CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG
2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Cơ cấu đội ngũ giáo viên là sự phân bố hợp lý, phù hợp về số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ, giới tính... của giáo viên. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác đào tạo. Từ số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu đội ngũ giáo viên là cơ sở để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đây cũng là một trong những nội dung cơ bản trong công tác quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo.
2.2.2.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phân theo trình độ
Cơ cấu đội ngũ giáo viên trong Khoa Điện, Điện tử như sau:
Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử phân theo trình độ TT
Tổngsố giáo viên
Đã tốt nghiệp Đang đi học nâng cao Tiến
sĩ Thạc sĩ
ĐH Chính quy
ĐH tại chức
Cao
đẳng NCS Thạc sĩ Đại học
37 3 10 11 12 1 2 10 0
38 Nhận xét:Từ bảng 2.1. ta thấy:
Số giáo viên trong khoa cơ bản là đáp ứng đúng tiêu chuẩn của một trường đại học tuy nhiên số giáo viên trong Khoa có trình độ đại học tại chức tương đối nhiều chiếm 32% số giáo viên này cần được tiếp tục học và hoàn thiện nâng cao trình độ. Số giáo viên có trình độ tiến sĩ còn ít, điều này thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên nhìn tổng thể chuyên môn của đội ngũ giáo viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển xã hội, số giáo viên đầu ngành ít.
2.2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phân theo lứa tuổi.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên trong Khoa Điện, Điện tử được phân theo lứa tuổi như sau:
Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử phân theo lứa tuổi TT Độ tuổi Số người Tỷ lệ %
1 ≤ 30 Tuổi 3 8
2 31÷ 40 Tuổi 28 76
3 41 ÷ 50 Tuổi 3 8
4 51 ÷ 60 Tuổi 3 8
Tổng 37 100
39 Nhận xét:Từ bảng 2.2 ta thấy:
Đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, số giáo viên dưới 40 tuổi chiếm hơn 80%
Đây là lực lượng giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, có tâm huyết với nghề nghiệp, xong kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều, trình độ chuyên môn và đặc biệt là tay nghề còn chưa cao. Cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nhất là nâng cao tay nghề và năng lực sư phạm.
Số giáo viên có tuổi nhiều kinh nghiệm nhưng có nhiều hạn chế là khó tiếp cận với những tiến bộ khoa học và công nghệ mới, ngại học tập nâng cao trình độ và khó tiếp cận các phương pháp dạy học mới.
2.2.2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phân theo giới tính
Cơ cấu đội ngũ giáo viên trong Khoa Điện, Điện tử được phân theo lứa tuổi như sau:
Bảng 2.3. Đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử phân theo giới tính
TT Tổng số giáo viên
Số lượng giáo viên
nữ
Trình độ đào tạo
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
1 37 15 0 7 8 0
Nhận xét:Qua bảng 2.3.
Do đặc thù của ngành nghề nên tỷ lệ giáo viên nữ còn thấp và việc bố trí giáo viên nữ vào các chức danh rèn nghề rất hạn chế.
Tuy tỷ lệ giáo viên nữ còn thấp nhưng số giáo viên nữ có trình độ thạc sĩ là 47%, số còn lại có trình độ đại học cũngđang tham gia các lớp cao học để nâng cao trình độ chuyên môn. Đây cũng là một trong những cố gắng của đội ngũ giáo viên nữ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của khoa nói riêng và của nhà trường nói chung.
Tuy nhiên vì các giáo viên nữ phải đảm nhiệm công việc gia đình với thiên chức làm vợ, làm mẹ nên ít có điều kiện cập nhật kiến thức khoa học công nghệ mới,khả năng đi công tác xa và nhiều ngày ở các cơ sở đào tạo liên kết hoặc ở các
40
cơ sở sản xuất rất hạn chế. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo chung của cả khoa.
2.2.2.4. Tay nghề của đội ngũ giáo viên
Trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên trong Khoa Điện, Điện tử như sau:
Bảng 2.4. Trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên TT Trình độ tay
nghề Số lượng
GV 1 Chưa xếp bậc 15 2 Bậc thợ 3/7 12 3 Bâc thợ 4/7 7 4 Bâc thợ 5/7 1 5 Bâc thợ 6/7 1 6 Bâc thợ 7/7 1
Tổng 37
Nhận xét:
Số giáo viên dạy thực hành có tay nghề bậc thợ cao chiếm tỷ lệ thấp: Giáo viên có trình độ bậc thợ 5/7; 6/7; 7/7 có tỷ lệ 2,7%. Số giáo viên chưa xếp bậc chiếm 40,5% hầu hết là số giáo viên chỉ dạy lý thuyếtnên chưa được công nhận xếp bậc vậy nên cần bổ sung thêm giáo viên có tay nghề bậc cao.
Nhiều giáo viên chưa bỏ được thói quen giảng dạy kiểu hàn lâm, coi trọng lý thuyết, coi nhẹ phần thực hành, thiếu quan tâm đến việc rèn luyện tay nghề nên
41
chính bản thân tay nghề của giáo viên còn bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tay nghề của học sinh khi tốt nghiệp ra trường.