CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
3.2. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thái độ”
3.2.2. Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Thái độ” hiển ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
“Thái độ” hiển ngôn được hiện thực hóa trực tiếp qua từ vựng (lời văn biểu thái) mà không có tự do nhiều cho việc diễn giải của người đọc. Bản thân từ ngữ đã mang giá trị đánh giá. Chúng ta không cần phải đặt vào ngữ cảnh cũng có thể được thái độ của người nói.
“Thái độ” hiển ngôn có thể được hiện thực hoá trong các chức năng khác nhau thông qua các hình thức khác nhau. NNĐG thể hiện thái độ gồm ba bình diện: Tác động (Affect), Phán xét hành vi (Judgement) và Đánh giá sự vật hiện tượng (Appreciation).
Ví dụ, “Tác động” có thể được hiện thực hoá là "định tố / tính ngữ " trong hình thức của tính từ, ví dụ "chúng tôi vui sướng" - Trích Cánh diều tuổi thơ [24, tr.146] và phó từ, ví dụ "đứng phắt dậy"- Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]. Nó cũng được hiện thực hoá là "quá trình" trong hình thức của động từ, ví dụ "ôn tồn giảng giải"- Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67].“Tác động” còn được hiện thực hoá như danh từ từ việc danh ngữ hoá chất lượng / phẩm chất, ví dụ “cơn tức giận của tên cướp”- Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67] hoặc quá trình, ví dụ
"sự đau buồn".
Ngoài những biện pháp hiện thực hoá về ngữ pháp tương tự như “Tác động”,
“Phán xét hành vi” cũng có thể được thực hiện bằng cách dùng các động từ khuyết thiếu/ phó từ tần xuất (Dẫn theo 34, tr.54-55). Thông thường được liên kết với mức độ thường xuyên (usuality) (Ví dụ “He is often naughty”) (Anh ta thường hay nghịch ngợm). Khả năng được liên kết với động từ tình thái “can” (Ví dụ “He can go”) (Cậu ta có thể đi). Kiên trì / quyết tâm được liên kết với mong muốn (Ví dụ “I will go”) (tôi sẽ đi). Tính chân thật có thể được hiện thực hoá bằng cách điều chế độ chắc chắn (Ví dụ “It‟s true that he‟s naughty”) (Sự thật là anh ta nghịch ngợm). Phép tắc / đạo đức có thể được hiện thực hoá bằng cách điều chế sự bắt buộc (Ví dụ “You should go”) (Bạn nên đi). “Đánh giá SVHT” cũng có thể được hiện thực hoá theo các cách tương tự như
“Tác động” và “Phán xét hành vi”.
Phân tích các ví dụ hiện thực hóa NNĐG thái độ, ta có: “Thái độ” được hiện thực hóa trực tiếp qua từ vựng trong 20 văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5.
Xét các ví dụ sau đây, các biện pháp hiện thực hóa được in đậm:
[3.12]. Chúng tôi vui sướng [+ tác động] đến phát dại nhìn lên trời.
Trích Cánh diều tuổi thơ [24, tr.146]
[3.13]. Bọn nhện sợ hãi [- tác động], cùng dạ ran.
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
[3.14]. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ [- đánh giá].
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
[3.15]. …Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị [+ phán xét]. Một đằng thì nanh ác, hung hăng nhƣ con thú dữ nhốt chuồng [- phán xét].
Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]
Tỉ lệ ba loại “thái độ”, đó là: (1) “Tác động”, (2) “Phán xét hành vi” (PXHV) và (3) “Đánh giá sự vật hiện tượng” được trình bày trong Bảng 3.3 sau đây:
Bảng 3.3. Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4,5
Loại thái
độ
Phân cực
Tỉ lệ tính tổng
- +
Số lƣợng từ /ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ /ngữ
Số lần xuất hiện SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Tác
động 20 30 20 25 47 70 59 75 67 20,2 79 21,9
PXHV 4 36 4 36 7 64 7 64 11 3,3 11 3,1
Đánh giá SVHT
42 16 45 16 212 84 226 84 254 76,5 271 75 Tổng 66 20 69 19 266 80 292 81 332 100 361 100
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4,5
0 50 100 150 200 250 300
Tác động PXHV Đánh giá
SVHT 67
11
254
79
11
271
Số lượng từ /ngữ Số lần xuất hiện
Số liệu của Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.1 cho thấy NNĐG “Thái độ” thông qua
“Đánh giá sự vật, hiện tượng” chiếm tỉ lệ cao nhất (76,5%), trong khi đó “Phán xét hành vi” chiếm tỉ lệ thấp nhất (3,3%). Điều này cho thấy đặc điểm của các văn bản miêu tả là đem đến cho người đọc những đặc điểm, tính chất, hoạt động nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường được bộc lộ rõ nhất.
