Xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 4. VẬN DỤNG NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ VÀO VIỆC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

4.1. Xây dựng các biện pháp

Như cơ sở lí luận đã trình bày, chúng tôi quan niệm dạy học hiểu văn bản theo khung NNĐG của ngữ pháp chức năng hệ thống là dạy học theo xu hướng cung cấp cho học sinh bộ công cụ để đánh giá văn bản đọc hiểu vừa dựa vào năng lực nền tảng của học sinh. Dạy học đọc hiểu văn bản theo khung NNĐG cần trước hết là dựa vào năng lực người học thông qua việc tổ chức các hoạt động, bằng hoạt động để phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.

4.1.1. Dạy đọc hiểu dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội của học sinh Lên đến lớp 4, 5, học sinh đã tích luỹ được những hiểu biết cơ bản về tự nhiên và xã hội thông qua học tập và trải nghiệm thực tế. Giáo viên cần tôn trọng và phát huy vốn hiểu biết này của các em trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng.

Việc khai thác, phát huy vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội có ý nghĩa rất lớn, hỗ trợ quá trình đọc hiểu của học sinh. Giáo viên cần khai thác vốn kiến thức này dưới nhiều hình thức: thông qua trò chơi, câu hỏi, mẩu chuyện, bài hát, video clip, tranh ảnh, vật thật, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện những hiểu biết có liên quan đến nội dung văn bản đọc. Để tổ chức tốt hoạt động khởi động, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung văn bản đọc, đặt nội dung bài đọc trong mối liên hệ với những kiến thức học sinh đã được hình thành trước đó để lựa chọn hình thức khởi động phù hợp. Khởi động tốt vừa tạo tâm thế tốt cho học sinh bước vào giờ học, vừa đánh thức năng lực nền tảng của các em.

Nhờ những kiến thức về tự nhiên và xã hội và những trải nghiệm cuộc sống, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi Tại sao? khi tìm hiểu một số từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá,… từ đó hiểu nội dung bài đọc.

Ví dụ 1: Khi đọc các câu văn:

Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

Trích Sầu riêng [25, tr.34]

Nhờ từng thưởng thức mùi thơm của mít chín, tận hưởng vị béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong già hạn, học sinh sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hương vị đặc biệt của sầu riêng.

Những kiến thức về địa lí hỗ trợ học sinh đọc hiểu những văn bản có nội dung viết về các vùng miền với những đặc trưng rất riêng như Sầu riêng [25, tr.34], Đường đi Sa Pa [25, tr.102 - 103], Ăng - co Vát [25, tr.123], Đất Cà Mau [26, tr.89],…

Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Đường đi Sa Pa [25, tr.102], nhờ có kiến thức địa lí về khí hậu ở vùng Tây Bắc đất nước, học sinh hiểu sâu hơn về những cảnh sắc tuyệt đẹp và sự thay đổi thời tiết diệu kì trong một ngày ở Sa Pa.

Trình độ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh không giống nhau. Giáo viên cần chú ý đến vốn hiểu biết của từng học sinh, cách thức khai thác vốn hiểu biết đối với từng văn bản cụ thể để kiến thức nền tảng hỗ trợ tốt cho quá trình đọc hiểu. Trước khi đọc, giáo viên cần kích hoạt để học sinh huy động kiến thức đã có về vấn đề trong bài đọc.

Ví dụ: Trước khi dạy bài Trung thu độc lập [24, tr.66], giáo viên có thể khai thác những hiểu biết của học sinh về Trung thu: cảnh trời, các hoạt động của trẻ em…Từ đó, giáo viên giúp học sinh thấy được cái đẹp của Trung thu độc lập.

Những kiến thức về tự nhiên và xã hội được vận dụng vào phân tích và dạy học các bài đọc hiểu này được hình thành dựa trên tầng ngữ cảnh văn hóa trong khung 5 vòng tròn đồng tâm của lí thuyết NNĐG của NNHCNHT.

4.1.2. Vận dụng kiến thức ngôn ngữ đánh giá để xác định chủ đề, đề tài của văn bản

Chủ đề là vấn đề “toát lên” từ nội dung trực tiếp của tác phẩm. Chủ đề có một vai trò rất quan trọng, nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn. Chính nó đã bước đầu tạo ra tầm khái quát rộng lớn của tác phẩm đối với hiện thực xã hội, từ đó tác phẩm tác động sâu sắc vào nhận thức tư tưởng của người đọc.

