CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
3.3. Đọc hiểu văn bản lớp 4, 5 theo khung “Thang độ”
3.3.1. Thống kê, phân loại nguồn lực ngôn ngữ đánh giá “Thang độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện “Thang độ” được thực hiện hóa như sau:
3.3.1.1. Từ/ngữ: danh từ/ngữ danh từ, động từ/ngữ động từ, tính từ/ngữ tính từ, số từ, quan hệ từ trong các ví dụ sau:
[3.51]. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía (động từ) một nỗi biết ơn (ngữ danh từ) đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Trích Tranh làng Hồ [27, tr.88 - 89]
Trong ví dụ [3.51], động từ thấm thía và ngữ danh từ nỗi biết ơn làm tăng thêm thái độ kính phục của tác giả đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
[3.52]. Còn hàng chục (số từ) mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt (tính từ) xông vào cánh mũi.
Trích Sầu riêng [25, tr.34 - 35]
Việc dùng số từ hàng chục mét; tính từ ngào ngạt làm tăng mức độ thơm của mùi hương sầu riêng (bay rất xa): bay xa và gây chú ý cho người xung quanh.
[3.53]. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội vừa dứt nhanh như sóc thoăn thắt (tính từ) leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy (tính từ) để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.
Trích Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân [27, tr.83]
Trong ví dụ [3.53], tính từ thoăn thắt thể hiện mức độ nhanh của hành động leo lên cây chuối và bóng nhẫy thể hiện mức độ khó khăn để có thể lấy được nén hương cắm ở trên ngọn cây.
[3.54]. Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện.
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
Trong ví dụ [3.54], những từ miêu tả số lượng: biết bao, một, những…là…có tác dụng thông báo một số lượng lớn nhện đã đóng quân ở đây.
[3.55]. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.
Trích Kì diệu rừng xanh [26, tr.75 - 76]
Quan hệ từ mà tạo ra sự tương phản về ý giữa hai vế câu, nhằm nhấn mạnh thêm sự đánh giá tích cực SVHT: rừng xanh dày đặt cây lá, mát mẻ giữa ban trưa.
[3.56]. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. (cặp quan hệ từ, mức độ tăng)
Trích Mùa thảo quả [26, tr.113 - 114]
Cặp quan hệ từ: mới…đã thể hiện sự sinh sôi, phát triển rất nhanh của cây thảo quả.
3.3.1.2. Thành ngữ/biến thể
Trong ngữ liệu văn bản đọc hiểu (có nội dung miêu tả) lớp 4,5, nguồn lực NNĐG ở dạng ngữ (thành ngữ/biến thể) rất ít. Chúng tôi chỉ tìm thấy 1 ví dụ sau:
[3.57]. Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.
Trích Đất Cà Mau [26, tr.89 - 90]
Cách dùng thành ngữ “sấu cản mũi thuyền”, “hổ rình xem hát” nhằm làm tăng thêm sự khó khăn, nguy hiểm ở vùng đất mũi, nhằm nêu bật ý chí và khí phách của con người Cà Mau.
3.3.1.3. Câu: Thể hiện chức năng đánh giá “Thang độ” trong các văn bản miêu tả chủ yếu là câu cảm thán, mệnh lệnh.
[3.58]. Tôi thét:
- Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không? (Cảm thán, mệnh lệnh)
Trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu [24, tr.15]
Trong ví dụ [3.58], câu cảm thán Thật đáng xấu hổ! thể hiện mức độ cao của Dế Mèn về sự đánh giá tiêu cực hành vi của bọn nhện (- đạo đức) và câu hỏi có mục đích mệnh lệnh Có phá hết các vòng vây đi không? thể hiện quyết tâm giải cứu chị Nhà Trò khỏi sự ăn hiếp bấy lâu nay.
[3.59]. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! (Cảm thán)
Trích Người ăn xin [24, tr.30]
Hai câu cảm thán thốt lên thể hiện sự thương xót của nhân vật dành cho ông lão ăn xin đáng thương đang trong cảnh đói rách, bệnh tật.
[3.60]. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:
- Có câm mồm không? (Mệnh lệnh)
Trích Khuất phục tên cướp biển [25, tr.66 - 67]
Câu hỏi có nội dung mệnh lệnh Có câm mồm không? của tên chú tàu được vang lên trống không càng làm tăng sự đánh giá tiêu cực về tên cướp: thô lỗ, hách dịch và ngang ngược.
Nguồn lực ngôn ngữ thể hiện “Thang độ” này được thống kê và phân loại trong bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 3.9. Phân tích nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” trong các văn bản đọc hiểu (miêu tả) lớp 4, 5
Số lƣợng
Từ/Ngữ Danh từ/ Câu
Ngữ danh từ
Động từ/
Ngữ động từ
Tính từ/
Ngữ tính từ
Số từ
Quan hệ từ
Láy Ghép
11 5 185 16 12 77 125 6
Bảng 3.9 cho ta thấy đa số nguồn lực NNĐG thể hiện “Thang độ” được các tác giả thể hiện qua việc sử dụng các tính từ chỉ phẩm chất làm rõ sắc thái của “Thái độ”
(đánh giá SVHT, hành vi) với hệ thống từ ghép và từ láy. Ngoài ra, câu (câu cảm thán, câu mệnh lệnh), một số cụm danh từ và cụm động từ, quan hệ từ cũng góp phần làm tăng/ giảm sắc thái của “Thái độ”.