Lí thuyết Đánh giá

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 31 - 39)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống và khung ngôn ngữ đánh giá

2.3.2. Lí thuyết Đánh giá

Lí thuyết Đánh giá cung cấp một bộ công cụ để khám phá NNĐG trong văn bản bằng cách phân tích nguồn tài nguyên mang chức năng liên nhân đồng thời cho thấy những tác động về mặt xã hội thể hiện xuyên suốt trong toàn văn bản. Bộ công cụ Đánh giá được phát triển bởi Martin và các cộng sự (Martin, 2000; Martin & Rose, 2007; Martin & White, 2005). NNĐG nằm ở vị trí tầng ngữ nghĩa diễn ngôn.

Sơ đồ 1.1. Các tầng ngôn ngữ và các siêu chức năng của ngôn ngữ

(Rose & Martin, 2005) Theo trường phái NNHCNHT, ngôn ngữ được coi là một hệ thống gồm 3 tầng bậc: tầng ngoài cùng, là tầng ngữ nghĩa diễn ngôn. Tầng này được hiện thực hoá bằng tầng ngữ pháp - từ vựng và tầng ngữ pháp - từ vựng được hiện thực hoá thông qua tầng ngữ âm / chữ viết. NNĐG ở vị trí tầng ngữ nghĩa diễn ngôn. Nó được hiện thực hoá thông qua từ vựng và ngữ pháp mang nghĩa đánh giá ở tầng ngữ pháp - từ vựng. NNĐG liên quan đến chức năng liên nhân /nghĩa đánh giá. Cả ngữ pháp - từ vựng và ngữ nghĩa diễn ngôn góp phần tạo nên các tầng nghĩa cho văn bản.

Hệ thống NNĐG bao gồm: “Thái độ”, “Thang độ” và “Giọng điệu”. “Thái độ” là các giá trị mà theo đó các quan điểm tích cực/tiêu cực được mã hoá. “Thang độ” là các giá trị mà theo đó cường độ hoặc sức mạnh của các mệnh đề được nâng cao hoặc hạ thấp.

“Giọng điệu” là các giá trị theo đó người nói/người viết khoác các giọng điệu khác nhau và giá trị thay thế được đặt trong các ngữ cảnh giao tiếp thực tế.

2.3.2.1. Hệ thống “Thái độ”

Hệ thống “Thái độ” bao gồm ba bình diện là “Tác động” (affect), “Phán xét hành vi” (judgement) và “Đánh giá SVHT” (appreciation). “Thái độ” có thể là tích cực hoặc tiêu cực, và được thể hiện một cách hiển ngôn hoặc hàm ngôn cho nên cần phải dựa vào từng ngữ cảnh cụ thể mới xếp được thái độ nào đó vào nhóm tích cực hay tiêu cực. “Tác động” là nguồn lực ngôn ngữ sử dụng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với những hành động đang diễn ra hoặc những thực thể xung quanh. “Phán xét hành vi” được sử dụng để thể hiện đánh giá về mặt đạo đức đối với những hành vi và tính cách của con người và “Đánh giá SVHT” được sử dụng để đánh giá chất lượng về mặt thẩm mĩ hay những cảm nghĩ, tầm quan trọng đối với quá trình và hiện tượng tự nhiên.

Sơ đồ 2.1: Phán xét hành vi và đánh giá sự vật hiện tượng- tác động thể chế hóa (Martin & White 2005, tr. 45) Như được đề cập ở trên, “Tác động” có thể được coi như là hệ thống cơ bản của hệ thống thái độ. “Phán xét hành vi” “Đánh giá SVHT” được coi là thể chế hóa của tác động. “Phán xét hành vi” có liên quan tới đạo đức, hành vi và tính cách của con người, thường dựa trên các quy tắc và các quy định, trong khi “Đánh giá SVHT” liên quan tới thẩm mĩ hoặc giá trị thường là thông qua một số tiêu chí và đánh giá.

