CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LINH ĐÀM
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)
Với đặc thù trong kinh doanh của NHTM là “đi vay để cho vay” do đó, hai hoạt động chính của hệ thống các ngân hàng là huy động vốn và sử dụng số vốn huy động được để cho vay lấy lãi. Đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho các ngân hàng thể hiện uy tín cũng như sự phát triển của một ngân hàng. Với vai trò quan trọng của nghiệp vụ này, đồng thời quán triệt phương châm “Cho vay để bạn thành công”, trong những năm qua Chi nhánh Linh Đàm luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay hoàn thành tốt chỉ tiêu do cấp trên giao phó.
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Linh Đàm Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh (2011/2012)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dƣ nợ 823.383
100,00
1.288.652
100,00
465.269
56,51 - Theo Thành
phần kinh tế
1. DNNN 115.437 14,02 152.834 11,86 37.397 32,40
2. DNTN 621.204 75,45 1.033.885 80,23 412.681 66,43
3. Cá nhân, hộ gia đình 86.742 10,53 101.932 7,91 15.190 17,51
- Theo thời hạn
1. Ngắn hạn 455.779 55,35 780.408 60,56 324.629 71,23
2. Trung hạn 317.573 38,57 448.837 34,83 131.264 41,33
3. Dài hạn 50.031 6,08 59.407 4,61 9.376 18,74
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Linh Đàm)
Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, năm 2011 tổng dư nợ của Chi nhánh là 823.383 triệu đồng. Mặc dù đầu và giữa năm 2011 tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn và đầy biến động nhưng Chi nhánh vẫn đẩy mạnh công tác cho vay. Đến năm 2012, tổng dư nợ của Chi nhánh tăng 56,51% so với năm 2011 đạt mức 1.288.652 triệu đồng.
Phân loại dƣ nợ theo thành phần kinh tế
Xét theo thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay gồm DNTN và DNNN trong đó chủ yếu là DNTN. DNTN chiếm đến hơn 75% tổng dư nợ và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Đối với DNNN, tỷ trọng cho vay của Chi nhánh sẽ giảm dần vì trong năm 2011 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức sở hữu thay vào đó là cho vay cá nhân, hộ gia đình tăng trong thời gian tới. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động ít mở rộng quy mô nên lượng vay cũng ít hơn so với DNTN. Cụ thể năm 2011, dư nợ với DNTN là 621.204 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 75,45%. Năm 2012, dư nợ cho vay với DNTN là 1.033.885 triệu đồng, tăng so với 2011 là 412.681 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 80,23%. Số lượng DNTN trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh và các khu vực lân cận là rất lớn. Vì vậy, sau khủng hoảng kinh tế, các chính sách cho vay của ngân hàng nới lỏng hơn trước nên nhu cầu vay vốn để phục hồi, tăng gia sản xuất là rất cao. Đó là lý do vì sao dư nợ cho vay DNTN tăng cao trong năm 2012 và trong thời gian tới đây vẫn là khách hàng mục tiêu mà Chi nhánh hướng tới. Đối với cho vay cá nhân có tăng nhẹ, năm 2011 dư nợ là 86.742 triệu đồng, năm 2012 dư nợ tăng 15.190 triệu đồng so với năm 2011 với tốc độ tăng 17,51%. Cho vay cá nhân tăng nhẹ vào năm 2012 là do sự lên giá của nhiều mặt hàng và nhu cầu vay tiêu dùng của các hộ gia đình cũng tăng lên.
Phân loại theo thời hạn cho vay
Trong hoạt động cho vay, chủ yếu vẫn là khoản cho vay ngắn hạn, vì lãi suất cho vay tăng mạnh, để tránh rủi ro cho ngân hàng và khách hàng, ngân hàng áp dụng đa dạng các hình thức cho vay ngắn hạn khác nhau để thu hút khách hàng. Các khoản cho vay ngắn hạn thường chiếm hơn 50% trên tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, năm 2011, cho vay ngắn hạn đạt 455.779 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 55,35%. Năm 2012 cho vay ngắn hạn đã tăng lên đến 780.408 triệu đồng, tăng so với 2011 là 324.629 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 71,23%. Cho vay trung hạn năm 2011 đạt 317.573 triệu đồng chiếm tỷ trọng 38,57%.
Năm 2012 cho vay trung hạn là 448.837 triệu đồng tăng so với 2011 là 131.264 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 41,33%. Dư nợ cho vay trung hạn cũng tăng nhưng tỷ trọng trên tổng dư nợ giảm. Điều này cũng do tình hình hình kinh tế dù đang trên đà phục hồi nhưng vẫn có nhiều biến động. So với cho vay ngắn hạn và trung hạn thì cho vay dài hạn tại Chi
đạt 50.031 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 6,08%. Năm 2012 cho vay dài hạn là 59.407 triệu đồng tăng so với 2011 là 9.376 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 18,74%. Xu hướng trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục phát triển cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung và dài hạn tăng lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh giảm rủi ro.