Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 57 - 66)

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5

3.2. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thái độ”

3.2.3. Ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5

“Thái độ” hàm ngôn không hiện thực hóa trực tiếp qua từ vựng như hiện thực hóa “Thái độ” hiển ngôn, mà thông qua việc sử dụng biện pháp gợi mở, ra hiệu và cung cấp giúp chúng ta hiểu được “Thái độ”.

“Thái độ” thể hiện hàm ngôn là đối lập với “Thái độ” hiển ngôn trong đó các lập thức tự nó không có yếu tố nào nằm trong văn cảnh hiện hành, mang một giá trị

0 50 100 150 200 250

Phản ứng Tổng hợp Giá trị 35

215

2 38

227

2

Số lượng từ /ngữ Số lần xuất hiện

tích cực hoặc tiêu cực cụ thể. Thay vào đó, quan điểm tích cực/tiêu cực được thể hiện thông qua nhiều cơ chế đồng hành và hàm ngôn khác nhau (dấu hiệu biểu thái). Trong trường hợp đó vị thế đánh giá được “kích hoạt” (triggered) hoặc “được chỉ rõ”

(betokened) thay vì được viết ra một cách hiển ngôn. Đây chính là cơ sở để phân loại các ý nghĩa hàm ẩn khác nhau được thể hiện ở 3 cấp độ: Gợi mở (provoke), Ra hiệu (flag), Cung cấp (afford). Sau đây, chúng tôi đi sâu vào các biện pháp trên giúp chúng ta hiểu thêm thái độ của các tác giả trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5.

3.2.3.1. Biện pháp “Gợi mở”

Gợi mở được hiện thực hóa bằng các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, cường điệu hóa.

Bảng 3.7. Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện thái độ hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5

Biện pháp “Gợi mở” So sánh Ẩn dụ Cường điệu hóa Tổng cộng

Số lượng 40 2 1 43

Tỉ lệ % 93 5 2 100

Biểu đồ 3.5. Các hình thức hiện thực hóa của biện pháp “Gợi mở” thể hiện thái độ hàm ngôn trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5

a. So sánh

Bảng 3.7 và Biểu đồ 3.5 cho thấy thủ pháp nghệ thuật so sánh có tỉ lệ cao nhất trong số các thủ pháp nghệ thuật các tác giả vận dụng để hiện thực hóa biện pháp “Gợi mở”. Các tác giả đã rất thành công trong việc dùng thủ pháp so sánh với mục đích khắc họa lại những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của các hoạt động, cử chỉ...

Những hình ảnh so sánh sinh động bằng sự quan sát và tưởng tượng tinh tế khiến

93%

5% 2%

So sánh Ẩn dụ

Cường điệu hóa

người đọc, người nghe như được ngắm nhìn, được tận hưởng, được sống với những gì mà tác giả đang cảm nhận.

Như trong các ví dụ được phân tích dưới đây:

[3.29]. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, nhƣ mới lột [- phản ứng]. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non [- phản ứng], lại ngắn chùn chùn.

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.4]

Qua hình ảnh so sánh trong ví dụ [3.29], người đọc dễ dàng hình dung một chị Nhà Trò yếu ớt, thiếu sức sống, đang rất khốn khó để tồn tại. Đã vậy, chị còn có nỗi buồn không kìm nén được phải bật lên thành tiếng khóc khiến Dế Mèn phải chú ý.

[3.30]. Cánh hoa nhỏ nhƣ vảy cá, hao hao giống cánh sen con [+ phản ứng], lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

Trích Sầu riêng [25, tr.34 - 35]

Qua ví dụ [3.30], bằng cách dùng hình ảnh so sánh gần gũi, người đọc tưởng như có thể nhìn thấy hình ảnh hoa sầu riêng hiện ra trước mắt, hoa của loài cây ăn quả đặc sản miền Nam mà không phải học sinh nào ở tất cả các vùng miền trên cả nước cũng có cơ hội được tận mắt chứng kiến.

[3.31]. Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên nhƣ đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ [+ tổng hợp].