“Tác động”

a. “Tác động” tích cực hoặc tiêu cực, chẳng hạn chúng ta cảm thấy “vui” (tích cực) hoặc “buồn” (tiêu cực).

b. “Tác động” được hiện thực hoá thông qua sự đột biến của hành vi (ví dụ “Cô ấy khóc”) hoặc thông qua trạng thái cảm xúc, diễn biến quá trình tinh thần, ví dụ" Đội trưởng cảm thấy buồn ").

c. “Tác động” được hiện thực hóa thông qua nguyên nhân của một phản ứng nào đó (ví dụ Con gái tôi ghét sữa) hoặc tâm trạng ẩn chứa bên trong (ví dụ: Cô ấy buồn bã).

d. “Tác động” được phân loại dựa theo thang độ (thấp, trung bình, cao) (ví dụ không thích-ghét-ghét cay ghét đắng).

e. “Tác động” được phân loại dựa theo dấu hiệu trạng thái cảm xúc tiềm ẩn (irrealis: tác động tiềm ẩn) và cảm xúc ngay trước những hành động đang diễn ra (realis: tác động trực tiếp).

Những ví dụ sau trích từ Martin & White (2005)

* Ví dụ tác động tiềm ẩn:

The captain feared leaving (Đội trưởng sợ rời đi).

* Ví dụ tác động trực tiếp:

The captain disliked leaving (Đội trưởng không thích rời đi).

Tác động tiềm ẩn lại tiếp tục được phân loại ra là “mong muốn” (inclined) hoặc

“không mong muốn, sợ” (disclined).

Ví dụ:

* Mong muốn: I was very nervous and wanted to put it off until another day, but I couldn‟t. (Tôi rất lo lắng và muốn trì hoãn đến hôm sau nhưng tôi không thể)

* Không mong muốn: I‟ve never liked snakes and was afraid it would bite me (Tôi không bao giờ thích rắn và e sợ nó cắn tôi)

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đánh giá đã phân chia tác động thành các nhóm sau:

* Mong muốn/không mong muốn.

* Hạnh phúc/không hạnh phúc: the captain felt sad / happy (thuyền trưởng cảm thấy buồn/vui)

* An toàn/không an toàn: the captain felt anxious/confident (thuyền trưởng cảm thấy lo lắng/tự tin)

* Thoả mãn/không thoả mãn: the captain felt fed up/absorbed (thuyền trưởng cảm thấy chán/thu hút) (Martin & White 2005)

Hạnh phúc/không hạnh phúc là cảm xúc chúng ta thể hiện đầu tiên liên quan đến tâm trạng cảm xúc hạnh phúc/buồn bã; an toàn/không an toàn, là “vấn đề an sinh xã hội”, liên quan đến cảm xúc bình yên và lo lắng với những gì xung quanh; hài lòng/không hài lòng là “vấn đề theo đuổi mục tiêu”, liên quan đến cảm xúc đạt được và thất bại với những hoạt động mà chúng ta tham gia.

“Phán xét hành vi”

Thái độ của chúng ta khi giao tiếp với người đọc/người nghe có thể bao gồm ý kiến về hành vi của con người (họ làm gì, họ nói gì và họ tin tưởng điều gì). Chúng ta có thể khen ngợi, thán phục, chỉ trích hay phản đối hành động của họ. “Phán xét hành vi” được chia làm hai nhóm:

* Thuộc tính cá nhân (Social Esteem): quan tâm đến việc ngợi khen hoặc chỉ trích những thuộc tính cá nhân.

