CHƯƠNG 4. VẬN DỤNG NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ VÀO VIỆC DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
4.2. Thực nghiệm sư phạm
4.2.5. Kĩ thuật tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm thăm dò: ghi nhận những kết quả bước đầu tiến hành thực nghiệm, rút kinh nghiệm.
- Thực nghiệm tác động: tiếp tục sử dụng các biện pháp liên quan đến công cụ đánh giá, điều chỉnh bổ sung để xem xét tính khả quan của các biện pháp đề ra ở mục 4.1
4.2.5.1. Thực nghiệm thăm dò a. Chuẩn bị thực nghiệm thăm dò
- Liên hệ với Ban giám hiệu Trường Tiểu học Núi Thành
- Làm việc với giáo viên lớp thực nghiệm để trao đổi ý tưởng và đề nghị giáo
viên hỗ trợ học sinh thực hiện.
- Tập huấn học sinh một số kĩ thuật trước khi thực nghiệm: biết sử dụng bộ công cụ của NNĐG để tìm hiểu nội dung bài đọc hiểu.
- Tập huấn nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên,…
b. Tiến hành thực nghiệm thăm dò
- Tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm và đối chứng theo hình thức học theo nhóm.
- Quan sát các nhóm học sinh tham gia hoạt động học tập để có đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức, hứng thú và năng lực tương tác của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng trong quá trình học tập theo các tiêu chí:
+ Kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản của học sinh, bao gồm: thu thập, chiết xuất các thông tin trong văn bản để thực hiện nội dung đọc hiểu; kết nối, diễn giải để trả lời những nhận xét, minh chứng bằng cách hiện thực hóa ngôn ngữ.
+ Thái độ học tập của học sinh: khi tìm câu trả lời và khi hợp tác với bạn trong nhóm.
Kết quả quan sát định tính sẽ được đánh giá theo 2 mức: A (tốt), B (chưa tốt) dựa trên các biểu hiện cụ thể. Sau đó sẽ thống kê, so sánh, đối chiếu.
- Xử lí kết quả khảo sát sau thực nghiệm bằng bài khảo sát đọc hiểu về nội dung bài vừa học
Kết quả khảo sát sẽ được định lượng trên mỗi bài kiểm tra theo thang điểm 10.
Sau đó sẽ thống kê, so sánh, đối chiếu.
c. Kết quả thực nghiệm thăm dò
* Kết quả thông qua quan sát các hoạt động học tập của hai lớp đối chứng và thực nghiệm
- Khối lớp 4: Bài Trung thu độc lập
+ Cả hai lớp đối chứng (4/2) và lớp thực nghiệm (4/5) đều có cùng sĩ số là 46, chúng tôi chia mỗi lớp thành 10 nhóm: gồm 6 nhóm 5 học sinh và 4 nhóm 4 học sinh.
+ Mỗi nhóm sẽ có một phiếu quan sát và đánh giá kết quả hoạt động theo 9 tiêu chí với hai mức A (tốt) và B (chưa tốt).
+ Kết quả thu được:
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò lớp 4 Lớp đối chứng
4/2
Lớp thực nghiệm 4/5
A Tỉ lệ % B Tỉ lệ % A Tỉ lệ % B Tỉ lệ %
65 72,2 25 27,3 78 86,7 12 13,3
Biểu đồ 4.1. Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò lớp 4 Từ Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1, ta thấy tỉ lệ đạt mức đánh giá A (tốt) ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả ánh trăng
Học sinh các nhóm thuộc lớp thực nghiệm thực hiện nhanh, biết dùng bút đánh dấu các từ ngữ. Học sinh lớp đối chứng xác định còn dư từ.
Nhiệm vụ 2: Tìm những từ ngữ nói lên mơ ước của anh chiến sĩ về đất nước trong tương lai.
Học sinh các nhóm thực nghiệm biết tìm bao quát toàn văn bản và xác định được đúng 3 từ nghĩ, mơ tưởng, mong ước. Ở lớp đối chứng, còn nhiều nhóm xác định thiếu từ mong ƣớc do thiếu sự quan sát bao quát toàn văn bản.
