Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học công nghiệp

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1.3. Các chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giảng viên các trường đại học nói riêng

1.3.3. Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học công nghiệp

Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, của quá trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các nước trên thế giới kể cả những nước phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí cao. Chỉ thị số 40 – CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ban hành ngày 15/06/2004 đã khẳng định: “Phát triển GD & ĐTlà quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Giáo dục với chủthể là đội ngũ giáo viên là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, là người xây dựng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà

27

giáo rất quan trọng. Đảng ta cũng xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.

Thực tế cho thấy, năng lực và phẩm chất của người giảng viên có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với người học mà còn đối với cả xã hội. Xã hội nào muốn phát triển cũng phải từ nguồn nhân lực, mà nhân lực giỏi chỉ xuất phát từ người thầy giỏi. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng về chất lượng giáo dục vàđội ngũ giáo viên đã chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học”.

Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ...

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiện vụ, là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện quyết định để hoàn thành tốt hơn nhiện vụ được giao. Đây cũng là vinh dự, là cơ hội của mỗi giảng viên để được giao nhiện vụ nhiều hơn và cũng là quyền lợicủa họ trong việc được xem xét qui hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, nâng cao trình độ..

Trên bước đường CNH - HĐH đất nước rất cần có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao và cũng rất cần nhiều thợ giỏi. Nếu coi khoa học và kỹ thuật là động lực phát triển kinh tế, xã hội thì giáo dục là chìa khóa của khoa học và kỹ thuật. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì đào tạo theo nhu cầu xã hội là yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục chuyên nghiệp. Thầy giỏi thì trò mới giỏi – xuất phát từ quan điểm này Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo về việc xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2008 – 2015. Chất lượng đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực. Yếutố này cần được xem xét đánh giá trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước.

Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển. Đặc biệt đối với hệ thống giáo dục đại học, trong đó các trường ĐHCN giữ một vai trò nhất định trong việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho đất nước. Vai trò đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất

28

lượng đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề các trường ĐHCN rất chú trọng quan tâm.

Nội dung cơ bản của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường ĐHCNgồm:

- Nâng cao trình độ chuyên môn cá nhân và đảm bảo tính hợp lý trong toàn đội ngũ. Trình độ chuyên môn của cá nhân và đội ngũ được phản ánh trong cơ cấu học vấn, học hàm, học vị, về chuyên môn cũng như kiến thức bổ trợ (ngoại ngữ, tin học...) phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

- Nâng cao phẩm chất nhà giáo (lối sống, đạo đức, tác phong...) của các cá nhân cũng như trong toàn bộ đội ngũ.

- Nâng cao năng lực giảng dạy (phương pháp giảng dạy tốt, năng lực sư phạm).

- Nâng cao khả năng giao tiếp, hợp tác; khả năng thực hành, phục vụ sản xuất, tổ chức và thực hiện công việc...

- Nâng cao khả năng tự tham gia nghiên cứu và triển khai hoạt động khoa học công nghệ.

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là con đường làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên vững vàng về nhân cách nghề nghiệp. Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có sự cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu, sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Các khái niệm, cơ sở lý luận, thực tiễn về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên được nêu ra ở chương 1 sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử trường ĐHCN Việt – Hung , góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)