Trích Hoa học trò [25, tr.43]

Đọc ví dụ [3.31], ta thấy một thành phố rợp màu hoa phượng vĩ hiện lên đẹp đẽ dưới ngòi bút so sánh điêu luyện của thi sĩ Xuân Diệu (dùng hình ảnh câu đối đỏ ngày Tết làm tăng thêm vẻ ấm nóng của màu hoa phượng).

[3.32]. Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im nhƣ thóc [- phán xét hành vi].

Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]

Cách so sánh im nhƣ thóc ở ví dụ [3.32] cho chúng ta thấy được sự đánh giá tiêu cực về hành vi thua cuộc của tên cướp [- phán xét hành vi] trước sức mạnh của sự cương nghị từ vị bác sĩ nhân từ.

[3.33]. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời [+ tổng hợp], những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên nhƣ ngọn lửa [+ tổng hợp].

Trích Đường đi Sa Pa [25, tr.102 -103]

Ví dụ [3.33] có hai hình ảnh so sánh. Dùng màu trắng của mây trời và màu đỏ ấm nóng của lửa để làm hình ảnh so sánh, tác giả đã đánh giá tích cực SVHT [+ tổng hợp]. Sự tương phản và kết hợp giữa hai màu đỏ và trắng làm cho bức tranh cảnh sắc Tây Bắc trên đường đi Sa Pa hiện ra đẹp đến mê hồn.

[3.34]. Ôi chao! Chú chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng nhƣ giấy bóng [+ phản ứng]. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nhƣ thủy tinh [+ tổng hợp]. Thân chú nhỏ và thon vàng nhƣ màu vàng của nắng mùa thu [+ tổng hợp]. Bốn cánh khẽ rung rung nhƣ đang còn phân vân [+ tổng hợp].

Trích Con chuồn chuồn nước [25, tr.127]

Ví dụ [3.34] đem đến cho người đọc hình ảnh một chú chuồn chuồn nước thật là đẹp. Các hình ảnh so sánh: mỏng nhƣ giấy bóng, long lanh nhƣ thủy tinh, thon vàng nhƣ màu vàng của nắng mùa thu, khẽ rung rung nhƣ đang còn phân vân thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả từ ngoại hình, hoạt động dù là nhẹ nhàng nhất của chú chuồn chuồn nước đáng yêu.

[3.35]. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng nhƣ cảnh mùa thu [+ tổng hợp].

Trích Kì diệu rừng xanh [26, tr.75 - 76]

Tác giả lấy hình ảnh đất trời (cảnh mùa thu) để so sánh với màu lá úa của rừng khộp. Một hình ảnh so sánh thật sáng tạo, thể hiện thái độ tích cực đánh giá SVHT [+

tổng hợp].

b. Ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.

Đây là một biện pháp khó cảm nhận đối với học sinh tiểu học. Vì vậy, chúng tôi chỉ tìm thấy hai ví dụ thể hiện biện pháp này.

[3.36]. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

[3.37]. Bình minh của hoa phƣợng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu.

Trích Hoa học trò [26, tr.43]

Qua 2 ví dụ [3.36], [3.37], ta thấy tác giả sử dụng 2 hình ảnh xã hội (hình thái của loài người) để nói về sự đông đúc và bình minh (thuộc tính của thời điểm mặt trời) để nói về buổi đầu mới nở của hoa phượng là cách dùng hay, làm cho hoa phượng gần gũi, như là phần không thể thiếu của thành phố này khi hè về.

c. Cường điệu hóa

Cũng giống như ẩn dụ, cường điệu hóa không dùng nhiều trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5.

Chúng tôi chỉ tìm thấy 1 ví dụ sử dụng thủ pháp này.

[3.38]. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.

Trích Đất Cà Mau [26, tr.89 - 90]

Cách dùng thủ pháp nghệ thuật cường điệu hóa thể hiện ở hai hình ảnh “sấu cản mũi thuyền” “hổ rình xem hát” làm tăng thêm độ nguy hiểm, khắc nghiệt ở vùng đất mũi, nhằm nêu bật tính cách cao đẹp của con người Cà Mau: thông minh, giàu nghị lực.

