CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
3.2. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thái độ”
3.2.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
3.2.1.1. Các nguồn lực ngôn ngữ đánh giá xét theo cấp độ
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ và đặc điểm ngôn ngữ, chúng tôi phân loại NLĐG theo các cấp độ. Cùng với các cấp độ ngôn ngữ tương ứng có ví dụ được trích trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) và được phân tích để làm rõ nguồn lực NNĐG.
a. Từ: danh từ, động từ, tính từ
[3.1]. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng (danh từ).
Trích Cánh diều tuổi thơ [24, tr.146]
Danh từ khát vọng trong ví dụ [3.1] thể hiện mong ước cháy bỏng của nhân vật ở tuổi mới lớn trước cảnh tự do, đẹp đẽ của đất trời. Danh từ khát vọng thể hiện đánh giá thái độ thông qua tác động tích cực.
[3.2]. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét (động từ) nhau thả diều thi.
Trích Cánh diều tuổi thơ [24, tr.146]
Động từ hò hét trong ví dụ [3.1] thể hiện rõ nhân vật rất thỏa mãn khi được tham gia thả diều cùng chúng bạn mỗi buổi chiều trên bãi thả. Động từ hò hét thể hiện đánh giá thái độ thông qua tác động tích cực.
[3.3]. Chúng tôi vui sướng (tính từ) đến phát dại nhìn lên trời.
Trích Cánh diều tuổi thơ [24, tr.146]
Tính từ vui sướng trong ví dụ [3.2] thể hiện rõ nhân vật rất hạnh phúc giữa không gian rộng rãi của bãi thả quê hương, dõi theo cánh diều trên bầu trời. Tính từ vui sướng thể hiện đánh giá thái độ thông qua tác động tích cực.
[3.4]. Ông rên rỉ, cầu xin (động từ) cứu giúp.
Trích Người ăn xin [24, tr.30]
Động từ rên rỉ, cầu xin thể hiện mong muốn thông qua tác động tích cực.
a. Ngữ: ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ [3.5]. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt (ngữ danh từ) thế này…
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
Trong ví dụ [3.4], ngữ danh từ một cô gái yếu ớt thể hiện sự thông cảm, muốn bảo vệ chị Nhà Trò tội nghiệp của Dế Mèn thông qua đánh giá tiêu cực về SVHT.
[3.6]. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm (ngữ động từ) bằng đôi mắt ướt đẫm.
Trích Người ăn xin [24, tr.30]
Với sự kết hợp của phó từ chằm chằm, ngữ động từ nhìn tôi chằm chằm thể hiện sự chờ đợi, mong muốn được cứu giúp của ông lão ăn xin thông qua tác động tích cực.
[3.7]. Hương vị nó hết sức đặc biệt (ngữ tính từ), mùi thơm đậm, bay rất xa (ngữ tính từ), lâu tan trong không khí.
Trích Sầu riêng [25, tr.34 - 35]
Hai ngữ tính từ hết sức đặc biệt, rất xa thể hiện đánh giá tích cực về SVHT (hương vị sầu riêng).
Bảng 3.1 thể hiện thống kê và phân loại ngôn ngữ hiện thực hóa “Thái độ”
trong 20 văn bản đọc hiểu (gồm 17 văn bản đọc hiểu và 3 văn bản truyện có nội dung miêu tả) lớp 4, 5
Bảng 3.1. Thống kê và phân loại theo cấp độ và đặc điểm ngôn ngữ hiện thực hóa
“Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5 Cấp độ
ngôn ngữ
Từ Ngữ
Cộng Danh
từ
Động
từ Tính từ Ngữ danh từ
Ngữ động từ
Ngữ tính từ
Số lượng 1 49 266 43 7 13 378
Tỉ lệ % 0,3 13 70 11,4 1,9 3,4 100
Theo số liệu thống kê ở Bảng 3.1, chúng ta có thể thấy trong văn miêu tả, tác giả sử dụng chủ yếu là động từ (quá trình) và tính từ (phẩm chất) với tỉ lệ tương ứng là 13% và 70%, trong đó chiếm số lượng lớn hơn cả là tính từ (phẩm chất) với 70%.
3.2.1.2. Lớp từ xưng hô có vai trò như nguồn lực ngôn ngữ đánh giá [3.8]. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây tao nói chuyện.
Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không?