Nhiệm vụ 3: Tìm những hình ảnh mơ ước của anh chiến sĩ trong tương lai
Ở lớp thực nghiệm, có phần lớn các nhóm biết dùng bút đánh dấu ngắn gọn các hình ảnh (máy phát điện, cờ đỏ sao vàng, con tàu lớn, ống khói nhà máy…). Ở lớp đối chứng, đa số nhóm học sinh đọc nguyên văn đoạn văn có nội dung trên.
Nhiệm vụ 4: Tìm hình ảnh cho thấy niềm tin lớn lao của anh chiến sĩ đối với tương lai của đất nước
Có rất ít nhóm của cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng trả lời đúng.
Nhiệm vụ 5: Nhận xét về ánh trăng mùa thu độc lập Các nhóm ở cả hai lớp đều trả lời tốt.
Nhiệm vụ 6: Nhận xét về tình cảm của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi
Ở lớp thực nghiệm, các nhóm trả lời mạch lạc hơn các nhóm ở lớp đối chứng.
Tuy nhiên, học sinh vẫn chỉ trả lời ngắn gọn là “yêu quý các em thiếu nhi, yêu thương các em thiếu nhi…” mà chưa diễn đạt sâu sắc.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Lớp đối chứng 4/2 Lớp thực nghiệm 4/5 65
78 25
12
B A
Nhiệm vụ 7: Nêu nội dung chính của bài
Ở lớp thực nghiệm, đa số các nhóm biết cách tổng hợp các ý để nêu nội dung chính. Ở lớp đối chứng, số lượng này ít hơn, đa số các nhóm còn nêu rời rạc hoặc chưa đủ ý.
Nhiệm vụ 8: Kĩ năng tìm câu trả lời
Các nhóm lớp thực nghiệm biết cách đánh dấu từ ngữ nên kĩ năng tìm câu trả lời nhanh hơn.
Nhiệm vụ 9: Tinh thần hợp tác với bạn
Bước đầu, các nhóm cả hai lớp đều có tinh thần hợp tác. Tuy nhiên, các nhóm ở lớp thực nghiệm biết tổng hợp ý kiến thành viên thành câu trả lời chính xác hơn.
- Khối lớp 5: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
+ Cả hai lớp đối chứng (5/3) và lớp thực nghiệm (5/6) đều có cùng sĩ số là 46, chúng tôi chia mỗi lớp thành 10 nhóm: gồm 6 nhóm 5 học sinh và 4 nhóm 4 học sinh.
+ Mỗi nhóm sẽ có một phiếu quan sát và đánh giá kết quả hoạt động theo 12 tiêu chí với hai mức A (tốt) và B (chưa tốt).
+ Kết quả thu được:
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò lớp 5 Lớp đối chứng
5/3
Lớp thực nghiệm 5/6
A Tỉ lệ % B Tỉ lệ % A Tỉ lệ % B Tỉ lệ %
82 68,3 38 31,7 97 80,8 23 19,2
Biểu đồ 4.2. Tổng hợp kết quả quan sát quá trình học tập thực nghiệm thăm dò lớp 5
0 20 40 60 80 100 120
Lớp đối chứng 5/3 Lớp thực nghiệm 5/6
82 97
38 23
B A
Từ Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.2, ta thấy tỉ lệ đạt mức đánh giá A (tốt) ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể:
Nhiệm vụ 1: Tìm những từ ngữ, chi tiết nói về thời tiết của làng quê ngày mùa Học sinh các nhóm thuộc lớp thực nghiệm thực hiện nhanh, biết dùng bút đánh dấu các từ ngữ. Học sinh lớp đối chứng xác định còn thiếu từ, còn đọc cả câu dài.
Nhiệm vụ 2: Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các sự vật ở làng quê trong ngày mùa.
Học sinh các nhóm cả hai lớp đều thực hiện tốt.
Nhiệm vụ 3: Tìm những chi tiết cho thấy sự vật hiện lên đẹp đẽ.
Ở lớp thực nghiệm, có phần lớn các nhóm biết dùng bút đánh dấu các từ có nghĩa tăng mức độ biểu đạt (vàng xuộm, vàng ối, vàng lịm…). Ở lớp đối chứng, có 3 nhóm xác định dư từ (khác nhau, héo tàn, hanh hao).
Nhiệm vụ 4: Tìm từ ngữ làm tăng mức độ tập trung lao động của con người làng quê những ngày mùa.
Có 6 nhóm thuộc lớp thực nghiệm tìm được từ mải miết. Các nhóm lớp đối chứng trả lời dư từ (chia thóc, kéo đá).
