Các nguyên nhân phát triển thành công CTTC ở một số nước trên Thế giới

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cho thuê tài chính nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 2 (Trang 51 - 57)

1.4. Các bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động CTTC ở một số nước trên thế giới, ở TP Hồ Chí Minh và bài học kinh nghiệm cho TP Cần Thơ

1.4.1. Các nguyên nhân phát triển thành công CTTC ở một số nước trên Thế giới

* Các nguyên nhân phát triển thành công CTTC ở Hàn Quốc:

Từ những năm đầu thập niên 70, nền kinh tế Hàn Quốc thường xuyên thiếu hụt nguồn vốn đầu tư thiết bị do chính phủ thực hiện chính sách phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Mặt khác, do chính phủ ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng và hóa chất nên các công ty vừa và nhỏ không có được

nguồn tài chính cần thiết. Trong tình hình này CTTC được xem như là công cụ mong đợi cho các công ty trong cơn khát vốn.

Kể từ năm 1972, thị trường cho thuê của Hàn Quốc bắt đầu khởi động và số lượng công ty cho thuê mới ra đời và tham gia trên thị trường CTTC ngày càng tăng lên. Tính đến tháng 6 năm 1993 đã có 34 công ty, trong đó có 6 ngân hàng thương mại, 3 công ty liên doanh, 25 công ty cho thuê tài chính.

Đến năm 1994, Hàn Quốc đã trở thành thị trường CTTC đứng hàng thứ 5 của thế giới [75] .

Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và thành công của ngành cho thuê tài chính của Hàn Quốc, theo chúng tôi, là:

- Nhu cầu cấp bách về vốn đầu tư thiết bị để nay nhanh tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế đã vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp và, mặt khác, do sự hạn chế của chính phủ trong vay vốn ngân hàng đối với các tập đoàn lớn và do chính sách tiền tệ của nước này trong thời kỳ này rất chặt chẽ, đã khiến ngành cho thuê tài chính trở nên hấp dẫn hơn.

- Chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các ngành công nghiệp trong đạo luật cho thuê đã giúp cho ngành cho thuê tài chính ở Hàn Quốc phát triển mạnh.

Ngành CTTC đã thâm nhập mạnh vào thị trường đầu tư thiết bị cho lĩnh vực tư nhân và nhanh chóng khẳng định vai trò cho thuê chính trên thị trường vốn (Năm 1992: doanh số cho thuê tài chính đã đạt trên 8 tỷ USD bằng 22,4%

so với tổng vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc của mảng doanh nghiệp tư nhân) [83].

* Bài học về nguyên nhân thành công CTTC ở Nhật Bản.

Hoạt động CTTC ở Nhật Bản bắt đầu vào những năm 60. Các công ty, như: Công ty CTTC Nhật Bản, Công ty CTTC Phương Đông, công ty CTTC Tokyo được thành lập vào những năm 1963 và 1964 và, sau đó, hàng loạt các công ty CTTC ở Nhật Bản ra đời và được hỗ trợ mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại lớn, các công ty thương mại tổng hợp và các công ty sản xuất lớn [37,tr.85]. Hoạt động CTTC ở Nhật Bản phát triển rất mạnh, theo chúng tôi, do các nguyên nhân chính sau:

- Các doanh nghiệp ở Nhật Bản đã sớm coi các công ty CTTC là nguồn cung cấp vốn dài hạn với lãi suất khá ổn định so với các loại hình tài trợ khác.

- Hoạt động CTTC ở Nhật Bản được các doanh nghiệp quan tâm vì các khoản thuê được hạch toán ngoài bảng tổng kết tài sản. Điều đó sẽ không làm ảnh hưởng tới các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, trong đó có tỷ số nợ của doanh nghiệp.

- Các công ty CTTC ở Nhật Bản được thừa hưởng một lượng khách hàng lớn và nguồn vốn lớn từ các ngân hàng và các công ty bảo hiểm với tư cách là cổ đông của các công ty CTTC.

- Các công ty CTTC được thực hiện tất cả các loại hình cho thuê. Do đó, các công ty CTTC có thể lựa chọn các phương thức để cung ứng cho khách hàng một cách tối ưu.

- Các công ty CTTC được tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế và ở khắp mọi nơi kể cả trong nước và quốc tế. Hầu hết các công ty CTTC Nhật Bản đều có văn phòng đại diện ở nước ngoài, như: tại Newyozk, London, Hong Kong, Singapore, v.v…

* Các nguyên nhân phát triển thành công CTTC ở Trung Quốc.

Ở Trung Quốc hoạt động cho thuê trang thiết bị hiện đại đã được triển khai thực hiện từ đầu năm 80 ( Tháng 2/1981, với sự ra đời của công ty CTTC Phương Đông Trung Quốc (China Orient Leasing Co. Ltd) [84], là một liên doanh với công ty CTTC Phương Đông Nhật Bản ( Orient Leasing Co. Ltd).

Chính sách mở cửa và phát huy cao nguồn lực trong nước của Nhà nước Trung Quốc và nhiều chính sáng mới thay đổi về tín dụng, ngân hàng nhằm tăng nguồn vốn tự có cho của doanh nghiệp đã tạo điều kiện phát triển cho các hoạt động CTTC. Nếu như doanh thu về hoạt động của CTTC của Trung Quốc năm 1981 chỉ ở mức 13,2 triệu USD thì trong năm 1987 đã đạt xấp xỉ 1 tỷ USD. Tổng doanh thu CTTC từ 1981 đến 1987 đạt 3 tỷ USD [36];[84].

