CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động CTTC đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
2.3.2. Những tồn tại của hoạt động cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Dịch vụ CTTC đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ trong thời gian qua đã đạt kết quả rất thiết thực. Tuy nhiên, dịch vụ này còn tồn tại một số mặt hạn chế. Cụ thể, theo chúng tôi, là:
1. Số lượng công ty CTTC còn quá ít, qui mô vốn của các công ty còn quá nhỏ, tính độc lập và khả năng cạnh tranh của dịch vụ cho thuê tài chính còn thấp.
Đến hôm nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn chỉ có duy nhất một công ty CTTC. Đó là ALCII- Cần Thơ với quy mô vốn rất ít. Trong năm 2006 ALCII- Cần Thơ có khả năng vốn để tài trợ là 272.365 triệu VNĐ (trong đó vốn đi vay chiếm 70%); Năm 2007 là 273. 549 triệu VNĐ (trong đó vốn đi vay chiếm 69%) và năm 2008 là 320.231 triệu VNĐ [26].
Hiện nay, trên cả nước có 12 công ty CTTC, trong đó có tới 8 công ty do các ngân hàng thương mại trong nước thành lập và 4 công ty của nước ngoài.
Do đó, cơ cấu tổ chức, cơ cấu hoạt động và chiến lược kinh doanh của các công ty CTTC phụ thuộc vào ngân hàng mẹ và hoạt động CTTC đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được các ngân hàng xem là một kênh cung ứng tín dụng đích thực.
Nguyên nhân của tồn tại trên là do trong thời gian qua hệ thống các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu vào các nghiệp vụ dễ triển khai, mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng, như: nghiệp vụ huy động vốn, cho vay ngắn hạn và thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ. Còn việc cho vay dài hạn và CTTC chưa được nâng lên hàng ưu tiên trong các hoạt động dịch vụ của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp.
Mặt khác, do chỉ có 1 chi nhánh của công ty CTTC với vốn ít, với cơ chế hoạt động chung còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ đã làm cho thị trường CTTC trên địa bàn thành phố chậm phát triển, thiếu động lực cạnh tranh để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp và dịch vụ tiện lợi cho các DN trên địa bàn.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ có lợi thế nguồn vốn lớn cho vay trung-dài hạn và Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, như: Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 về chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010 của Hội đồng nhân dân TP.Cần Thơ.
Trong khi đó các doanh nghiệp nhận tài trợ từ nguồn vốn CTTC không được hưởng chính sách trên. Nhưng điều đó, xét cho cùng, đã góp phần làm cho dịch vụ CTTC ở Cần Thơ thiếu hấp dẫn và khó cạnh tranh với tín dụng trung- dài hạn của các ngân hàng.
2. Doanh số cho thuê và thị phần cho thuê còn quá thấp so với nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.
Doanh số của hoạt động CTTC đạt được trong các năm qua trên địa bàn thành phố, nói chung và từ các doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng, là thấp xa với mức nhu cầu cần thiết và chỉ chiếm khoảng 7% tổng số cho thuê của cả nước. Tỷ trọng dư nợ CTTC so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố là quá nhỏ bé. Cụ thể: năm 2005: 3,14%; 2006: 3,03%; 2007: 2,42% và 2008: 1,54% (xem bảng 2.10).
Bảng 2.10: Dư nợ ở các tổ chức tín dụng và CTTC tại TP. Cần Thơ (Đơn vị tính: Tỷ VNĐ)
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008 1. Tổng số nợ tín dụng 7.857.768 9.684,013 11.032,081 17.500.000 2. Dư nợ trung-dài hạn 2.120.349 2.465,439 3.038,837 4.500.000
3. Dư nợ CTTC 247,067 293,784 266,394 270,000
4. Dư nợ CTTC/Tổng dư nợ (%) 3,14 3,03 2,42 1,543
5. Dư nợ CTTC/ tổng dư nợ
trung-dài hạn (%) 11,65 11,92 8,77 6,00
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước VN- chi nhánh Cần Thơ & ALCII- Cần Thơ [1]; [40]).
Theo số liệu của ALCII- Cần Thơ và Ngân hàng Nhà nước thành phố Cần Thơ cung cấp, đến cuối năm 2008, tổng mức dư nợ CTTC trên địa bàn đạt 270 tỷ VNĐ, bằng 6% tổng dư nợ nợ tín dụng trung-dài hạn ở thành phố Cần Thơ (xem bảng 2.11). Tỷ lệ này, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đến cuối năm 2005 đã đạt tới gần 4.274 tỷ VNĐ.
Bảng 2.11: Thị phần các tổ chức cung ứng tín dụng tại TP. Cần Thơ
NĂM 2007 NĂM 2008
TỔ CHỨC
CUNG ỨNG TÍN DỤNG Dư nợ (tỷ VNĐ)
Tỷ lệ (%)
Dư nợ (tỷ VNĐ)
Tỷ lệ (%) 1. NH thương mại quốc doanh 6.556,000 58,02 8.250,000 46,43 2. Ngân hàng thương mại cổ phần 4.246,000 37,58 8.375 47,10
3. Ngân hàng liên doanh 229,000 2,03 400,000 2,25
4. Quỹ tín dụng nhân đôi 1,000 0,01 30,000 0,17
5. Công ty tài chính cổ phần 450,000 2,53
6. Công ty CTTC 266,394 2,36 270,00 1,52
TỔNG CỘNG 11.298,394 100 17.770,000 100
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước VN - Cần Thơ & ALCII- Cần Thơ [1]; [40])
3. Nguồn vốn cho thuê còn hạn chế, tài sản và hình thức cho thuê thiếu đa dạng.
Hiện nay, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của các công ty CTTC Việt Nam được hình thành chủ yếu là vốn tự có. Ở công ty ALCII - Chi nhánh Cần Thơ có vốn tự có đến cuối năm 2008 là 509 tỷ VNĐ và số vốn khác được huy động dưới các hình thức: tiền gởi, ký quỹ của khách hàng, các khoản phải trả của khách hàng và đi vay. Vốn đi vay hiện nay chiếm tỷ trọng còn cao (Năm 2008, ALCII- Cần Thơ chiếm 69%) [1].