Chủ đề là một nhân tố khái quát, chủ đề không chỉ là chất liệu trực tiếp mà còn được thể hiện thông qua những chất liệu trực tiếp. Trong đó, ngôn ngữ đánh giá là chất liệu trực tiếp có giá trị thiết thực trong việc giúp học sinh xác định được chủ đề của tác phẩm (trong phạm vi đề tài này là chủ đề của văn bản miêu tả).

Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Đường đi Sa Pa [25, tr.102 - 103], học sinh có thể

dựa vào nguồn ngôn ngữ đánh giá ở hai công cụ thái độ và thang độ:

- Về thái độ: lim dim mắt ngắm (+ thỏa mãn), tuyệt, diệu kì (+ phản ứng), trắng xóa, dịu dàng, sặc sỡ…(+ tổng hợp)

- Về thang độ: lặp (thoắt cái), so sánh (những thác trắng xóa tựa mây trời, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa…

Với nguồn lực ngôn ngữ đánh giá thể hiện trong tác phẩm, học sinh có thể xác định chủ đề của tác phẩm: Vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa.

4.1.3. Vận dụng ngôn ngữ đánh giá để tiếp nhận, hiểu văn bản: phân tích nhân vật, cảnh vật, tính cách, tình cảm, tâm lí của con người trong tác phẩm

Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người ngoài cuộc sống đời thường. Nhân vật trong tác phẩm cũng có số phận, tính cách riêng. Suy cho cùng phân tích nhân vật là làm sáng tỏ một tính cách, một số phận. Tính cách, số phận của nhân vật hiện lên trong tác phẩm qua nhiều phương diện cụ thể: hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật xung quanh…Tất cả những điều đó đều thể hiện qua ngôn từ. Vận dụng NNĐG sẽ giúp người đọc nói chung và học sinh nói riêng có cơ sở hơn trong việc phân tích nhân vật về các mặt cuộc sống, góp phần đánh giá tính cách nhân vật.

Ví dụ 1: Khi đọc hiểu văn bản Người ăn xin [24, tr.30], NLĐG giúp học sinh hiểu rõ thân phận của ông lão ăn xin:

- Thái độ: rên rỉ, cầu xin, đợi, run (+ tác động); cảm ơn cậu bé vì “đã cho lão rồi” (+ PXHV); đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, ướt đẫm (đôi mắt), tái nhợt (đôi môi), tả tơi , bẩn thỉu (áo quần), khản đặc (giọng) (- đánh giá SVHT).

- Thang độ: đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, ướt đẫm (đôi mắt), tái nhợt (đôi môi), tả tơi , bẩn thỉu (áo quần), khản đặc (giọng) (+ cường độ phẩm chất); Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. (+ cường độ quá trình).

Từ NLĐG, học sinh có thể hiểu được tình cảnh tội nghiệp của ông lão ăn xin:

đói khát, bệnh tật, khẩn thiết mong được cứu giúp để bảo tồn tính mạng. Trước tình cảnh đáng thương như vậy nhưng ngôn ngữ đánh giá cho ta thấy được vẻ đẹp từ tâm hồn của ông lão: một con người lịch sự và giàu lòng tự trọng.

Ngoài ra NNĐG về vốn từ xưng hô: ông lão, ông cụ, ông… cho ta thấy sự tôn trọng của nhân vật dành cho ông lão.

Ví dụ 2: Khi đọc hiểu văn bản Trung thu độc lập [24, tr.66], NLĐG được hiện thực hóa bằng phép so sánh:

Trăng đêm nay sáng quá, trăng mai còn sáng hơn (+ giá trị).

Phép so sánh làm tăng giá trị của ánh trăng mùa thu độc lập, ánh trăng của tự do, của một dân tộc vừa thoát ra khỏi đêm trường nô lệ, được làm chủ đất nước, ánh

trăng của hi vọng một ngày mai tươi sang, vui tươi.

4.1.4. Vận dụng kiến thức ngôn ngữ đánh giá để lấy dữ liệu từ văn bản nhằm liên hệ, mở rộng dạy tiếng Việt, dạy viết văn về đời sống tự nhiên và xã hội

Học sinh sẽ được trang bị nhiều kiến thức thông qua việc đọc sách: tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh…Đọc càng nhiều, học sinh sẽ được thêm nhiều kiến thức, mạch lạc hơn về diễn đạt, vốn từ ngữ phong phú, ấn tượng. Kiến thức ngôn ngữ đánh giá giúp học sinh biết cách lấy dữ liệu từ văn bản để làm giàu vốn ngôn ngữ của mình, biết cách diễn đạt mạch lạc trong giao tiếp.