Các văn bản miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết gắn với cái chân thật. Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh. Muốn miêu tả được, trước hết người viết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…
để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Số liệu “Tác động” chiếm một tỉ lệ tương đối (20,2%) cũng phần nào góp phần làm nên cảm xúc của người viết trong văn miêu tả.
3.2.2.1. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Tác động” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Theo Martin & White, 2005, tr.48-52, ngôn ngữ hiện thực hóa “Tác động” có bốn nhóm và phân loại chúng dựa trên các yếu tố là các hệ thống đối lập đó là: Mong muốn (tích cực/tiêu cực), Hạnh phúc (tích cực/tiêu cực), An toàn (tích cực/tiêu cực) và Thỏa mãn (tích cực/tiêu cực); được thực hiện hóa bằng danh từ, tính từ, phó từ và động từ. Các ví dụ sau:
[3.16]. Ông rên rỉ cầu xin [+ mong muốn] cứu giúp.
Trích Người ăn xin [24, tr.30]
Trong ví dụ [3.15], động từ rên rỉ cầu xin thể hiện cảm xúc tích cực tác động:
mong muốn. Ông lão tha thiết mong được sự cứu giúp của người qua đường trước cái đói, cái chết cận kề.
[3.17]. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc [- hạnh phúc].
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.4]
Trong ví dụ [3.17], động từ khóc thể hiện cảm xúc tiêu cực tác động: hạnh phúc. Chị Nhà Trò bất hạnh và gần như bất lực trước tình cảnh nghèo khổ, lại ốm đau, không có khả năng trả nợ và liên tục bị bọn nhện đe dọa.
[3.18]. Tôi có cảm giác mình lạc [+ thỏa mãn] vào một thế giới thần bí.
Trích Kì diệu rừng xanh [26, tr.75 - 76]
Trong ví dụ [3.18] động từ lạc thể hiện cảm xúc tích cực tác động: thỏa mãn.
Tác giả thỏa mãn vì được tận mắt chứng kiến những điều kì diệu của rừng xanh với những hình ảnh và sắc màu thật đặc sắc.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Tác động” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 được trình bày trong Bảng 3.4
Bảng 3.4. Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Tác động” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Loại tác động
Phân cực
Tỉ lệ tính tổng
- +
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Mong
muốn 0 0 0 0 13 100 13 100 13 18 13 17
Hạnh
phúc 7 30 7 25 16 70 21 75 23 32 28 35
An
toàn 7 64 7 64 4 36 4 36 11 15 11 14
Thỏa
mãn 6 24 6 22 19 76 21 78 25 35 27 34
Tổng 20 28 20 25 52 72 59 75 72 100 79 100
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các loại “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 Qua Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.2, ta thấy đối với NNĐG thể hiện “Tác động”, nhóm ngôn ngữ thể hiện “Thỏa mãn” có tỉ lệ cao nhất trong bốn nhóm với 25 từ/ngữ chiếm 35% và với 27 lần xuất hiện chiếm tỉ lệ 34%. Tiếp theo là nhóm ngôn ngữ thể hiện
“Hạnh phúc” với 23 từ/ngữ chiếm 32% và với 28 lần xuất hiện chiếm tỉ lệ 35%. “Thỏa
0 5 10 15 20 25 30
Mong
muốn Hạnh phúc An toàn Thỏa mãn 13
23
11
25
13
28
11
27
Số lượng từ /ngữ Số lần xuất hiện
mãn”, “Hạnh phúc” là hai trạng thái cảm xúc của con người khi đạt một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
Con người ở bất kì thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao của loài người mang tính nhân bản sâu sắc. Giá trị nhân văn từ các văn bản nghệ thuật nói chung và các văn bản miêu tả nói riêng góp phần thắp sáng tâm hồn con trẻ.