3.2.3.2. Biện pháp “Ra hiệu”

Biện pháp “Ra hiệu” là biện pháp thông qua tăng cường thang độ bao gồm: liệt kê và lặp lại, phủ định, câu cảm thán. Nội dung này chúng tôi trình bày chi tiết ở mục 3.3 về NNĐG thể hiện “Thang độ”.

Ngoài ra biện pháp “Ra hiệu” còn thông qua từ xưng hô. Các từ xưng hô vốn không đơn thuần chỉ dùng để gọi hoặc xưng mà trong những hoàn cảnh nhất định còn có thể biểu hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói đối với nhân vật giao tiếp hoặc người được nói tới.

Các từ xưng hô trong các văn bản đọc hiểu (có nội dung miêu tả) lớp 4, 5 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.8. Tổng hợp các từ, cặp từ xưng hô trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5

Nhân vật Cặp xƣng hô

Bài đọc hiểu

Xƣng

nhân vật trần thuật

tôi/chúng tôi/anh

họ/chúng/ônglão/ông già/

chị/mụ/chú/các em Dế Mèn tôi/ta chị/em/Nhà Trò/mụ/

anh nhện/chúng/bọn nhện/

bọn này/các người/cả bọn

Dế Mèn bệnh vực kẻ yếu (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 4-5 và 15)

Nhà Trò em bọn nhện/bọn chúng

người kể

chuyện

tôi/cháu người ăn xin/ông lão/

con người đau khổ/

ông già/ông

Người ăn xin (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 30)

người ăn xin lão cháu

tên cướp biển Khuất phục tên cướp

biển (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 66-67)

bác sĩ Ly tôi anh

[3.39].…Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện.

Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

Trích Dế mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.5]

Cách dùng từ xưng hô trong ví dụ [3.39] ra hiệu cho người đọc rất rõ trong đánh giá thái độ:

+ Trong lời kể, Dế Mèn gọi Nhà Trò là chị; trong lời nói với Nhà Trò, Dế Mèn xưng là tôi, gọi Nhà Trò là em, chỉ trỏ lũ nhện là đứa độc ác, chị Nhà Trò là kẻ yếu.

Điều này cho thấy Dế Mèn rất thông cảm, tôn trọng và sẵn sàng nghĩa hiệp chở che cho Nhà Trò trước gian khó, đồng thời thể hiện thái độ không đồng tình trước hành động đánh, đe bắt, vặt chân, vặt cánh, ăn thịt của lũ nhện (gọi nhện là đứa độc ác).

+ Trong lời nói với Dế Mèn, Nhà Trò nhiều lần xưng là em, thể hiện sự khâm phục, bản thân tự thấy yếu đuối và nép mình trước hình dáng khỏe mạnh của Dế Mèn.

Cách xưng hô và lời kể cũng cho thấy sự tin cậy và mong mỏi được cứu giúp của chị Nhà Trò trước hiểm nguy chưa có cách nào tháo gỡ.

[3.40]. Tôi cất tiếng hỏi lớn:

- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại rồi cứ đập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét:

- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?

Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]

Khác với ví dụ [3.39], trong một ngữ cảnh khác và đối tượng giao tiếp khác, Dế Mèn có cách xưng hô khác, cũng là một cách ra hiệu cho người đọc trong cách đánh giá thái độ nhân vật:

+ Khi đến chỗ mai phục của bọn nhện, Dế Mèn xưng là ta, gọi nhện là bọn này, gọi nhện cái là mụ.

+ Trong lời nói tiếp theo, Dế Mèn gọi nhện là các người, chỉ trỏ Nhà Trò là gái yếu ớt.

Cách hô gọi của Dế Mèn đối với lũ nhện thể hiện thái độ tức giận, khinh bỉ trước những hành động đê hèn mà bọn nhện đã làm với Nhà Trò. Trước bọn nhện, Dế Mèn chỉ trỏ chị Nhà Trò là cô gái yếu ớt là một lần nữa thể hiện sự thông cảm, xót thương cho thân phận cô đơn, nghèo khổ, yếu đuối của chị.

