CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LINH ĐÀM
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng đó, trong những năm qua nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng được chú trọng.
Trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra hết sức quyết liệt, Chi nhánh lại nằm trên đoạn đường có rất nhiều các ngân hàng mạnh khác như ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV,… Nhưng với sức mạnh của đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết và chuyên môn giỏi, Chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình từng giai đoạn như đẩy mạnh công tác Marketing: quảng cáo, tuyên truyền khuyến mại, marketing trực tiếp…;
tìm kiếm khách hàng thông qua việc mở các cuộc hội thảo, họp báo…giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; tăng cường công tác chăm sóc khách hàng bằng cách lập các trung tâm chăm sóc khách hàng để giải đáp các thắc mắc của khách hàng,… nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các thành phần kinh tế khác. Do đó, nguồn vốn huy động của Chi nhánh khá ổn định và tăng trưởng tốt.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 So sánh(2012/2011)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn huy động 1.351.987 100,00 1.912.773 100,00 560.786 41,48 I/ Theo loại Tiền gửi (TG)
1. TG tiết kiệm 961.935 71,15 1.305.085 68,23 343.150 35,67
2. TG thanh toán 367.468 27,18 584.735 30,57 217.267 59,13
3. TG khác 22.584 1,67 22.953 1,20 0.369 1,64
II/ Theo thời gian
1. Ngắn hạn 711.247 52,61 1.077.274 56,32 366.027 51,46
2. Trung và dài hạn 640.740 47,39 835.499 43,68 194.759 30,40
III/ Theo Thành phần kinh tế
1. TG TCKT 821.468 60,76 1.188.406 62,13 366.938 44,67
2. TG dân cư 530.519 39,24 724.367 37,87 193.848 36,54
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Linh Đàm)
Nhìn vào bảng 2.1 trên ta thấy tình hình huy động vốn của Chi nhánh nhìn chung là tốt. Mức độ tăng trưởng cao. Năm 2011 số tiền huy động được là 1.351.987 triệu đồng, năm 2012 số tiền vốn huy động được là 1.912.773 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 560.786 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 41,48%.
Nếu chia theo loại tiền gửi
Các hình thức huy động chủ yếu của Chi nhánh Linh Đàm vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tiền gửi tiết kiệm chiếm trên 65% tổng số vốn huy động được. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động được là 1.351.987 triệu đồng thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng tới 71,15%. Điều này là do vào nửa đầu năm 2011 tình hình kinh tế biến động, trong nước thị trường chứng khoán, bất động sản khó khăn, hoạt động đầu tư khá mạo hiểm nên người dân tăng lượng tiền gửi tiết kiệm của mình vào ngân hàng. Đồng thời, Chi nhánh cung cấp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất hợp lý, kì hạn đa dạng từ không kỳ hạn đến 60 tháng, có thể dùng sổ tiết kiệm để cầm cố chiết khấu, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và không mất phí đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các khách hàng đến giao dịch. Đến năm 2012 tiền gửi tiết kiệm huy động là 1.305.085 triệu đồng tăng 343.150 triệu đồng so với 2011 với tỷ lệ tăng là 35,67% tuy nhiên về tỷ trọng so với tổng vốn huy động thì giảm nhẹ xuống còn 68,23%.
Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán của Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trên tổng vốn đầu tư và có xu hướng tăng lên qua từng năm. Năm 2011, tổng số tiền gửi thanh toán là 367.468 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 27,18%. Năm 2012, tổng số tiền gửi thanh toán là 584.735 triệu đồng, tăng so với 2011 là 217.267 triệu đồng với tốc độ tăng là 59,13%. Đó là do năm 2012 tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc so với năm 2011 vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng. Qua phân tích cho thấy Chi nhánh đã chú trọng huy động hai nguồn tiền gửi quan trọng nhất là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động gồm tiền gửi ký quỹ, tiền ủy thác,… chiếm khoảng dưới 2% tổng nguồn vốn huy động.
Theo thời hạn của nguồn vốn
Việc phân chia tổng nguồn vốn huy động theo cách này giúp ngân hàng sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn và chống đỡ rủi ro khi dùng quá nhiều nguồn ngắn hạn cho vay dài hạn dự án, giúp ngân hàng phân chia đầu tư trải vốn phù hợp trên các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011, tồng nguồn vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn là 640.740 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 47,39%. Năm 2012, tổng vốn huy động từ tiền gửi trung và dài hạn là 835.499 triệu đồng, tăng so với 2011 là 194.759 triệu đồng,
là 52,61%. Đến năm 2012 thì tiền gửi ngắn hạn là 1,077.274 triệu đồng tăng so với 2011 là 366.027 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 56.32%. Điều đó cho thấy, tuy lượng tiền Chi nhánh huy động được từ nguồn ngắn hạn với trung và dài hạn chênh lệch nhau không nhiều, song tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng lên tương đối mạnh do năm 2012 là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng nên những người đi gửi tiền sẽ ưu tiên chọn cách gửi tiền ngắn hạn để tránh rủi ro.
Theo thành phần kinh tế
Việc phân chia theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng sẽ có chiến lược Marketing phù hợp để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của dân cũng như của doanh nghiệp. Năm 2011, nguồn vốn do TCKT gửi vào Chi nhánh là 821.468 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,76%. Năm 2012, nguồn vốn do TCKT gửi vào là 1.188.406 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 62,13%, tăng so với năm 2011 là 366.938 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 44,67%. Tỷ trọng tương đối cao của vốn huy động từ TCKT cho thấy Chi nhánh đã đạt được hiệu quả trong việc huy động vốn từ các tổ chức này (chiếm hơn 60% tổng vốn huy động). Điều đó có được là do Chi nhánh từ khi thành lập đã từng ngày tạo được mối quan hệ rộng, tốt đẹp với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn. Có thể kể ra một số doanh nghiệp tiêu biểu như Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng VINLAND, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây lắp Hoàng Mai, Khách sạn Mường Thanh…
Năm 2011, nguồn vốn do cá nhân gửi vào và mở tài khoản là 530.519 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 39,24%. Năm 2012, nguồn vốn do cá nhân gửi là 724.367 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 193.848 triệu đồng với tỷ lệ tăng 36,54%, chiếm tỷ trọng trên tổng vốn huy động của Chi nhánh là 37,87%. Như vậy trong những năm gần đây xu hướng gửi tiết kiệm cá nhân tăng lên do lãi suất biến động mạnh, giá cả các mặt hàng tăng, nhiều doanh nghiệp đã nhập nguyên liệu cộng thêm các chi phí khác như trả lương, giá cả xăng dầu cũng tăng mạnh, do đó đẩy chi phí hàng tháng tăng cao. Còn dân cư thì do xu hướng lãi suất tiền gửi hấp dẫn, linh hoạt với nhiều loại kì hạn khác nhau như một tuần, nửa tháng hay một tháng cũng được hưởng lãi suất hấp dẫn.
Qua những phân tích trên, nhìn chung tình hình huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng đều đặn giúp cho hoạt động ngân hàng mở rộng, hoàn thành tốt kế hoạch của Hội sở, giúp cho tên tuổi và uy tín của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam được nâng cao. Chi nhánh Linh Đàm cũng đang nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng những chính sách Marketing đồng bộ của hệ thống và các chương trình tham gia dự thưởng của Techcombank thường xuyên có hàng kì hoặc hàng năm. Ngoài ra, Chi nhánh có đội ngũ
nhân viên nhiệt tình luôn có thái độ phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt tạo được nhiều ấn tượng với khách hàng.