1.2. Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Thủ tục bảo lãnh
Thủ tục bảo lãnh nhanh gọn là một trong những yếu tố khách hàng rất quan tâm khi chọn lựa ngân hàng bảo lãnh. Thủ tục nhanh gọn không những giúp cho khách hàng và cả ngân hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, tính an toàn và hợp pháp.
Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Theo Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN, một ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong phạm vi này, ngân hàng được phép thực hiện bất kỳ loại bảo lãnh nào hợp pháp. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thường sẵn sàng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn (không vượt quá phạm vi cho phép). Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nên cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo khi phát sinh nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng thì ngân hàng có đủ vốn để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán đồng thời giữ được uy tín cho ngân hàng.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh
- Doanh số phát hành bảo lãnh: Là tổng số tiền mà ngân hàng chịu trách nhiệm bảo lãnh cho khách hàng phát sinh trong một giai đoạn nhất định, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính mà họ đã cam kết thì đây chính là số tiền mà ngân hàng tiến hành trả thay.
Thông thường, quy mô và tỷ trọng hoạt động bảo lãnh một ngân hàng được thể hiện ở doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm, dư nợ bảo lãnh cuối năm. Do đó để mở rộng hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng phải tăng trưởng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm và dư nợ bảo lãnh cuối năm.
Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện tổng số tiền bảo lãnh phát sinh trong năm, doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước thể hiện qui mô hoạt động bảo lãnh tăng lên. Mặt khác thu phí bảo lãnh được tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh, do đó doanh số bảo lãnh cao thì thu từ phí bảo lãnh cũng cao và tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của ngân hàng cũng được tăng lên. Như vậy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm thể hiện qui mô và tỷ trọng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm giúp cho lãnh đạo NH nắm bắt được thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NH để từ đó có những định hướng cụ thể cho năm tài chính tiếp theo. Tại các NH, chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm phải được thực hiện chi tiết, được phân chia theo các tiêu thức:
Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm
Dư nợ bảo lãnh đầu năm
Phát sinh bảo lãnh tăng
= +
Dư nợ bảo lãnh cuối năm
Dư nợ bảo lãnh đầu năm
Phát sinh bảo lãnh tăng
= + - Phát sinh bảo
lãnh giảm
- Dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu…
- Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế: bao gồm bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước và bảo lãnh cho các thành phần kinh tế khác.
- Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn.
Do đó, thông qua chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh có thể biết được:
- Những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh.
- Khách hàng chủ yếu của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh là những doanh nghiệp như thế nào.
- Dư nợ bảo lãnh của ngân hàng là ngắn hạn, trung hay dài hạn.
Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không chỉ là tăng doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm mà còn tăng dư nợ bảo lãnh, tập trung vào những loại hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, tăng dư nợ với những khách hàng truyền thống và tăng dư nợ những hợp đồng bảo lãnh có tính an toàn và hiệu quả cao.
Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh bao gồm chủ yếu là thu phí dịch vụ bảo lãnh, ngoài ra còn có một số loại phụ phí kèm theo. Cụ thể:
- Thu phí dịch vụ bảo lãnh:
Căn cứ vào Quyết định số 50/2007/QĐ – NHNN ngày 28/12/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành mức phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán: "Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 3%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu là 200.000đồng". Như vậy thu phí bảo lãnh tỷ lệ thuận với số tiền bảo lãnh. Do đó muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, NH phải thu hút được những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn.
- Một số phụ phí: Phí phát hành thư bảo lãnh, phí huỷ thư bảo lãnh; Phí sửa đổi thư bảo lãnh; Phí thông báo thư bảo lãnh do ngân hàng nước ngoài phát hành; Điện phí… Những phụ phí này là chi phí nghiệp vụ bảo lãnh và thường giống nhau ở hầu hết các NHTM.
Với những nội dung trên thì chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu của ngân hàng và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm bao nhiêu phần trăm so với doanh thu từ các hoạt động trung gian của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh ngày càng được mở rộng sẽ đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và vị trí của hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của ngân hàng.
Chỉ tiêu dƣ nợ bảo lãnh quá hạn
Khi khách hàng (bên được bảo lãnh) vi phạm hợp đồng, ngân hàng đã đứng ra thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng đã trả thay nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Số tiền đó chính là dư nợ bảo lãnh quá hạn. Nợ phát sinh do bảo lãnh phản ánh chất lượng công tác thẩm định khách hàng cũng như chất lượng quản trị rủi ro của ngân hàng. Nợ quá hạn bảo lãnh bằng 0 chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng là rất hiệu quả. Nợ quá hạn phát sinh do bảo lãnh được đánh giá qua chỉ tiêu:
Mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng là an toàn và sinh lời. Do vậy, việc đảm bảo thu hồi số tiền ngân hàng đã thanh toán thay cho khách hàng đúng hạn là vấn đề quan trọng trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn càng thấp thì chất lượng bảo lãnh càng cao. Nếu tỷ lệ nợ bảo lãnh quá hạn cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là thấp, việc thu nợ đó có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng. Qua đó, đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả.