CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐHCN VIỆT - HUNG
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử trường ĐHCN Việt – Hung
3.2.6. Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện có
3.2.6.1. Mục tiêu:
Tiền thân là một trường công nhân kỹ thuật và được nâng cấp qua từng thời kỳ, do vậy số lượng giáo viên cũ chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của của nhà trường còn rất nhiều. Việc nâng cấp thành trường đại học, bài toán đầu tiên là bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên sao cho đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới của nhà trường.Để đạt được các mục tiêu cụ thể nhà trường cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
69
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường và trong khoa nhằm phát huy đầy đủ năng lực, trình độ, những điểm mạnh hiện có của từng cán bộ, giáo viên, trong khoa, tổ môn.
- Mọi cán bộ, giáo viên đều được bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực sở trường, đặc biệt đối với việc công tác chủ nhiệm lớp cần phân công giáo viên có năng lực với đặc điểm của từng đối tượng học sinh sinh viên trong khoa.
- Trong bố trí, phân công lao động phải dựa trên cơ sở nhất quán các quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, tránh thiên vị vì động cơ cá nhân gây ảnh hưởng xấu đếnđến sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ.
- Việc bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên còn nhằm bảo đảm thực hiện đúng chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên của từng chuyên ngành theo các chế độ quy định hiện hành.
3.2.6.2. Nội dung:
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và kế hoạch của nhà trường trong từng năm học, căn cứ vào quy mô các số lớp và chuyên ngành đào tạo, dựa trên số lượng giáo viên hiện có trong khoa để lập phương án bố trí, phân công công tác sao cho phù hợp. Việc phân công bao gồm những nội dung sau:
- Phân công giảng dạy cho giáo viên ở các tổ chuyên môn cần chọn những người đủ chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn theo quy định, ưu tiên chọn giáo viên nhiều kinh nghiệmphân công giảng dạy các lớp đào tạo trình độ đại học.
- Phân công giáo viên tham gia công tác chỉ đạo thực tập, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm là những giáo viên có nhiều năng lực trong giảng dạy các môn học chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm trong rèn luyện kỹ năng cho HS-SV, có sức khỏe và vững vàng về khả năng sư phạm.
- Phân công giáo viên làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp cần chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục HS-SV, có uy tín và tinh thần trách nhiệm, biết phối hợp công tác với đồng nghiệp. Ngoài ra, phải tuyển chọn một số giáo viên có nhiều năng lực, có kinh nghiệm trong công tác tổ
70
chức để phân công thực hiện nhiện vụ quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong khoa. Yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên làm công tác quản lý phải là những người có năng lực về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp và được cử đi học các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
3.2.6.3. Phương hướng thực hiện:
Hàng năm, nhà trường và khoa cần có định hướng chung cho công tác xây dựng kế hoạch, bố trí giáo viên, từ đó các khoa, tổ chuyên môn phân công công tác giáo viên cho phù hợp với nhiệm vụ năm học theo định hướng chung của nhà trường.
Cán bộ quản lý tổ môn xây dựng kế hoạch phân công giáo viên thuộc tổ môn của mình trên cơ sở tham khảo nguyện vọng cá nhân và tuân thủ vào các nguyên tắc, các quy định chung đã được thống nhất trong nhà trường.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện sự phân công lao động cần phải có kiểm tra đôn đốc và kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho sự phân công được cân đối, phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đã đề ra, tạo được sự phối hợp nhịp nhành giữa các bộ phận giáo viên và các phòng chức năng, các khoa trong nhà trường.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong khoa cũng cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiện cụ thể của từng đối tượng để có sự phân công phù hợp.
3.2.6.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Quan điểm chỉ đạo nhằm định hướng cho việc phân công, bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên cần phải được quán triệtthống nhất trong tập thể hội đồng sư phạm và mọi thành viên trong khoa.
- Các cán bộ khoa cần phải có định kỳ nhận xét, đánh giá chính xác về trình độ, năng lực và phẩm chất của từng cán bộ giáo viên trong tổ môn mình phụ trách.
- Các chế độ chính sách cần được thực hiện rõ ràng, hợp lý và được bổ sung kịp thời để áp dụng phù hợp cho từng đối tượng giáo viên trong lĩnh vực công tác.
- Đảm bảo các điều kiện làm việc đầy đủ, tạo thuận lợi cho đội ngũ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
71
- Công tác quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên phải luôn được sự lãnh, chỉ đạo thống nhất của cán bộ Khoa và Ban giám hiệu nhà trường.
Tóm lại: Việc bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên là nhằm phát huy đúng mức trình độ và năng lực của đội ngũ giáo viên trong khoa, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà sự nghiệp đào tạo của nhà trường đã và đang đặt ra.