Nhiệm vụ 5: Nhận xét về thời tiết làng quê ngày mùa.
Các nhóm ở cả hai lớp đều trả lời tốt.
Nhiệm vụ 6: Nhận xét về bức tranh làng quê ngày mùa.
Ở lớp thực nghiệm, các nhóm trả lời mạch lạc hơn các nhóm ở lớp đối chứng.
Nhiệm vụ 7: Nhận xét vẻ đẹp của con người làng quê giữa ngày mùa.
Có 4 nhóm thuộc lớp thực nghiệm tìm được câu trả lời là vẻ đẹp trong lao động.
Ở lớp đối chứng, có một nhóm trả lời đúng.
Ở lớp thực nghiệm, đa số các nhóm biết cách tổng hợp các ý để nêu nội dung chính. Ở lớp đối chứng, số lượng này ít hơn, đa số các nhóm còn nêu rời rạc hoặc chưa đủ ý.
Nhiệm vụ 8: Nêu nghĩa của từ mải miết.
Kĩ năng giải nghĩa từ ở cả hai lớp đều chưa tốt.
Nhiệm vụ 9: Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương.
Các nhóm thuộc hai lớp trả lời tốt. Các nhóm thuộc lớp thực nghiệm nêu được ý
“tác giả đã dành sự quan sát tinh tế từng cảnh vật của quê hương”.
Nhiệm vụ 10: Nêu nội dung chính của bài.
Đa số các nhóm ở lớp thực nghiệm diễn đạt mạch lạc hơn.
Nhiệm vụ 12: Kĩ năng tìm câu trả lời.
Các nhóm lớp thực nghiệm biết cách đánh dấu từ ngữ nên kĩ năng tìm câu trả lời nhanh hơn.
Nhiệm vụ 12: Tinh thần hợp tác trong nhóm.
Bước đầu, các nhóm cả hai lớp đều có tinh thần hợp tác. Tuy nhiên, các nhóm ở lớp thực nghiệm biết tổng hợp ý kiến thành viên thành câu trả lời chính xác hơn.
* Kết quả khảo sát sau thực nghiệm thăm dò bằng bài khảo sát đọc hiểu về nội dung bài vừa học
Kết quả được chia làm 3 mức:
- Hoàn thành tốt: Điểm 9 và điểm 10.
Học sinh tiếp thu bài tốt, nắm chắc nội dung bài đọc, biết cách tìm nguồn lực ngôn ngữ để trả lời câu hỏi.
- Hoàn thành: Từ điểm 5 đến điểm 8.
Học sinh nắm nội dung bài đọc, biết cách tìm nguồn lực ngôn ngữ để trả lời câu hỏi nhưng độ chính xác chưa cao.
- Hoàn thành: Từ điểm 1 đến điểm 4.
Học sinh chưa nắm vững nội dung bài đọc, chưa biết tìm nguồn lực ngôn ngữ để trả lời câu hỏi, trả lời chưa chính xác, diễn đạt chưa mạch lạc.
- Khối lớp 4: Bài Trung thu độc lập
+ Mỗi học sinh thuộc cả hai lớp đối chứng (4/2) và lớp thực nghiệm (4/5) đều thực hiện một bài kiểm tra gồm 8 câu hỏi bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận theo thang điểm 10.
+ Kết quả thu được:
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 4 Lớp Sĩ số
HS
Điểm số
4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng 46 2 3 1 6 18 15 1
Thực nghiệm 46 0 0 1 2 15 21 7
Từ Bảng 4.4, dựa theo cách phân loại như trên ta có Bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5. Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 4
Lớp Sĩ số HS
Mức độ Hoàn thành
tốt Hoàn thành Chƣa
hoàn thành SL Tỉ lệ
% SL Tỉ lệ
% SL Tỉ lệ
%
Đối chứng 46 16 34,9 28 60,9 2 4,2
Thực nghiệm 46 28 60,9 18 39,1 0 0
Biểu đồ 4.3. Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 4 Từ Bảng 4.5 và Biểu đồ 4.3, ta thấy kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: Tỉ lệ Hoàn thành tốt ở lớp thực nghiệm (60,9%), cao gần gấp đôi tỉ lệ Hoàn thành tốt ở lớp đối chứng (34,9%). Tỉ lệ Không hoàn thành ở lớp thực nghiệm là 0%, ở lớp đối chứng là 4,2%. Từ số liệu này cho thấy, hiệu quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng nhờ các biện pháp hướng dẫn HS sử dụng bộ công cụ đánh giá thông qua nguồn lực ngôn ngữ được hiện thực hóa trên văn bản.