Ví dụ 1: Từ NLĐG SVHT trong các văn bản miêu tả, học sinh biết thêm về các từ chỉ màu sắc: vàng hoe, vàng xuộm, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới, vàng trù phú, vàng rợi, đen huyền, đen nhung, trắng tuyết, trắng long lanh, trắng ngà, trắng xóa, đỏ son, đỏ chót, đỏ rực, đỏ chon chót, đỏ còn non, xanh biếc, xanh rì, xanh xanh, xanh mát, xanh um, xanh vàng,…; từ chỉ mùi vị:

thơm, ngào ngạt, ngạt ngào, ngạt ngào, thơm ngát, thơm thơm, thơm nồng, ngọt lựng, ngây ngất

Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ xây dựng trí tưởng tượng, liên tưởng cho học sinh.

Ví dụ 2:

- Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

- Mỗi hoa chỉ là phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Mùa xuân, phượng ra lá, lá xanh um, mát rươi, ngon lành như lá me non.

- Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời; những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

- …Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Những hình ảnh so sánh từ sự quan sát tinh tế trang bị cho học sinh vốn từ phong phú, thấy được mối quan hệ giữa các SVHT trong thế giới xung quanh.

Những kiến thức này rất có ý nghĩa trong việc giúp học sinh nhận xét, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật; kết nối thông tin trong văn bản.

Ở từng văn bản cụ thể, giáo viên nên xác định trước những đơn vị ngữ pháp quan trọng làm một trong các cơ sở thiết kế câu hỏi, bài tập đọc hiểu cho học sinh.

Với những văn bản miêu tả, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, từ tượng thanh, tượng hình, từ láy, hình ảnh so sánh, nhân hoá,… cũng chính là gợi ý cho các em sự thay đổi cường độ và sắc thái giọng đọc.

Ví dụ: Đọc văn bản miêu tả Mùa thảo quả [26, tr.113 - 114], học sinh dễ dàng xác định được khi đọc bài cần nhấn giọng vào những từ ngữ tả sự xuất hiện, hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi nhanh chóng của thảo quả trên rừng Đản Khao: ngọt lựng, thơm nồng, thơm, thơm đậm, ngây ngất, kì lạ, vươn ngọn,

Ví dụ: Khi đọc văn bản Người ăn xin [24, tr.30], dựa vào nội dung văn bản, học sinh sẽ xác định được giọng đọc các câu cảm trong bài:

- Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! (đọc với giọng thương cảm, xót xa)

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. (đọc với giọng biết ơn)

4.1.5. Nhận diện và hiểu nghĩa từ ngữ trong văn bản bằng bộ công cụ đánh giá

4.1.4.1. Cung cấp công cụ đánh giá cho học sinh

Công cụ đánh giá trong văn bản miêu tả gồm thái độ và thang độ.

- Thái độ gồm: tác động (an toàn, hạnh phúc, mong muốn, thỏa mãn), phán xét hành vi, đánh giá sự vật hiện tượng (phản ứng, giá trị, tổng hợp) theo 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực.

- Thang độ gồm: lực và tiêu điểm

4.1.4.2. Nhận diện và hiểu nghĩa từ ngữ theo bộ công cụ đánh giá

Để học sinh nhận diện được từ mới, giáo viên cần dành thời gian phù hợp cho các em đọc thầm. Nên hướng dẫn học sinh gạch chân hoặc bôi màu (dùng kí hiệu riêng) để đánh dấu từ ngữ mới trong văn bản.

Tập cho học sinh thói quen dùng từ điển, trao đổi với bạn để hiểu rõ hơn nghĩa của từ ngữ. Trong giai đoạn hiện tại, đáp ứng đòi hỏi của xã hội về con người mới, cần tích cực chuyển quá trình dạy học thành quá trình tự học. Khi công nghệ thông tin có những bước chuyển vượt bậc, bên cạnh việc tiếp cận với sách, học sinh còn được tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn từ internet. Kĩ năng tra từ điển có thể coi là “chìa khoá”

của việc tự đọc, tự học. Bên cạnh rất nhiều từ điển khoa học phù hợp với học sinh tiểu học được in ấn và phát hành với số lượng lớn, dễ tìm, dễ mua, dễ sử dụng, cần tập cho học sinh thói quen tra cứu từ điển điện tử. Kĩ năng này đáp ứng mục tiêu học tập nhiều môn học khác nhau.

Giáo viên chỉ là người hỗ trợ khi học sinh/nhóm học sinh gặp khó khăn và phải linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp giải nghĩa từ khác nhau để hỗ trợ học sinh. Một số ít các trường hợp, giáo viên sưu tầm tranh ảnh, mô hình, vật thật minh hoạ hỗ trợ học sinh, giúp các em chủ động tương tác với bạn và thầy cô giáo để tìm hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài đọc.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)