Tại ALCII -Cần Thơ việc phát hành trái phiếu của các công ty CTTC chưa được thực hiện. Việc huy động các nguồn vốn khác được triển khai
nhưng chưa hiệu quả. Điều này đã làm hạn chế khả năng tài trợ vốn dưới hình thức CTTC đối với các doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, các công ty CTTC sử dụng kênh huy động vốn này rất hiệu quả nhằm tạo ra thêm nguồn lực vốn rất lớn cho hoạt động tài trợ và, từ đó, họ mới có cơ hội giảm giá thành cho thuê, vừa giúp doanh nghiệp vừa tăng thêm năng lực cạnh tranh cho bản thân mình.
Tài sản cho thuê của công ty CTTC ở Cần Thơ, cho đến nay, chủ yếu vẫn tập trung vào các loại tài sản đơn lẻ, dễ chuyển nhượng trên thị trường, như: các loại phương tiện vận tải, các thiết bị công trình, máy vi tính.., được mua từ sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu với chất lượng và trình độ công nghệ trung bình so với chuẩn chung của quốc tế (xem bảng 2.12).
Bảng 2.12: Phân loại hợp đồng CTTC theo loại tài sản tại TP. Cần Thơ - năm 2008
(Đơn vị tính: triệu VNĐ)
CÁC LOẠI TÀI SẢN GIÁ TRỊ HỢP
ĐỒNG TỶ LỆ GÍA TRỊ TRUNG BÌNH HỢP ĐỒNG
1. Thiết bị sản xuất 4.500 1,53 1.000
2. Thiết bị xây dựng 65.358 22,25 300
3. Phương tiện vận tải 220.026 74,89 500
4. Máy vi tính+ khác 3.900 1,33 100
TỔNG CỘNG 293.784 100
(Nguồn: ALCII- Cần Thơ [1])
Theo kết quả nghiên cứu của quỹ hỗ trợ dự án Mekong (MPDF), cuối năm 2008 thị trường cho thuê trong cả nước chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ tài sản cho thuê có tính chất phục vụ trước mắt cho hoạt động của các doanh nghiệp. Còn các máy móc, thiết bị hiện đại có giá trị lớn, dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc bất động sản lớn thì chưa được khởi động (xem bảng 2.13)
Bảng 2.13: Phân loại hợp đồng CTTC theo loại tài sản trên địa bàn cả nước- năm 2008
CÁC LOẠI TÀI SẢN
GÍA TRỊ HỢP ĐỒNG
(USD)
TỶ LỆ (%)
GÍA TRỊ TRUNG BÌNH HỢP ĐỒNG
(USD)
1. Thiết bị sản xuất 7.453.775 64,9 196.152
2. Thiết bị xây dựng 2.268.810 19,7 189.068
3. Phương tiện vận tải 954.264 8,3 86.751
4. Thiết bị lấp đặt khách sạn 514.785 4,5 85.798
5. Máy vi tính+ khác 297.940 2,6 74.485
TỔNG CỘNG 11.489.574 100
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của MPDF [50])
Về hình thức CTTC, trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện nay chủ yếu áp dụng phương thức cho thuê thuần, mua và cho thuê lại, các hình thức khác như: cho thuê vận hành, thuê mua trả góp, cho thuê trợ bán,... trên thực tế ít được sử dụng. Như vậy, hình thức cho thuê tài chính hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn rất hạn chế và cần được đa dạng hơn để có nhiều phương án cho khách hàng chọn lựa và, đồng thời, Các công ty CTTC có thêm cơ hội thu hút khách hàng và mở rộng thị trường CTTC.
Ngoài ra, các hợp đồng CTTC thường ràng buộc khách hàng phải tham gia đặt cọc, ký cược cho bên cho thuê từ 10 đến 20%, thậm chí có thể lên tới 30% giá trị hợp đồng thuê, nhằm nâng cao trách nhiệm của bên thuê và để giảm bớt rủi ro cho bên cho thuê. Điều này sẽ làm giảm đi ưu thế vốn có của CTTC và, có thể, làm giảm số lượng khách hàng, doanh số cho thuê của công ty CTTC.
4. Cho thuê tài chính còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Qua xem xét thực trạng các doanh nghiệp và thực trạng CTTC trên địa bàn TP. Cần Thơ đều cho thấy: các doanh nghiệp và công ty CTTC đều cần đến nhau để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Trên thực tế hiện nay công ty CTTC chưa có nhiều thông tin về doanh nghiệp và có nhiều DN rất cần vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh nhưng chưa biết đến kênh tài trợ vốn tiện ích này.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi đối với 100 doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ vào cuối tháng 11 năm 2008, cho thấy dịch vụ CTTC còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp (Xem bảng 2.14).
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát mức độ nhận biết đối với hoạt động CTTC
NỘI DUNG Số lượng (Người)
Tỷ lệ (%) 1. Đã có quan hệ giao dịch với công ty CTTC 5 5
2. Biết hoạt động dịch vụ CTTC (nhưng chưa giao dịch) 16 16 3. Chưa biết và do đó không quan tâm đến dịch vụ CTTC 79 79
TỔNG CỘNG 100 100
(Nguồn: Tác giả điều tra)