3.2.2.2. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Phán xét hành vi” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
NNĐG thể hiện “Phán xét hành vi” được chia làm 5 nhóm: “thông thường” ,
“khả năng”, “kiên trì”, “đạo đức” và “thành thật”. Các nhóm thể hiện “phán xét hành vi” được hiện thực hóa bằng danh từ, tính từ hoặc động từ.
Xét các ví dụ sau:
[3.19]. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho [+ thông thường] lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Trích Người ăn xin [24, tr.31]
Động từ cho trong ví dụ [3.19] là đánh giá của ông lão dành cho hành động của nhân vật, cố gắng kiếm tìm cái gì có thể để cho ông (Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
…
Tôi chằng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.)
Tuy sự thật là nhân vật không có gì để cho ông lão cả nhưng hành động và tấm lòng, khiến ông lão đánh giá tích cực hành vi: đã cho lão rồi.
[3.20]. Riêng bác sĩ Ly vẫn ôn tồn [+ kiên trì] giảng giải cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh.
Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]
Ví dụ [3.20] cho thấy hành động ôn tồn giảng giải của bác sĩ Ly đối với người bệnh trong hoàn cảnh tên cướp dữ tợn đã và đang đe dọa tất cả mọi người trên tàu, điều mà mỗi ngày hắn đều làm, thể hiện sự kiên trì trong hành vi của nhân vật bác sĩ, không đầu hàng trước khó khăn.
[3.21]. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết [+ khả năng]:
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]
Bên cạnh sự kiên trì trong hành động, bác sĩ Ly còn có khả năng khuất phục tên cướp biển, thể hiện qua tính từ dõng dạc và quả quyết. Hai tính từ thể hiện sự đánh giá tích cực về hành vi của bác sĩ Ly.
[3.22]. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ [- đạo đức]…
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
Lời nói của Dế Mèn trong ví dụ [3.22] thể hiện sự đánh giá tiêu cực về hành vi của bọn nhện (- đạo đức) qua cụm tính từ đáng xấu hổ.
[3.23]. Phải yêu mến (+ thông thường) cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Trích Tranh làng Hồ [27, tr.88 - 89]
Động từ yêu mến trong ví dụ [3.23] thể hiện sự đánh giá của tác giả trước sự lao động say mê của các nghệ nhân để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật tinh tế và giàu tính sáng tạo.
Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “PXHV” của ngôn ngữ miêu tả trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5.
Bảng 3.5. Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Phán xét hành vi” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Loại phán xét
hành vi
Phân cực
Tỉ lệ tính tổng
- +
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Khả năng 0 0 0 0 2 100 2 100 2 18 2 18
Bình
thường 0 0 0 0 3 100 3 100 3 27 3 27
Kiên trì 3 60 3 60 2 40 2 40 5 46 5 46
Đạo đức 1 100 1 100 0 0 0 0 1 9 1 9
Thành
thật 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng 4 36 4 36 7 64 7 64 11 100 11 100
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Phán xét hành vi” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Từ số liệu của Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.3, chúng ta có thể thấy nhìn chung NNĐG thể hiện “Thái độ” thông qua “Phán xét hành vi” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) ở lớp 4, 5 rất ít, điều này phù hợp với tâm lí, nhận thức của học sinh tiểu học. Với nhận thức chủ yếu thông qua hình ảnh trực quan, sinh động, việc “Phán xét hành vi” nhân vật là tương đối khó khăn đối với học sinh. Vì vậy, các văn bản miêu tả đưa một lượng rất nhỏ các hành vi và ngôn ngữ miêu tả, đánh giá hành vi đó.
Khi “Phán xét hành vi” tích cực hoặc tiêu cực tập trung chủ yếu ở giá trị “Kiên trì”. Giá trị này thể hiện rõ diễn biến tâm lí nhân vật trong các văn bản miêu tả, giúp học sinh hình dung rõ hơn về nhân vật, đánh giá tính cách nhân vật. Cụ thể: thông qua nhóm “Kiên trì” có thể biết được bác sĩ Ly là người đức độ và cương trực; cương nghị trước cái xấu, cái ác còn tên cướp biển thì ác độc và thiếu bình tĩnh.
