Các quy định chung về bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Linh Đàm (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LINH ĐÀM

2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm

2.2.1. Các quy định chung về bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm

2.2.1. Các quy định chung về bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm

Các quy định chung về bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm được thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn quy chế và quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của Techcombank (2008).

2.2.1.1. Đối tượng bảo lãnh

Những đối tượng khách hàng được ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Linh Đàm bảo lãnh gồm:

- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp theo Luật Doanh nghiệp và các Hợp tác xã.

- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

- Các tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả các tổ chức, doanh nghiệp có hoặc không có chi nhánh tại Việt Nam.

- Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân có đăng ký kinh doanh.

- Hộ gia đình tổ hợp tác

- Cá nhân trong và ngoài nước.

Những đối tượng khách hàng hạn chế bảo lãnh gồm:

- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm soát tại Techcombank, Thanh tra viên Techcombank.

- Các cổ đông lớn, kế toán trưởng của Techcombank.

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Techcombank; là cán bộ, nhân viên Techcombank thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh; là bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Techcombank - sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh đối với các đối tượng trên không vượt quá 5% vốn tự có của Techcombank.

Những đối tượng khách hàng không được bảo lãnh gồm:

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Techcombank.

- Cán bộ, nhân viên Techcombank thực hiện thẩm định, quyết định bảo lãnh.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Techcombank.

2.2.1.2. Các hình thức bảo lãnh

Bảo lãnh phải được thực hiện bằng văn bản, Techcombank lựa chọn một trong các hình thức sau:

- Thư bảo lãnh - Hợp đồng bảo lãnh

- Các hình thức khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế 2.2.1.3. Điều kiện bảo lãnh

Techcombank xem xét và quyết định bảo lãnh khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích đề nghị Techcombank bảo lãnh là hợp pháp.

- Có khả năng tài chính, năng lực chuyên môn nếu cần thiết để thực hiện nghĩa vụ đề nghị Techcombank bảo lãnh.

- Không có nợ quá hạn, dư nợ thực hiện thay nghĩa vụ bảo lãnh.

- Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng mà Techcombank và khách hàng có thể thỏa thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với Ngân hàng. Cấp có thẩm quyền quyết định bảo lãnh không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần theo quy định về cho vay và tùy hạn mức phán quyết. Các biện pháp bảo đảm bao gồm:

+ Ký quỹ bằng tiền.

+ Bảo đảm bằng sổ tiết kiệm Techcombank.

+ Cầm cố/thế chấp tài sản.

+ Bảo lãnh của bên thứ ba.

+ Tín chấp.

+ Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các điều kiện nêu trên khách hàng phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

- Trường hợp giao dịch bảo lãnh có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng cho Techcombank thì ngoài các điều kiện trên, khách hàng phải đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo Quy định của Ngân hàng.

2.2.1.4. Thời hạn bảo lãnh

Techcombank phát hành cam kết bảo lãnh có thời hạn tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Ngày đầu tiên của thời hạn bảo lãnh là ngày phát hành cam kết bảo lãnh.

- Ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh: xác định theo đề nghị của khách hàng.

- Trường hợp khách hàng đề nghị thời hạn bảo lãnh kết thúc bằng một sự kiện (không xác định thời hạn cụ thể), Techcombank chỉ đồng ý khi khách hàng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ Khách hàng có hạn mức tín dụng tại Techcombank.

+ Khách hàng có quan hệ thanh toán quốc tế với Techcombank từ 6 tháng trở lên và có số lần giao dịch bình quân tối thiểu là 3 giao dịch/tháng (tính trong 06 tháng gần nhất).

+ Khách hàng có giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán tại Techcombank từ 06 tháng trở lên và có số dư tài khoản tiền gửi bình quân tối thiểu là 5.000.000 VNĐ/tháng (tính trong 06 tháng gần nhất).

Trường hợp khách hàng không đáp ứng được điều kiện trên, việc phát hành cam kết bảo lãnh không xác định thời hạn cụ thể phải được Ban tín dụng Sở giao dịch/chi nhánh, Ban tín dụng khu vực/hội sở hoặc Hội đồng tín dụng xét duyệt (tùy theo thẩm quyền hạn mực phán quyết).

- Một số trường hợp đặc biệt, ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phát hành bảo lãnh trực tiếp dựa vào bảo lãnh đối ứng: ngày bảo lãnh cuối cùng của thời hạn bảo lãnh đối ứng (được nêu trong bảo lãnh đối ứng) phải đến sau ngày cuối cùng của bảo lãnh trực tiếp tối thiểu 10 ngày làm việc.

+ Phát hành bảo lãnh đối ứng: ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh trực tiếp phải đến trước ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh đối ứng tối thiểu 10 ngày làm việc.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh là ngày nghỉ theo quy định của Techcombank thì ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh là ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Ngày mà Techcombank chỉ làm việc nửa ngày thì ngày này được tính là nửa ngày làm việc và nửa ngày nghỉ, nếu ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh rơi vào ngày này thì ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh là hết giờ làm việc buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

Việc rút ngắn, gia hạn thời hạn bảo lãnh do các bên thỏa thuận bằng văn bản trên cơ sở phù hợp với pháp luật và Quy định của Ngân hàng.

2.2.1.5. Giới hạn bảo lãnh

- Tổng số dư bảo lãnh, cho vay và bao thanh toán của Techcombank cho một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Tổng số dư bảo lãnh của Techcombank cho một khách hàng trong mọi trường hợp không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Trường hợp Techcombank phải trả thay cho khách hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay và số dư bao thanh toán cộng với dư nợ do trả thay vượt quá giới hạn về tổng dư nợ cho vay tối đa thì Techcombank sẽ ngừng ngay việc cho vay, bao thanh toán và bảo lãnh đối với khách hàng; đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay, bao thanh toán đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng.

- Tổng dư nợ bảo lãnh của Techcombank cho một khách hàng bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng ký quỹ đầy đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – chi nhánh Linh Đàm (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)