Cụ thể:
Với câu hỏi 1 về tìm từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của ánh trăng và câu hỏi 2 tìm từ ngữ nói lên mong muốn của anh chiến sĩ về tương lai đất nước, học sinh ở lớp thực nghiệm có khả năng đọc lướt nội dung, chọn và trả lời chính xác hơn học sinh ở lớp đối chứng.
Với câu hỏi tìm biện pháp nghệ thuật góp phần nói lên niềm tin lớn lao của anh chiến sĩ về tương lai đất nước, rất ít học sinh ở lớp đối chứng thực hiện được. Trong khi đó, học sinh lớp thực nghiệm biết cách tìm nguồn lực ngôn ngữ và nhận ra biện pháp so sánh ở câu “Trăng mai còn sáng hơn”.
Với các câu tự luận, hầu hết học sinh đều trình bày nhưng khả năng diễn đạt ở lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn. Có những HS viết khá mạch lạc những cảm nhận của mình:
Em thấy ánh trăng mùa thu độc lập đẹp hơn hẳn, sáng hơn nhiều. Có lẽ ánh trăng cũng vui với niềm vui của dân tộc ta.
(Nguyễn Nam Việt - Lớp 4/5)
Em thấy ánh trăng mùa thu độc lập sáng cả bầu trời bao la.
(Trần Lê Thục Quyên - Lớp 4/5)
0 5 10 15 20 25 30
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Đối chứng Thực nghiệm
Ánh trăng mùa thu độc lập thật đẹp, chiếu sáng khắp quê hương thân thiết đã sạch bóng quân thù.
(Trần Lê Ngân Khánh - Lớp 4/5)
Anh chiến sĩ rất quan tâm đến thế hệ măng non của đất nước thân yêu.
(Võ Phương Vy - Lớp 4/2)
Anh chiến sĩ không chỉ vững tay súng bảo vệ bình yên cho quê hương mà còn dành tình cảm yêu mến cho các em thiếu nhi yêu quý.
(Nguyễn Thái Hồng Khuê - Lớp 4/5)
- Khối lớp 5: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
+ Mỗi học sinh thuộc cả hai lớp đối chứng (5/3) và lớp thực nghiệm (5/6) đều thực hiện một bài kiểm tra gồm 10 câu hỏi bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận theo thang điểm 10.
+ Kết quả thu được:
Bảng 4.6. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 5 Lớp Sĩ số
HS
Điểm số
4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng 46 1 2 2 7 17 15 2
Thực nghiệm 46 0 0 1 4 12 20 9
Từ Bảng 4.6, dựa theo cách phân loại như trên ta có Bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7. Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 5
Lớp Sĩ số HS
Mức độ Hoàn thành
tốt Hoàn thành Chƣa
hoàn thành SL Tỉ lệ
% SL Tỉ lệ
% SL Tỉ lệ
%
Đối chứng 46 17 37 28 60,9 1 2,1
Thực nghiệm 46 29 63 17 37 0 0
Biểu đồ 4.4. Phân phối mức độ kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thăm dò lớp 5 Từ Bảng 4.7 và Biểu đồ 4.4, ta thấy kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng: Tỉ lệ Hoàn thành tốt ở lớp thực nghiệm (63%), không có số liệu Không hoàn thành. Trong đó lớp đối chứng có 2,1% Không Hoàn thành. Tuy tỉ lệ Không hoàn thành không cao nhưng cũng cho thấy tình hình đọc hiểu văn bản của một số em là không tốt, một phần do khả năng tiếp thu bài của các em, một phần cũng vì các em chưa được trang bị phương pháp tiếp cận văn bản thiết thực như công cụ đánh giá.
Nhờ được hướng dẫn hiểu văn bản trên cơ sở nguồn lực đánh giá hiện thực hóa qua vốn từ và các thủ pháp nghệ thuật, các phương thức ngữ pháp mà chất lượng đọc hiểu ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn.