3.2.2.3. Ngôn ngữ hiện thực hóa “Đánh giá sự vật, hiện tượng” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
“Đánh giá SVHT” liên quan đến thể hiện ý kiến, cảm xúc về một sự vật, hiện tượng nào đó (Martin & White, 2005). Ngôn ngữ đánh giá thể hiện “Đánh giá SVHT”
được chia làm 3 nhóm: (1) phản ứng, (2) tổng hợp và (3) giá trị, được đánh giá có thể là tích cực hoặc tiêu cực và đều được hiện thực hóa bằng tính từ chỉ phẩm chất.
Chẳng hạn trong các ví dụ sau:
[3.24]. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp [+ phản ứng] làm sao!
Trích Con chuồn chuồn nước [25, tr.127]
Tình từ đẹp trong ví dụ [3.24] thể hiện cảm xúc tích cực đánh giá SVHT (+ phản ứng) của tác giả về ngoại hình của chú chuồn chuồn nước đang đậu trên cành lộc vừng.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Khả năng Bình thường
Kiên trì Đạo đức Thành thật 2
3
5
1
0 2
3
5
1
0
Số lượng từ /ngữ Số lần xuất hiện
[3.25]. Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí [-phản ứng] biết nhường nào!
Trích Người ăn xin [24, tr.30]
Tình từ xấu xí trong ví dụ [3.25] thể hiện cảm xúc tiêu cực đánh giá SVHT (+
phản ứng) của nhân vật về ngoại hình của ông lão ăn xin xuất hiện trước mặt mình.
[3.26]. Áo dài trở thành biểu tƣợng (+ giá trị) cho y phục truyền thống (+ giá trị) của Việt Nam.
Trích Tà áo dài Việt nam [27, tr.122]
Danh từ biểu tƣợng và tính từ truyền thống trong ví dụ [3.26] thể hiện cảm xúc tích cực đánh giá SVHT (+ giá trị) của tác giả về chiếc áo dài Việt Nam.
[3.27]. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ [+ tổng hợp] đến như thế.
Trích Mùa thảo quả [26, tr.113 - 114]
Tình từ ngây ngất kì lạ trong ví dụ [3.27] thể hiện cảm xúc tích cực đánh giá SVHT (+ tổng hợp) về hương thơm của thảo quả khi vào mùa.
[3.28]. Thân nó khẳng khiu [- tổng hợp], cao vút, cành ngang thẳng đuột [- tổng hợp], thiếu cái dáng cong dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
Trích Sầu riêng [25, tr.34 - 35]
Tình từ khẳng khiu và thẳng đuột trong ví dụ [3.28] thể hiện cảm xúc tiêu cực đánh giá SVHT (- tổng hợp) của tác giả trước hình dáng có phần khác lạ của cây sầu riêng (trái ngược với hương vị đặc biệt, vẻ đẹp của hoa và sự độc đáo của quả).
Tỉ lệ các nhóm giá trị “Đánh giá SVHT” trong các văn bản đọc hiểu (có nội dung miêu tả) lớp 4, 5 được trình bày tại Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.4
Bảng 3.6. Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Đánh giá SVHT” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Loại Đánh giá
sự vật hiện tƣợng
Phân cực
Tỉ lệ tính tổng
- +
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện
Số lƣợng từ/ngữ
Số lần xuất hiện SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Phản ứng 14 40 14 37 21 60 24 63 35 14 38 14 Tổng hợp 32 15 32 14 183 85 195 86 215 85 227 85
Giá trị 0 0 0 0 2 100 2 100 2 1 2 1
Tổng 46 18 46 17 206 82 221 83 252 100 267 100
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ các nhóm trong giá trị “Đánh giá SVHT” của NNĐG trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết bao giờ người viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình luận của người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bó…với đối tượng được miêu tả. Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình và các thủ pháp nghệ thuật. Nhờ thế, nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả sinh động như trong cuộc sống thực. Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau làm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên có hồn, cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào trí tưởng tượng cũng như cảm nghĩ của người đọc.
Theo dõi Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.4, chúng ta có thể nhận thấy nhóm giá trị
“Tổng hợp” chiếm tỉ lệ nhiều nhất 85% số lượng các từ cũng như số lần xuất hiện đá, gấp nhiều lần tỉ lệ của các giá trị còn lại trong NNĐG thể hiện “Đánh giá SVHT” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 là phù hợp với đặc điểm của văn miêu tả như đã phân tích ở trên.