Thuộc tính cá nhân được phân chia thành 3 tiểu nhóm:

- Khả năng (capacity) (anh ấy/cô ấy có khả năng gì?). Ví dụ: As a manager, he was grossly incompetent. (Là một giám đốc nhưng anh là hoàn toàn là không có khả năng)

- Thông thường (normality) (anh ấy/cô ấy có gì đặc biệt không?). Ví dụ: He‟s always been an eccentric. (Anh ta luôn luôn là kẻ lập dị)

- Kiên trì / quyết tâm (Tenacity) (anh ấy/cô ấy có quyết tâm không?). Ví dụ: She

worked tirelessly for charity. (Cô ấy đã làm việc không mệt mỏi cho hội từ thiện)

* Quy ƣớc xã hội (Social Sanction): liên quan đến đánh giá các hành vi của con người bằng cách quy chiếu vào một hệ thống chuẩn mực được qui ước hoá hoặc thiết chế hoá. Quy ước xã hội được phân chia thành hai tiểu nhóm:

- Thành thật (Veracity) (anh ấy/cô ấy có thật thà không?). Ví dụ: We discussed the matter openly and frankly. (Chúng tôi thảo luận vấn đề một cách cởi mở và thẳng thắn)

- Phép tắc / đạo đức (Propriety) (anh ấy/cô ấy có đúng mực không?).

Ví dụ: She‟s just a gossip. (Cô ta chỉ là một kẻ mách lẻo)

Cũng giống như “Tác động ”, “Phán xét hành vi” có thể là tích cực hoặc tiêu cực, và được thể hiện một cách hiển ngôn hoặc hàm ngôn. Vì ranh giới về ý nghĩa của NNĐG là mờ, và ý nghĩa của dẫn dụ từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, Bảng dưới đây nên được coi là một hướng dẫn chung (J.R. Martin & White, 2005: 52).

Bảng 2.1. Ví dụ về nguồn từ vựng hiện thực hóa phán xét hành vi

(Martin & White 2005, tr. 53)

“Đánh giá sự vật hiện tượng”

Cùng với phản ứng về mặt cảm xúc trước sự vật, hiện tượng, chúng ta còn thể hiện ý kiến về chất lượng và đánh giá một số khía cạnh của chúng, nghĩa là nguồn tài nguyên ngôn ngữ đánh giá bản chất hoặc giá trị của sự vật, hiện tượng, chẳng hạn hiện tượng tự nhiên, sản phẩm hay quá trình. Cũng như „Tác động”, “Đánh giá SVHT” có thể là tích cực hoặc tiêu cực, và được thể hiện một cách hiển ngôn hoặc hàm ngôn.

“Đánh giá SVHT” được chia làm ba nhóm:“Phản ứng” (reaction), “Tổng hợp”(composition) và “Giá trị” (valuation).

* “Phản ứng”, loại này rất dễ bị nhầm lẫn với nhóm tác động được đề cập ở trên. Tuy nhiên, tác động liên quan đến những cảm xúc chủ quan của người đánh giá, nhấn mạnh vào nhân vật và cảm xúc của họ (ví dụ: Tôi buồn), phản ứng liên quan đến hiện tượng sản sinh ra cảm xúc đó (ví dụ: Buổi triển lãm rất tuyệt vời hay Đó là một bộ phim kinh dị).

* “Tổng hợp” liên quan đến hình thức hay kết cấu của hiện tượng về mặt cân bằng hay sự phức tạp, chẳng hạn như có kết cấu chặt chẽ không? có hệ thống không?

có hoàn chỉnh không? … Đánh giá này là dựa theo quan điểm cá nhân, theo tiêu chuẩn xã hội và theo sở thích văn hoá. Từ vựng thuộc nhóm này có thể dùng để nói về sự cân bằng và phức tạp của bản chất các thực thể, hiện tượng hay hoạt động con người …

* “Giá trị” là đánh giá tầm quan trọng về mặt giá trị xã hội như: Chúng có ích không? Có quan trọng không? Những giá trị như vậy rõ ràng là cần thiết để hình thành nên giá trị tư tưởng (Đánh giá tầm quan trọng: Liệu điều đó có quan trọng không?, Đánh giá sự lợi hoặc hại: Điều đó làm “phát triển” hay “hủy hoại”?)