Cụ thể:
Nhờ được hướng dẫn trong quá trình học về dựa trên nguồn lực từ ngữ để đánh giá về SVHT, 100% học sinh lớp thực nghiệm trả lời đúng câu hỏi 2 “Em thấy thời tiết làng quê những ngày mùa như thế nào?” sau khi đã xác định nguồn lực đánh giá về thời tiết thông qua các từ ngữ ở câu hỏi 1. Trong khi đó, học sinh lớp đối chứng chỉ học đọc hiểu theo kiểu truyền thống, đọc lướt và trả lời câu hỏi nên chỉ có 43,5% học sinh trả lời đúng câu hỏi này.
Học sinh lớp thực nghiệm cũng có thói quen chú ý thang độ từ ngữ để thấy rõ tính tích cực và tiêu cực của thái độ đánh giá đối với SVHT. Các câu hỏi 3, câu hỏi 5, câu hỏi 8 liên quan đến thang độ đánh giá, phần lớn học sinh lớp thực nghiệm trả lời tốt.
Ở câu hỏi 9 và câu hỏi 10, hai câu hỏi đòi hỏi khả năng diễn đạt và tổng hợp ý của học sinh thì lớp thực nghiệm phát huy lợi thế hơn hẳn. Bên cạnh đó, một vài học sinh lớp đối chứng cũng có khả năng diễn đạt tốt.
0 5 10 15 20 25 30
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Đối chứng Thực nghiệm
Sau đây là một số câu trả lời khá tốt của học sinh:
Tác giả là một người yêu quê hương tha thiết, tình cảm đó thể hiện qua cách dùng từ rất đặc sắc.
(Nguyễn Thiện Nhân - Lớp 5/6)
Bài văn cho ta thấy một tình yêu quê thắm thiết của tác giả, màu vàng của đồng quê gợi lên một bức tranh thật đẹp.
(Trần Gia Hân - Lớp 5/6)
Bài văn có sự quan sát chu đáo của tác giả, chứng tỏ tác giả là người rất yêu quê.
(Nguyễn Đức Phát - Lớp 5/3)
Làng quê vào mùa hiện lên thật đẹp. Chỉ có ai yêu quê mới tả được như vậy.
(Lê Nguyễn Hoàng Linh - Lớp 5/6)
Bài văn miêu tả cảnh làng quê đẹp tuyệt vời. Qua đó, em thấy được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
(Nguyễn Đình Dương - Lớp 5/3)
Tác giả yêu quê hương tha thiết và mang đến cho chúng ta một bức tranh làng quê đẹp như mơ.
(Nguyễn Phúc Quý Khang - Lớp 5/6)
Toàn bộ bài văn là bức tranh làng quê với những sắc vàng riêng biệt. Qua đó, chúng ta thấy được tình yêu quê tha thiết của tác giả.
(Nguyễn Thiện Nhân - Lớp 5/6)
Tác giả yêu quý quê hương như là máu thịt nên đã miêu tả làng quê đẹp như tranh.
(Nguyễn Song Ngân - Lớp 5/6)
Trên đây là kết quả sau thực nghiệm thăm dò ở cả lớp 4 và lớp 5. Về tinh thần, thái độ học tập, chúng ta cũng nhận thấy điểm nổi trội hơn hẳn ở những lớp thực nghiệm, được áp dụng các biện pháp mới, học sinh được hứng khởi khi biết cách tìm hiểu vấn đề. Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã lựa chọn một số câu trả lời tốt từ các bài khác nhau của học sinh để giới thiệu ở trên. Mặc dù có câu trả lời chưa thật đầy đủ, trọn vẹn nhưng chúng tôi đánh giá đây là những cảm nhận khá sâu sắc về nội dung bài đọc. Những câu trả lời được chọn chủ yếu là của học sinh lớp thực nghiệm, có ba câu là của học sinh lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ lớp học nào cũng có những em có năng lực đọc hiểu tốt, nếu được bồi dưỡng chắc chắn sẽ phát huy trong học tập và đời sống. Sở dĩ số lượng học sinh làm bài tốt ở lớp thực nghiệm cao hơn là do thiết kế nội dung dạy học sinh đọc hiểu ở lớp thực nghiệm đã chú trọng nhiều đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng bộ công cụ đánh giá (thái độ và thang độ) để rèn kĩ năng đọc hiểu