Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN KHOA ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT - HUNG

2.2.4. Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên

Năng lực sư phạm bao gồm năng lực dạy học (truyền đạt kiến thức trên lớp), năng lực giáo dục và năng lực tổ chức (sự cảm hóa thuyết phục).

Năng lực dạy học thể hiện trước hết ở khả năng đánh giá, chế biến tài liệu học tập một cáchsáng tạo khi soạn bài theo trình tự logic sư phạm, theo tài liệu chuyên môn phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

43

Năng lực còn thể hiện ở khả năng truyền đạt, sự kết hợp khéo léo giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tiến tiến.

Năng lực giáo dục được thể hiện ở khả năng nắm bắt được tâm lý học sinh, khả năng thuyết phục và cảm hóa các em, khả năng làm công tác quần chúng, khả năng sử dụng hợp lý các hình thức và phương pháp giáo dục mới. Để nhằm tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành cho học sinh lòng yêu nước nồng nàn, đạo đức trong sáng, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng và nghĩa vụ công dân, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập và trong lao động...

Năng lực tổ chức rất cần có ở người thầy vì dạy học bao gồm nhiều hoạt động của cả thầy và trò, nhiều công việc diễn ra cùng một lúc hay kế tiếp nhau theo một chương trình xác định và diễn ra không ngừng... Người giáo viên phải biết cách tổ chức quá trình dạy học một cách khoa học, hợp lý, tổ chức và hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập...

Người giáo viên ngày nay không chỉ còn là người truyền đạt kiến thức cho học sinh mà phải là người tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động nhận thức, giao tiếp, lao động, xã hội... của người học, nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học theo mục đích giáo dục.

Thầy giỏi thì trò mới giỏi, vì vậy đòi hỏi trước tiên là người thầy phải đạt trình độ chuẩn, nhất là trong thời kỳ đổi mới giáo dục như hiện nay. Tài năng sư phạm của người thầy là điều kiện “đủ” của nghề dạy học. Tài năng sư phạm không phải tự nhiên mà có, mà phải là một quá trình học tập và rèn luyện.

Đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử được tuyển dụng từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau như: Tốt nghiệp các trường sư phạm (Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên), các trường đại học kỹ thuật (Đại học Bách Khoa, Đại học Thái Nguyên, Học viện kỹ thuật Quân sự), trình độ cao đẳng và công nhân bậc cao...do vậy đội ngũ này không đồng đều về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Tổng hợp trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử trường ĐHCN Việt – Hung được thể hiện ở bảng 2.5 như sau:

44

Bảng 2.5. Trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên TT Trình độ sư phạm Số lượng giáo

viên 1 Thạc sỹ sư phạm KT 9

2 Đại học sư phạm KT 15 3 Cao đẳng sư phạm KT 1 4 Nghiệp vụ SP bậc 1 11 5 Nghiệp vụ SP bậc 2 0 6 Chưa được học nghiệp

vụ sư phạm 1

Nhận xét:

Qua bảng trên cho ta thấy đội ngũ giáo viên Khoa Điện, Điện tử được tuyển dụng từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau do vậy không đồng đều về trình độ chuyên môn tay nghề và nghiệp vụ sư phạm.

Các giáo viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trường sư phạm kỹ thuật được trang bị cơ bản về mặt kiến thức kỹ thuật, có năng lực sư phạm tốt nhưng kỹ năng thực hành nghề còn hạn chế, do các trường sư phạm còn thiếu điều kiện và thiết bị thực hành để đào tạo kỹ năng thực hành nghề có chất lượng.

45

Các giáo viên được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật nhìn chung có trình độ về mặt lý thuyết chuyên môn, nhưng kỹ năng thực hành nghề và năng lực sư phạm bị hạn chế, bởi lẽ việc thực tập tay nghềtrong các trường đại học, cao đẳng như hiện nay là rất ít không có chương trình đào đạo nghiệp vụ sư phạm.

Các giáo viên là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thường bị hạn chế về trình độ sư phạm và lý thuyết chuyên môn. Những giáo viên này khi dạy thường mang tính chất truyền nghề theo kinh nghiệm.

Để khắc phục sự khác biệt trên, đối với những người chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, hàng năm nhà trường kết hợp với các trường sư phạm (Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội.. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho số giáo viên tuyển mới và yêu cầu các giáo viên này phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trong năm đầu tiên thử việc. Do vậy hầu hết các giáo viên mới sau khi kết thúc một năm thử việc đều đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Việc nâng cao trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm. Do đó hàng năm nhà trường đều tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng phương pháp xây dựng nội dung chương trình môn học, phương pháp kiểm tra đánh giá... tổ chức hội giảng giáo viên giỏi cấp trường, và coi đây là một trong những nhiện vụ quan trọng của năm học.

Các kỳ hội giảng được tiến hành từ cấp khoa đến cấp trường đã thực sự nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhà trường trong thời gian qua,nhiều giáo viên trở thành giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và toàn quốc. Trong những năm gần đây nhà trường đã hỗ trợ cho giáo viên vay tiền để mua máy tính xách tay phục vụ cho công việc soạn giáo án điện tử và ứng dụng vào giảng dạy. Các giáo viên trẻ đã áp dụng các phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả, nhưng đa số các giáo viên chưa kết hợp nhuần nhuyễn được các phương pháp giảng dạy dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên khoa điện điện tử tại trường đại học công nghiệp việt hung (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)