2.3.2.2. Sự thể hiện “Thái độ”

Sự thể hiện “Thái độ” hiển ngôn

“Thái độ” hiển ngôn là loại thái độ có thể được mã hóa trực tiếp trong từ vựng mà không có tự do nhiều cho việc diễn giải của người đọc.

Từ quan điểm của hiện thực hoá ngữ pháp, “Thái độ” hiển ngôn có thể được hiện thực hoá trong các chức năng khác nhau thông qua các hình thức khác nhau. Tác động có thể được hiện thực hoá là "định tố” trong hình thức của tính từ và phó từ, "quá trình" trong hình thức của động từ và như phụ ngữ trong hình thức của phó từ. “Đánh giá SVHT” cũng có thể được hiện thực hoá theo các cách tương tự như “Tác động” và

“Phán xét hành vi”.

Sự thể hiện “Thái độ” hàm ngôn

“Thái độ” thể hiện hàm ngôn là “thái độ” mà trong đó quan điểm tích cực/tiêu cực được thể hiện thông qua nhiều cơ chế đồng hành và hàm ngôn khác nhau (dấu hiệu biểu thái). Các ý nghĩa hàm ẩn khác nhau được thể hiện ở 3 cấp độ: gợi mở (provoke),

ra hiệu (flag), cung cấp (afford).

* Gợi mở: được hiện thực hoá bằng các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, nhân cách hoá, hoặc các thành ngữ, tục ngữ, chửi thề.

* Ra hiệu: được hiện thực hoá bằng - Các yếu tố hiện thực hoá thang độ - Các đại từ nhân xưng có thái độ tích cực hay tiêu cực trong một ngữ cảnh cụ thể

* Cung cấp: được hiện thực hoá bằng sự lựa chọn có mục đích nghĩa biểu đạt.

Ranh giới giữa các giá trị trong hệ thống “Thái độ”

“Tác động”, “Phán xét hành vi”, “Đánh giá SVHT” tượng đều là nguồn lực thể hiện “Thái độ”. Do vậy ở đây chúng tôi muốn làm rõ làm thế nào để phân biệt được ba giá trị này, đặc biệt là phân biệt giữa “Phán xét hành vi” và “Đánh giá SVHT”. (Dẫn theo 34, tr.58-60), chúng ta dựa vào khung ngữ pháp chức năng hệ thống cùng với xem xét nguồn gốc và mục đích của đánh giá.

Đối với “Tác động”, khung ngữ pháp là quá trình quan hệ thuộc tính (relational attributive process) và người tham gia liên quan đến động từ feel (cảm thấy):

Tác động:

(ai đó + cảm thấy + tác động)

(một điều làm cho ai đó cảm thấy + tác động + định đề) Họ cảm thấy yên tâm về việc học của con trai họ

Kết quả thi của con gái làm cho họ cảm thấy hài lòng

Đối với “Phán xét hành vi”, để diễn tả hành vi của ai đó, chúng ta có thể dựa vào khung ngữ pháp sau:

Phán xét hành vi:

Ai đó làm như vậy thì + phán xét hành vi

Đối với ai đó, làm như vậy thì + phán xét hành vi Ai đó + phán xét hành vi khi làm như vậy

Họ làm như vậy thì thật là ngốc nghếch Đối với họ, làm như vậy là ngốc nghếch Họ thật ngốc nghếch khi làm như vậy

Đối với “Đánh giá SVHT”, khung ngữ pháp là quá trình tinh thần (a mental process)

Đánh giá sự vật hiện tƣợng: Ai đó coi / xem / thấy cái gì + đánh giá sự vật hiện tƣợng.