Qua cách xưng hô ở hai ví dụ [3.39] và [3.40] cho thấy thái độ của nhân vật ở hai hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau là không giống nhau. Từ đó, người đọc cảm nhận một Dế Mèn nghĩa hiệp, biết phân biệt rõ đúng, sai, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bênh vực kẻ yếu đuối.

[3.41]. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:

- Có câm mồm không?

Bác sĩ điềm tĩnh hỏi:

- Anh bảo tôi phải không?

Khi tên chú tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói:

- Anh cứ rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.

Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]

Ví dụ [3.41] thể hiện cách xưng hô của người kể chuyện đối với các nhân vật và cách xưng hô giữa các nhân vật với nhau. Qua đó, người đọc có thể đánh giá thái độ thông qua đánh giá SVHT:

+ Về người kể chuyện: gọi bác sĩ Ly là bác sĩ, gọi tên cướp biển là chúa tàu, tên chúa tàu, tên cướp, hắn. Hai cách gọi khác nhau đã thể hiện rõ thái độ khác nhau đối với hai nhân cách khác nhau: tôn trọng dành cho nhân cách đức độ, hiền từ (bác sĩ Ly); căm ghét, khinh thường dành cho nhân cách nanh ác, hung hăng (tên cướp biển).

+ Về các nhân vật: bác sĩ Ly xưng tôi, gọi tên cướp biển là anh; tên cướp biển chỉ trả lời trống không. Hai cách xưng gọi khác nhau góp phần làm rõ cách ứng xử khác nhau giữa hai nhân cách khác nhau: lịch sự, điềm đạm đối với nhân cách hiền từ, đức độ (bác sĩ Ly); thô lỗ, cục cằn đối với nhân cách nanh ác, hung hăng (tên cướp biển).

Thông qua cách xưng hô của người trần thuật, miêu tả hay giữa các nhân vật

với nhau, chúng ta có thể hiểu được những đặc điểm tính cách, hoàn cảnh… của nhân vật. Đồng thời chúng ta cũng thấy được cảm quan của người kể, người tả. Đây là điểm đặc trưng của văn miêu tả nói riêng và các văn bản nghệ thuật nói chung.

[3.42]. Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đếm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Trích Trung thu độc lập [24, tr.66]

Ví dụ [3.42] là một đoạn trích trong bài Tập đọc Trung thu độc lập. Toàn bộ văn bản là lời tâm tình của người chiến sĩ đang canh giữ bờ cõi quê hương gửi các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu độc lập đầu tiên của nước nhà. Lời xưng anh và gọi các em được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là lời xưng hô trong gia đình, là lời nhắn gửi, là hi vọng của thế hệ đi trước dành cho thế hệ măng non của đất nước. Đó là tình cảm đồng bào, là tình cảm dân tộc thiêng liêng.

3.2.3.3. Biện pháp “Cung cấp”

Là biện pháp dựa vào nghĩa kinh nghiệm mang tính văn hóa (Martin & White, 2005) dưới ba hình thức: “Cụ thể hóa” (elaboration), “Mở rộng” (extention) và “Củng cố” (enhancement).

Xét các ví dụ trong các mục sau để làm rõ các biện pháp trong biện pháp “cung cấp” thể hiện thái độ hàm ngôn:

a. Cụ thể hóa

[3.43]. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã gào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

Trích Sầu riêng [25, tr.34 - 35]

Để giải thích đặc điểm hết sức đặc biệt của hương vị sầu riêng, tác giả đã viện dẫn các biểu hiện của mùi hương và vị sầu riêng (được in nghiêng và gạch chân): mùi thơm của sầu riêng đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, mùi thơm là sự kết hợp của hương mít chín và hương bưởi; vị sầu riêng có cái béo của trứng gà, có cái vị ngọt của mật ong già hạn. Qua cách diễn đạt này, ta thấy rõ điểm đặc biệt của hương vị sầu riêng mà không có loại quả nào có được.

[3.44]. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong dáng

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo khung ngôn ngữ đánh giá của ngữ pháp chức năng hệ thống (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)