CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG
2.2.5. Năng lực sư phạm và năng lực chuyên môn nghề của đội ngũ giáo viên
Với nhiện vụ chính là truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề cho học sinh, đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử rất cần năng lực sư phạm kỹ thuật. Đó là sự thể
46
hiện của năng lực trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp vừa dạy người vừa dạy nghề.Bởi vì:
- “Năng lực sư phạm kỹ thuật bao gồm: năng lực dạy kỹ thuật chuyên môn nghề (dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề), năng lực giáo dục nghề và năng lực tổ chứcthực tập và sản xuất theo nghề”.
- “Năng lực chuyên môn được hiểu là trình độ nắm vững một cách sâu sắc kiến thức chuyên môn ngành và biết vận dụng sáng tạo kiến thức đó vào thực tế.
Năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm được kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học”
- “Năng lực dạy thực hành nghề được thể hiện trước hết ở khâu nói hay làm giỏi tức là người giáo viên phải là người nói được, làm được; nói và làm đi đôi với nhau...”
- “ Năng lực giáo dục nghề được thể hiện ở chỗ: giúp học sinh có động cơ học tập và thái độ đúng đắn với nghề được phân công, gợi cho học sinh sự hứng thú đối với nghề đó”.
Năng lực sư phạm kỹ thuật là tổ hợp của nhiều năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn nghề và năng lực sư phạm. Nếu giáo viên dạy nghề thiếu một trong hai điều kiện đó đều chưa đủ năng lực sư phạm kỹ thuật. Người giáo viên chỉ có năng lựcchuyên môn nghề thì đó là nhà kỹ thuật, họ không biết cách thức truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, không biết tổ chức, điều khiển quá trình dạy nghề. Ngược lại, người giáo viên có năng lực sư phạm nhưng không có năng lực chuyên môn nghề thì không có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp để giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh: nói được nhưng không làm được. Đối với giáo viên dạy lý thuyết phải có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm. Đối với giáo viên dạy thực hành phải có năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm kỹ thuật.
Hiện nay giáo viên thực hành ở Khoa Điện, Điện tử chiếm số lượng đông nhưng số lượng giáo viên có tay nghề cao tỷ lệ rất thấp (xem bảng 2.4) thiếu những giáo viên giỏi và giáo viên đầu ngành. Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo
47
ngoại ngữvà tin học còn hạn chế gây ảnh hưởng nhất định tới việc khai thác tài liệu nước ngoài phục vụ cho công việc giảng dạy.
Lực lượng giáo viên dạy thực hành vẫn còn yếu, số giáo viên giảng dạy theo môđuncòn nhiều hạn chế, số giáo viên đáp ứng được theo yêu cầu còn chưa nhiều.
Kỹ năng dạy của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, giáo viên dạy được lý thuyết thì lại hạn chế về trình độ kỹ năng nghề trong khi dạy thực hành, khả năng tổ chức và quản lý xưởng thực hành, thực tập, quá trình học chưa đáp ứng được yêu cầu.
Giáo viên giảng dạy thực hành thì khả năng sư phạm về giảng dạy lý thuyết lại có vấn đề, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Thực tế cho thấy những giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm thì thiếu kiến thức mới về công nghệ, những giáo viên mới được đào tạo thì lại thiếu kinh nghiệm. Một số giảng viên, giáo viên chưa quan tâm đến công tác giáo dục ở trên lớp cũng như ở xưởng thực hành.
Trước thực tế này, cùng với việc phát triển số lượng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong những năm qua đã được các cấp lãnh đạo khoa, nhà trường chú trọng. Nhà trường, khoa đã tổ chức cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như kiến thức, công nghệ mới, nghiệp vụ sư phạm. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy, khuyến khích các giáo viên ứng dụng các dụng cụ, làm đồ dùng thiết bị dạy học làm vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo...
Hàng năm đều tổ chức các hội giảng cấp khoa, trường, hội thi làm thiết bị dạy học nhằm đánh giá năng lực giảng dạy, công nhận trình độ tay nghề thực tế của đội ngũ giáo viên. Từ đó đã lựa chọn được những giáo viên ưu tú trong khoa để tham gia hội giảng giáo viên cấp thành phố đều đạt được kết quả cao. Với chất lượng và năng lực của đội ngũ giáo viên nên kết quả đào tạo hàng năm và trong các kỳ thi học sinh giỏi đều đạt kết quả cao. Trên 80% học sinh, sinh viên ra trường đều tìm được việc làm phù hợp với ngành mình đã chọn, trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động.
Theo thống kê số lượng học sinh, sinh viên giỏi nghề cấp toàn quốc, cấp bộ, cấp tỉnh thì Khoa Điện, Điện tử có kết quả như ở bảng 2.6.
48
Bảng 2.6. Thống kê số lượng HS – SV giỏi nghề cấp toàn quốc, cấp bộ, cấp tỉnh
TT KHOA
HSSV giỏi quốc giacấp
HSSV giỏi
cấp bộ HSSV giỏi
cấp tỉnh Ghi chú
1 Điện, Điện tử
01 giải KK 01 giải nhì 01 giải nhất 01 giải ba 02 giải KK 01 giải nhì
Nhận xét:
Dựa vào Bảng 2.6 số lượng học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp thể hiện trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ giáo viên được nâng cao. Tuy nhiên số lượng trên còn chưa nhiều, do vậy cần nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ giáo viên.