Tôi thấy căn phòng rất đẹp

2.3.2.3. Hệ thống “Thang độ” (Graduation)

Yếu tố quan trọng thứ hai trong hệ thống ý nghĩa của khung đánh giá là Thang độ. Nguồn lực này được sử dụng để tạo nên các cấp độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn cho tính

tích cực và tiêu cực của các hành động, sự kiện hay nhân vật cần được đánh giá. Hệ thống thang độ gồm “Lực” và “Tiêu điểm”.

Lực

Lực bao gồm hai loại: sự tăng/giảm về “Cường độ”, “Lượng hóa”.

Các đánh giá về “Cường độ” có thể vận hành qua chất lượng, quá trình và tình thái từ. Trong đó, các đánh giá về “cách thức hành động” thể hiện ý nghĩa của quá trình hành động, cụ thể là sự sâu sắc, nỗ lực, sức mạnh, sự cần mẫn, … của “hành động”, “cảm xúc”, “suy nghĩ” và “lời nói”.

Các đánh giá về “Lượng hóa” được áp dụng cho các thực thể, cho chúng ta một sự đo lường về khối lượng (như kích cỡ, trọng lượng, sức mạnh, con số), phạm vi kể cả thời gian và không gian (được phân bổ rộng đến mức nào, kéo dài bao lâu) và độ gần trong không gian và thời gian (gần cỡ nào, mới (xảy ra) cỡ nào) và tần xuất (mức độ thường xuyên của hành động, sự việc).

Tiêu điểm

“Tiêu điểm” bao gồm hai loại: (1) “ước lượng” (valeur) và (2) “đạt được”

(fulfillment).

(1) “Ước lượng”: dùng để thể hiện tăng giảm về phẩm chất (ví dụ: blueish – hơi xanh) và về số lượng & “cụ thể hóa” + “xác thực” được áp dụng khi muốn nói sự tăng giảm về “thực thể”

(2) “Đạt được” nhấn mạnh vào sự tăng giảm quá trình bao gồm hai yếu tố “hoàn thành” & “thực chất (actualisation)

2.3.2.4. Giọng điệu (Engagement)

Người nói/ người viết hướng mình vào đối thoại hay tranh luận với những gì người khác đã nói hay có thể nói trước đó. Giọng điệu được hiện thực hóa qua các cách diễn đạt được trích từ Martin &White (2005: tr 97-98):

a. Từ chối trách nhiệm: vị trí giọng nói văn bản như mâu thuẫn hoặc từ chối + Phủ nhận: (ví dụ: Bạn không cần từ bỏ khoai tây để giảm cân.)

+ Phản đối: sự nhượng bộ / kỳ vọng (ví dụ: Mặc dù anh ấy đã ăn khoai tây hầu hết các ngày anh ấy vẫn giảm cân.)

b. Tuyên bố: bằng cách thể hiện đề xuất có tính hợp lý cao (hấp dẫn, hợp lệ, hợp lý, có cơ sở, nói chung là đồng ý, đáng tin cậy, v.v.), giọng văn bản tự đặt ra để chống lại, triệt tiêu hoặc loại trừ:

+ Đồng tình: tự nhiên là, dĩ nhiên là, rõ ràng là, đã thừa nhận là

+ Tranh luận: Tôi tranh luận, sự thật của vấn đề là, không thể nghi ngờ rằng…

+ Chứng thực: X đã chứng minh rằng; Như X đã hiển thị, …

c. Tán thành: bằng cách trình bày rõ ràng mệnh đề dựa trên tính chủ quan cá nhân của riêng mình:

+ Có vẻ như, bằng chứng cho thấy, rõ ràng, tôi nghe thấy

+ Có lẽ, nó có thể, theo quan điểm của tôi, tôi nghi ngờ rằng, tôi tin rằng, nó gần như chắc chắn rằng, có thể / sẽ / phải;

d. Bổ sung: bằng cách thể hiện mệnh đề dựa trên tính chủ quan của giọng nói bên ngoài:

+ Xác nhận: X đã nói .., X tin rằng, theo X, …

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)