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn cho phép các công ty đầu tư tài chính và các công ty tư vấn tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê như là một nghiệp vụ phụ bên cạnh hoạt động kinh doanh chính của mình.

Theo chúng tôi, hoạt động CTTC ở Trung Quốc phát triển nhanh trong thời gian qua là do những nguyên nhân chính sau:

- Xuất phát từ nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các công ty CTTC. Hoạt động CTTC đã được đón nhận rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, như: giao thông vận tải, công nghiệp nhẹ, điện tử, công nghiệp hóa chất, thiết bị xây dựng, luyện kim, thiết bị y khoa, giáo dục, truyền thông, vv…. Chẳng hạn, cơ quản lý hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) trong thời gian 1981 - 1988 đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đi thuê trên 65 máy từ các công ty CTTC. Vào đầu những năm 90 đã có hơn 400.000 xí nghiệp quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ cùng với hơn 1 triệu xí nghiệp

cấp phường, xã tại Trung Quốc có nhu cầu đổi mới công nghệ và họ đã giải quyết vốn thông qua phương thức CTTC [84].

- Hoạt động CTTC hiện nay ở Trung Quốc được thực hiện theo phương thức tài trợ toàn bộ giá trị tài sản thuê, trong đó bên thuê được quyền chọn sử dụng tài sản thuê cho đến khi thời hạn hết hợp đồng, và được trích khấu hao tài sản mình sử dụng. Ngoài ra, các hoạt động CTTC ở Trung Quốc đều phải chịu sự chi phối của kế hoạch và chính sách của Nhà nước. Nguồn vốn tài trợ và lịch trình trả nợ cũng phải theo kế hoạch Nhà nước đưa ra.

- Tất cả các công ty CTTC, ngoài chức năng của mình, còn được thực hiện thêm chức năng như một công ty xuất nhập khẩu. Công ty CTTC có trách nhiệm phải tìm được nhà cung cấp thiết bị với giá cả thích hợp, sắp xếp các cuộc thương lượng về kỹ thuật và thương mại, tổ chức kiểm tra từ nước ngoài về các thiết bị và về cách huấn luyện nhân viên của công ty thuê thiết bị cũng như ra lệnh gửi hàng xuống tàu, sắp đặt việc bảo hiểm thiết bị cho thuê, v.v…

- Hoạt động CTTC ở Trung Quốc được Chính phủ dành cho những điều kiện ưu đãi về thuế. Chẳng hạn, các công ty CTTC liên doanh được miễn thuế lợi tức trong 2 năm đầu tiên hoạt động và chỉ phải nộp thuế từ năm thứ 3.

Ngoài ra, Chính phủ còn có những chính sách ưu đãi về ngoại hối cho các công ty CTTC, như: các nguồn thu bằng ngoại tệ từ hoạt động cho thuê được giao dịch thông qua tài khoản gửi ngoại tệ.

- Thực hiện khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới các hình thức công ty CTTC liên doanh hoặc công ty CTTC 100% vốn nước ngoài nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệp quản lý tiên tiến của nước ngoài cho việc đổi mới các doanh nghiệp trong nước.

- Thành lập hiệp hội CTTC bảo vệ lợi ích cho hoạt động CTTC. Thông qua hiệp hội các công ty CTTC đã đề xuất chính phủ hỗ trợ đến các thành viên của mình.

* Bài học về nguyên nhân phát triển thành công CTTC ở Singapore.

Các công ty CTTC ở Singapore mới được thừa nhận chính thức từ những năm 1970. Hiện nay có khoảng 20 công ty CTTC đang hoạt động [30,tr.49].

Nó đã trở thành một kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp.

Sự thành công của các công ty CTTC Singapore, theo chúng tôi, là do họ đã tận dụng được những lợi thế từ những yếu tố trong nước cũng như ngoài nước. Cụ thể:

- Hoạt động CTTC ở Singapore không chỉ là nghiệp vụ của riêng các công ty CTTC mà nó còn là nghiệp vụ phụ của các công ty tài chính khác và một số Ngân hàng cũng tham gia trực tiếp nghiệp vụ này.

- Hầu hết các công ty CTTC ở Singapore là công ty liên doanh giữa công ty tài chính địa phương và các đối tác nước ngoài. Các công ty địa phương là đầu mối giao dịch với nước sở tại vì họ quen với môi trường kinh doanh và khách hàng truyền thống. Còn các đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm cung cấp trình độ chuyên môn, vốn kỹ thuật, quản lý, vv…

- Các công ty CTTC cùng các tổ chức tài chính phi ngân hàng và ngân hàng thành lập hội CTTC Singapore (the leasing Association of Singapore - LAS). Hiệp hội CTTC Singapore được thành lập tháng 8 năm 1981. Chỉ sau 2 năm thành lập, số thành viên lên tới 43, trong đó số thành viên đầy đủ là 40 bao gồm 12 công ty CTTC, 20 công ty tài chính, 6 ngân hàng đầu tư, 1 công ty mua nợ và 11 ngân hàng thương mại [30,tr.50]. Hiệp hội CTTC Singapore đã tích cực thảo luận với Chính phủ và ngành chức năng về các lĩnh vực liên

quan đến thuế và tạo ra một khung pháp lý thích hợp nhất đối với hoạt động CTTC.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy cho thuê tài chính nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 2 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)