CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG
2.1. Một số nét về sự phát triển của trường Đại học công nghiêp Việt - Hung
2.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường ĐHCN Việt – Hung
Xuất phát ban đầu là Trường CNKT Việt – Hung đến nay thành trường Đại học là cả một chặng đường dài phấn đấu suốt hơn 30 năm. Đến nay nhà trường vẫn tồn tại một số ít giáo viên có trình độ giáo viên dạy nghề trình độ cao đẳng. Số giáo viên này chủ yếu là học sinh - sinh viên giỏi của nhà trường được giữ lại sau khi tốt nghiệp và được tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ. Một số khác được tuyển từ một số trường trung cấp, cao đẳng ở trong nước. Một số khác có tuổi đời cao nhưng có tay nghề tốt thì mặt lý thuyết bị hạn chế. Còn lại là có trình độ đại học và sau đại học. Số này có tuổi đời còn rất trẻ, có trình độ về mặt lý thuyết tương đối vững, nhưng tay nghề thì đang còn hạn chế, kể cả nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt là ngoại ngữ, đại đa số các giáo viên đều có chứng chỉ ngoại ngữ song không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên, cập nhật tin tức và đọc các bài báo khoa học bằng tiếng nước ngoài còn ít nên ngày một mai một. Các hoạt động nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế mà đây là nhiện vụ thường xuyên đối với giáo viên tại các trường đại học.
2.1.4. Thực trạng về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường ĐHCN Việt - Hung
2.1.4.1. Thực trạng về công tác bồi dưỡng.
34
Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với giảng viên, một nhu cầu đòi hỏi thường xuyên để họ cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết chung cũng như trình độ chuyên môn. Nhưng do trong vài năm gần đây số lượng HS-SV tăng nhiều, nên khối lượng giảng dạy rất lớn. Theo thống kê trung bình mỗi giáo viên phải dạy từ 700 tiết- 800 tiết trong một năm, ngoài ra còn phải dạy thêm các chương trình ngắn hạn, nên quỹ thời gian rất eo hẹp.
Ít giáo viên trong nhà trường đề ra kế hoạch tự bồi dưỡng lâu dài cho bản thân mình. Số còn lại chưa đặt thành mục tiêu rõ ràng, do vậy công tác tự bồi dưỡng chưa được coi là thực sự cần thiết.
2.1.4.2. Bồi dưỡng về chuyên môn.
Là một trường đạo tạo đa ngành nghề do vậy nguồn giáo viên được tuyển chọn cũng rất đa dạng. Phần lớn trước đây các giáo viên đều được chọn từ các trường trung cấp, hoặc cao đẳng, số ít là các HS-SV của trường được giữ lại, còn lại là nguồn từ các trường như Đại học Bách khoa, Đại học kinh tế v.v.. Trong qua trình công tác số giáo viên chưa đạt chuẩn được cho đi học bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Ngoài ra nhà trường còn cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng tại các lớp ngắn hạn về tin học, ngoại ngữ hoặc tại các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa, Học viện kỹ thuật quân sự, Đại học kinh tế ...
Việc thực hiện bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất thường ít tạo điều kiện cho giáo viên đến thực hành tại doanh nghiệp hoặc xưởng sản xuất. Do vây việc đi thực tế chủ yếu là đi học một khoá về sử dụng một loại thiết bị nào đó.
Những năm gần đây nhà trường đã chú trọng việc nâng cao trình độ học vấn đối với các giáo viên có khả năng và điều kiện phát triển. Nhà trường đã tạo điều kiện cho một số giáo viên đi nghiên cứu sinh, học các lớp cao học trong và ngoài nước. Hiện tại nhà trường có hơn 80% giáo viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Tuy nhiên việc nâng cao trình độ phần lớn mới chỉ dừng lại ở các giáo viên làm công tác quản lý còn các giáo viên chuyên môn chưa được chú ý kịp thời. Hiện nay số giáo viên tiến sỹ chuyên ngành kỹ thuật chưa có nhiều, nhà trường đang kêu gọi các giáo
35
viên trẻ tình nguyện tham gia nghiên cứu sinh ở cả trong nước và ngoài nước. Mong muốn của nhà trường là khoảng năm 2020 sẽ có 45% giáo viên có trình độ Tiến sỹ.
2.1.4.3. Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm
Do đặc thù của trường là đào tạo đa ngành nghề nên nguồn giáo viên tuyển vào từ rất nhiều trường khác nhau trong cả nước. Số giáo viên này đều chưa qua một trường lớp về đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Với yêu cầu là tất cả các giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 trong năm đầu tiên tuyển dụng vào nhà trường. Cho nên hàng năm nhà trường có liên kết với trường Đại học sư phạm mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm cho các giáo viên trên. Do vậy chỉ sau một năm trong quá trình tập sự các giáo viên đã phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Qua đó ta nhận thấy, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của trường là khá kịp thời. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng do nhà trường muốn nhanh chóng thanh toán chương trình bồi dưỡng này, cốt chỉ để lấy chứng chỉ, không muốn làm ảnh hưởng tới kế hoạch đào tạo của trường nên các lớp bồi dưỡng sư phạm có tình trạng rút ngắn thời gian và nội dung bồi dưỡng. Do vậy chất lượng bồi dưỡng sư phạm chưa cao, trình độ nghiệp vụ sư phạm của các giáo viên nói chung được nâng lên không đáng kể.
2.1.4.4. Công tác nghiên cứu khoa học
Coi công tác NCKH là một trong những nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học, đồng thời là một biện pháp để giáo viên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… nói riêng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên nhà trường chưa đặt công tác này thành một hoạt động KH trọng tâm của nhà trường.
Theo số liệu điều tra giáo viên trong Khoa Điện, Điện tử trong vòng 5 năm trở lại đây chỉ có ba giáo viên làm chủ nhiệm đề tài NCKH và 14 giáo viên tham gia.
Nói chung công tác NCKH ở trong trường, cũng như ở trong khoa Điện còn rất yếu.
Nhà trường hầu như rất ít tổ chức các hội thảo KH, thảo luận chuyên đề. Có chăng trong một năm học chỉ có một hoặc hai lần tổ chức báo cáo nghiệm thu đề tài NCKH. Chất lượng nghiên cứu khoa học chưa cao.
36