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
Trong ví dụ [3.8], cách xưng hô của Dế Mèn khác nhau với các nhân vật ở hai ngữ cảnh khác nhau. Cụ thể:
+ Trong đoạn Dế Mèn nói với Nhà Trò sau khi hiểu được tình cảnh đáng thương của chị, Dế Mèn gọi Nhà Trò là em và xưng tôi. Cách xưng hô thể hiện sự cảm thông, sẵn sàng nghĩa hiệp bênh vực cho thân phận yếu đuối đang bị bắt nạt.
+ Trong đoạn nói với bọn nhện khi đưa Nhà Trò đến chỗ mai phục của chúng, Dế Mèn gọi các người, xưng tao, chỉ chị Nhà Trò là một cô gái yếu ớt và sau đó là ra lệnh trống không. Cách xưng hô thể hiện sự khinh thường bọn nhện, tỏ rõ sức mạnh bản lĩnh, sẵn sàng chở che cho chị Nhà Trò tội nghiệp.
[3.9]. Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em.
Trích Trung thu độc lập [24, tr.66]
Ví dụ [3.9] là lời tâm tình của anh chiến sĩ gửi đến các em thiếu nhi cả nước nhân Tết Trung thu độc lập. Anh chiến sĩ xưng anh và gọi các em. Đó là lời gửi gắm thiết tha của lớp đàn anh, của những người đã và đang sẵn sàng chắc tay súng canh giữ đất trời, biển cả cho thế hệ măng non của đất nước có một cuộc sống tươi đẹp.
[3.10]. Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn ốc, ngồi hát những bài ca man rợ.
Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]
Ví dụ [3.10] là lời kể của tác giả về ngoại hình và thói quen của tên cướp biển.
Tác giả gọi là tên chúa tàu ấy, hắn. Cách xưng hô này thể hiện thái độ ghê rợn, coi thường tên cướp biển.
[3.11]. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phát, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành manh, hóm hỉnh và tươi vui.
Trích Tranh làng Hồ [27, tr.88 - 89]
Ví dụ [3.11] là một đoạn trong bài miêu tả về tranh làng Hồ của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác giả xưng tôi, gọi những nghệ nhân làng Hồ là những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân, họ. Cách xưng tôi là cách xưng hô phổ biến ở các văn bản miêu tả, cách gọi những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân, họ trong đoạn thể hiện sự nể phục, biết ơn và dạt dào tình cảm của tác giả đối với những nghệ nhân dân gian.
Thông qua các ví dụ, ta thấy trong các văn bản miêu tả, tác giả chủ yếu sử dụng từ xưng hô ở ngôi thứ nhất (tôi) và một số cách hô gọi khác. Thông qua những lối
xưng hô đối thoại của các nhân vật, cách chỉ gọi trong các đoạn miêu tả cũng góp phần thấy được mối quan hệ, tính cách của các nhân vật, sự đánh giá chủ quan của người kể (người tả) đối với các nhân vật, sự vật, hiện tượng.
Đặc biệt, các văn bản miêu tả dành cho học sinh tiểu học không có các lớp từ có vai trò như nguồn lực đánh giá (thành ngữ biến thể, tiếng lóng) vẫn được dùng trong các phóng sự, truyện ngắn…Điều này phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
Bảng 3.2. Thống kê số lượng và tỉ lệ lớp từ ngữ hiện thực hóa “Thái độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Từ xƣng hô
Lời người kể/tả (xƣng, gọi)
Lời nhân vật Ngôi thứ
nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba
tôi 30 3
chúng tôi 10
tôi 3
ta 1
cháu 2 3
anh 5 4
chị 5
em 7 1
các em 8
ông lão/ông già/ông 4
tên 5
hắn 4
chúng 1
họ 1
người ta 1
bọn 1 4
mụ 2
các người 1
gã 1
chú 8
Bảng 3.2 cho ta thấy từ xưng tôi, chúng tôi khi kể/tả được dùng chủ yếu trong các văn bản miêu tả. Trong đó, cách xưng hô giữa các nhân vật phù hợp với sự tiếp nhận của lứa tuổi học sinh tiểu học. Đặc biệt, cách gọi chú để miêu tả con vật tạo nên
sự ngộ nghĩnh, gần gũi, giúp học sinh đến gần hơn với thế giới loài vật.