hợp đồng thế chấp không đảm bảo quyền lợi của MBBank như hợp đồng chưa công chứng, chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó vẫn c n xảy ra trường hợp chưa mua bảo hiểm, chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho MBBank.

Hợp đồng thế chấp chưa đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ tài chính của khách hàng.

Các hợp đồng thế chấp không quy định rõ bên thế chấp (bên thứ ba) thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự của bên nào (bên thế chấp hay bên vay vốn) hoặc cũng không chỉ rõ TSĐB sẽ đảm bảo cho các hợp đồng tín dụng nào.

Hầu hết các TSĐB hình thành từ vốn vay, ngân hàng đã thực hiện ký hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa thực hiện theo dõi, kiểm tra việc hình thành tài sản đưa vào sử dụng và thu thập các chứng từ gốc về tài sản.

Về giải ngân và kiểm soát sau cho vay:

Chất lượng công tác kiểm tra sau cho vay chưa được đảm bảo, chưa kiểm tra đầy đủ mục đ ch sử dụng vốn, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng hoặc nội dung kiểm tra chưa cập nhật được tình hình sản xuất kinh doanh hay tình hình tài chính của khách hàng, có thể chưa kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu xấu, bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ vay.

59

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu được duy trì dưới 2 nhưng lại đang dâng chạm đến mốc 2%. Tỷ lệ nợ quá hạn đã vượt quá 5% trong 2 năm gần đây, điều này cho thấy hiệu quả cho vay của ngân hàng đã có phần giảm sút. Đó là những dấu hiệu đáng báo động đối với ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ mất vốn rất cao. Vấn đề này luôn là vấn đề nhức nhối và đáng lo ngại nhất của các NHTM, đặc biệt là trong tình hình kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay.

Ngân hàng c n đang phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản nợ để giảm nợ xấu.

Điều này sẽ giúp cho các khách hàng giảm áp lực về khoản nợ đến hạn nhưng lại làm ngân hàng tăng rủi ro mất vốn hơn.

Về công tác nhân sự:

Hầu hết CBTD đều còn rất tr , thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với khách hàng. Một số cán bộ làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nên ít tìm hiểu và cập nhật những thay đổi của kinh tế thị trường, trình độ về công nghệ còn hạn chế. Trong quá trình cho vay, nhiều CBTD thiếu khả năng phán đoán và chưa có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn mà doanh nghiệp nêu ra, nên chỉ xoay quanh các TSĐB mang tính trực diện làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cho vay.

Ph m chất đạo đức của một số CBTD suy giảm làm gia tăng rủi ro các khoản vay, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, uy tín của ngân hàng.

Nguyên nhân gây ra các hạn chế này:

Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân từ ph a môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp chưa thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng c n rườm rà. NHNN chưa khắc phục được công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy t nh đối với tất cả TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặt khác, cũng giống các NHTM khác ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng.

Tình hình kinh tế trong những năm vừa qua của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hết sức ảm đạm. Năm 2012 là một năm thực sự khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam. Những biến động kinh tế toàn cầu khiến cho thị trường bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng cao… Hoạt động các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nợ xấu cao, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống rất thấp ước đạt 8,91%. Lãi suất cho vay VNĐ giảm 5-9%, lãi

suất huy động VNĐ giảm 3-6% so với cuối năm 2011. Các chương trình tr ng tâm của hệ thống ngân hàng: tái cơ cấu và xử lý nợ xấu có tiến triển nhưng c n chậm, chưa tạo chuyển biến tích cực.

TSĐB từ các khoản vay của ngân hàng thường là bất động sản hay là các phương tiện vận tải. Nguy cơ về biến động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thấy đổi hiện trạng…. Nhất là khi tình hình bất động sản đóng băng, các căn hộ liên tục giảm giá, cùng với đó là nền kinh tế tụt dốc, người dân giảm tiêu dùng, khiến giá trị các TSĐB xuống thấp. Điều này cũng đã gây RRTD cho ngân hàng.

Trong thực tế hiện nay, công tác cho vay đang bị động trong việc cập nhật thông tin từ đối tượng cho vay, nguồn gốc thông tin chủ yếu dựa vào hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án,... có chăng nguồn thông tin ở ngân hàng cũng chỉ là tổng quan không được chi tiết cụ thể nên tính chính xác, khoa h c và khách quan còn nhiều hạn chế. Do vậy nguồn thông tin thu thập được để đánh giá và đưa ra quyết định cho vay là thiếu chính xác làm giảm lợi nhuận và hiệu quả công tác cho vay, gây ra nợ quá hạn ở mức cao.

Nguyên nhân chủ quan:

Do việc chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới theo các ngân hàng chuyên doanh và khối hỗ trợ, số lượng các đơn vị mới được thành lập tăng thêm. Bộ máy quản lý c n chưa kết nối đồng bộ khoa h c liên kết theo chiều d c và chiều ngang nên phát sinh không t khó khăn trong phối hợp quản trị điều hành tăng các đầu mối trung gian gây lãnh ph thời gian, giảm thiểu hiệu quả công tác cho vay.

MBBank chưa có chiến lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn. Trong mô hình quản trị ngân hàng hiện đại, việc xây dựng một chiên lược quản trị rủi ro tổng thể mang tính dài hạn đóng vai trò quan tr ng trong việc định hướng hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và đạt dược những mục tiêu đề ra. Đối với MBBank hiện nay, chiến lược quản trị rủi ro đang được lồng vào một số văn bản quy chế hoạt động và các văn bản quy chế về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Mặc dù vậy một chiến lược tổng thể, chính thức chu n hóa vẫn chưa được ngân hàng xây dựng, áp dụng và phổ biến rộng rãi trong hệ thống.

Tuy đội ngũ CBTD của ngân hàng tuổi đời còn tr , năng động nhung trình độ chuyên môn chưa cao. Hiện nay, ngân hàng chưa có đội ngũ cán bộ th m định chuyên sâu mà đang kiêm nghiệm, mặt khác khả năng thực hiện dự án đang hết sức bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo bài bản, đối với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ th m định chỉ dựa trên giấy tờ chủ yếu, bản thân h không có đủ kinh nghiệm để th m định các dự án đó.

Chưa kịp thời cập nhật các văn bản quy định nội bộ dẫn đến trong công tác thực hiện hoạt động cho vay không tuân thủ đầy đủ các quy định cần thiết nên dễ tạo nên những nguy cơ rủi ro.

61

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội. Bên cạnh đó, chương 2 c n đề cập đến thực trạng cho vay và hiệu quả của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.

Qua đó, ta có thể tìm hiểu và đưa ra một số hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Đây ch nh là cơ sở để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để khắc phục phần nào cho những hạn chế trên trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại MBBank trong chương 3.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)