Phân tích nguyên nhân của những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG

2.2.6. Phân tích nguyên nhân của những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ giáo viên

2.2.6.1. Nguyên nhân của những mặt mạnh.

Đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thực sự coi công tác nâng cao chất

49

lượng đội ngũ giáo viên là nhiện vụ số một, mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững của nhà trường.

Nhà trường thực sự quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý, giáo viên. Những việc làm đó giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường yên tâm công tác, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và làm tốt nhiện vụ giảng dạy.

Công tác xây dựng kế hoạch, quy trình tuyển dụng, việc bố trí sắp xếp công việc cho đội ngũ giáo viên được thực hiện tương đối tốt.

Đội ngũ giáo viên nhà trường đã nhận thức tốt hơn về vai trò, nhiện vụ cũng như những yêu cầu của công tác giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.

Việc chuẩn hóa các chức danh giáo viên theo quy định của nhà nước đã được giáo viên nhận thức và xác định một cách đầy đủ.

Hàng năm nhà trường đã giành một phần kinh phí để hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, có cơ chế khuyến khích động viên cả về vật chất và tinh thần đối với những cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giáo viên đạt các giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh, toàn quốc.

Điều kiện trang bị, phương tiện dạy học của giáo viên được tăng cường, đầy đủ hơn trước.

Cả tập thể nhà trường, khoa là một khối đoàn kết thống nhất, mà trong đó đội ngũ giáo viên trong khoa đóng vai trò quan trọng làm nên sức mạnh đoàn kết đó.

2.2.6.2. Nguyên nhân của những mặt tồn tại.

Trình độ giáo viên không đồng đều vì nguồn tuyển từ nhiều trường đào tạo khác nhau, công tác tuyển dụng có lúc còn chưa chuẩn.

Một số giáo viên không được học qua các trường sư phạm hoặc sư phạm kỹ thuật mà chỉ được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn, do vậy năng lực sư phạm còn yếu.

Chưa có cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên làm công tác nghiên cứu khoa học, chưa thực sự khuyến khích, động viên họ tham gia.

50

Đội ngũ giáo viên chưa có nhiều cơ hội đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, không có cơ hội làm việc với người nước ngoài nên không quan tâm và không có động lực để học ngoại ngữ dẫn đến trình độ ngoại ngữ của các giáo viên là rất thấp.

Đa số giáo viên ít có điều kiện giao tiếp bằng ngoại ngữ nên trình độ ngoại ngữ bị mai một. Dẫn đến việc đọc và dịch tài liệu cũng có nhiều hạn chế nhất là dịch các tài liệu chuyên ngành.

Tay nghề của một số giáo viên mới ra trường còn non, vì thời gian thực hành ở một số trường đại học là chưa nhiều, thiết bị cũ, lạc hậu, một số giáo viên ngại tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Việc quản lý đào tạo, quản lý giáo viên, thanh tra, kiểm tra giáo dục còn có lúc lỏng lẻo, chưa nghiêm túc, chưa thường xuyên... chưa thực hiện tốt việc công khai dân chủ.

Đời sống của giáo viên mà phần đông là giáo viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

Chưa thực sự quan tâm đến cuộc sống vật chất tinh thần, chưa thực sự hiểu tâm tư nguyện vọng và tâm lý của đội ngũ giáo viên.

51

KẾT LUẬN CHƯƠNG II.

Qua nghiên cứu về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử trường ĐHCN Việt - Hung cho thấy rằng quá trình quản lý phát triển đội ngũ giáo viên có nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động. Ngoài những thuận lợi rất cơ bản cũng còn không ít khó khăn nhất định. Những biện pháp quản lý đã được tiến hành như: tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ đã mang lại một số kết quả cụ thể là đã nâng cao một bước về chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu ĐNGV. Tuynhiên, công tác phát triển ĐNGV của nhà trường, Khoa Điện, Điện tử thời gian vừa qua chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ còn một số tồn tại cần khắc phục như: Nhà trường, Khoa Điện, Điện tử chưa xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch đội ngũ sư phạm, công tác đào tạo, bồi dưỡng không được tiến hành theo kế hoạch, việc theo dõi nhận xét,đánh giá quá trình thực hiện cũng chưa được thường xuyên, cơ chế chính sách đối với ĐNGV cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý phát triển ĐNGV, Nhà trường, Khoa Điện, Điện tử cần tiến hành đồng bộ một số biện pháp phù hợp hơn, đây còn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược trong kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường cũng như của Khoa Điện, Điện tử những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)