CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.3. Các chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên các trường đại học nói riêng
1.3.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà giáo dục học vĩ đại Cô-men-xki đã từng nói: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Không có thầy giáo thì không có giáo dục... không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hoá”.
Trong thời kỳ hội nhập, những vấn đề về chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên... đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần
20
phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục. Trong tư tưởng của Người, chúng ta luôn tìm thấy những trăn trở, những yêu cầu, những lời dặn dò và kỳ vọng to lớn đối với việc xây dựng đội ngũ những người thầy trong xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục. “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”, câu nói đó của Người khẳng định vai trò không thể thay thế của người giáo viên trong sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ. Phát biểu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội (10-1964), Người nói:
“Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa Xã hội được. Vì vậy nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghềthầy giáo thì phải sữa chữa”. Các thầy, cô giáo phải trở thành một lực lượng mạnh mẽ, đầy trí tuệ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nền giáo dục cách mạng, người giáo viên có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Muốn thực hiện được nhiệm vụ ấy, bản thân các thầy, cô giáo phải trở thành một lực lượng mạnh mẽ, như V.I.Lê-nin từng nói: “đội quân giáo viên phải đề ra chomình những nhiệm vụ giáo dục to lớn và trước hết họ phải trở thành những đội quân chủ yếu trong sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa”.
Người giáo viên phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ
21
công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, người giáo viên cần không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Người khuyên mọi người thực hiện theo chỉ dẫn của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” để thường xuyên tự rèn luyện mình, đồng thời lấy phương châm “học không biết chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử để thực hành trong công việc. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không được bằng lòng với kiến thức đã có, mà phải thường xuyên tích luỹ kiến thức. Người cho rằng người nào tự cho mình là biết đủ rồi thì người đó là dốt nhất, Người nói: “giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước”.
Người giáo viên phải là kiểu mẫu tư tưởng, đạo đức, lối làm việc trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức. Người nhắc nhở: “các thầy, cô giáo phải trở thành tấm gương sáng, thành kiểu mẫu cho các em noi theo”, “phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Tấm gương của người thầy đối với học sinh là vô cùng quan trọng, Người nói: “Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà”, do đó “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt,thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”. U-xin-xki nhà sư phạm lỗi lạc người Nga cũng khẳng định:
"Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Chính vì thế, Người luôn yêu cầu đội ngũ nhà giáo ngoài tài năng, học vấn
22
phải có đạo đức cách mạng, “trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài phải có đức”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấnmạnh: “Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn của người thầy, đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm của người thầy đối với nghề, với các em học sinh… Chính vì thế, Người nhắc các nhà giáo: Dạy cũng như học đều phải biết chú trọng cả tài và đức.
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã là nhà giáo phải yêu người, yêu nghề, yêu trường, yêu chủ nghĩa xã hội, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD & ĐT. Người căn dặn: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật thà yêu nghề của mình”. Yêu nghề, yêu người là cơ sở để các thầy, cô yên tâm công tác, say mê, toàn tâm, toàn ý với công việc; Biết vươn lên, nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp; Nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu thương học sinh như con, em ruột của mình, không thiên tư, thiên vị. Chỉ như vậy, các thầy, cô giáo mới đi tớisự đoàn kết thực sự, dốc sức vì tương lai của con em ta, dân tộc ta. Theo Hồ Chí Minh, yêu nghề, yêu trường thôi chưa đủ mà phải yêu chủ nghĩa xã hội bởi chủ nghĩa xã hội là mục tiêu mà dân tộc đang hướng tới. Khi thầy, cô giáo có tri thức, niềm tin và tình yêu thật sự vào chế độ mới thì đứng trên bục giảng họ mới có thể truyền lại được cho lớp lớp học trò niềm tin, tình yêu và góp sứcmình vào xây dựng chế độ mới-chế độ xã hội chủ nghĩa. Vấn đề này có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhất là tầng lớp thanh niên đang phai nhạt lý tưởng, đang dần đánh mất niềm tin vào con đường mà dân tộc đi tới. Thì, hơn bao giờ hết rất cần những tri thức, niềm tin, tình yêu chủ nghĩa xã hội ở các thầy, các cô.
Bên cạnh việc nêu lên những điều mà nhà giáo phải làm cho tốt, Người còn dặn dò thêm: Các thầy, cô giáo không được đánh mất phẩm chất của mình, dù hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Tránh thái độ thờ ơ đối với
23
xã hội, xa rời đời sống thực tế, lười biếng trong học tập và nâng cao trình độ; thái độ kèn cựa địa vị, xem nhẹ công việc của mình, thiếu tinh thần xây dựng tập thể...
Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì vậy, không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình, nhưng, một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Vì vậy, Người nhận định:
Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp nổi.
Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của Người, Đảng ta xác định: “GD & ĐTcùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong những năm qua, chúng ta đã chú trọng việc “bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học”. Tuy nhiên, bên cạnh những người thày âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu học sinh trong cơn bão lũ. Bên cạnh lớp lớp các thầy cô mang ánh sáng, đưa con chữ đến với mọi miền xa xôi của Tổ quốc. Những người thầy đào tạo nên những thế hệ học sinh thổi bùng lên niềm tự hào mang tên Việt Nam trong các cuộc thi tài quốc tế trên mọi lĩnh vực. Thì chúng ta cũng không khỏi băn khoăn khi ngày càng nhiều trên các trang báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách đã nhục mạ học trò, lợi dụng học trò, chạy theo thành tích, tham ô của nhà trường, nhạt nhòa lý tưởng “thầy không ra thầy”. Không có lời phê nào nặng hơn đối với một nhà giáo, một nhà trường, thậm chí với cả một nền giáo dục.
Để khắc phục những hạn chế đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, với những luận điểm khoa học, thiết thực về năng lực, phẩm chất của nhà giáo; về xây dựng tập thể những người làm công tác giáo dục; về xây dựng lòng yêu nghề, yêu người; về động lực phát triển của nền giáo dục... Hơn bao
24
giờ hết, chúng ta cần xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra. Điều này không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng của Người, Đảng ta xác định: “GD & ĐTcùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước